Hiện nay chúng ta thường đi xét nghiệm máu để kiểm tra sức khỏe của bản thân. Có rất nhiều chỉ số trong xét nghiệm máu, trong đó có MCV. Vậy MCV là gì? Chúng ta hãy cùng theo dõi bài viết ngày hôm nay để tìm được câu trả lời cho mình nhé.
01/09/2020 | MCV là gì? Những điều bạn nên biết về chỉ số MCV trong xét nghiệm máu15/08/2020 | Đi xét nghiệm máu bệnh nhân cần lưu ý gì để kết quả chính xác?15/08/2020 | Xét nghiệm máu ở đâu có kết quả nhanh và chính xác nhất?15/08/2020 | Tìm hiểm các loại xét nghiệm máu cơ bản nhất hiện nay
1. MCV là gì?
Mean Corpuscular Volume là tên gọi trọn vẹn bằng tiếng anh của MCV. Đây được định nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu có trong máu của cơ thể con người. Khi đi xét nghiệm và ta có được con số MCV, con số này sẽ cho ta thấy được thể tích trung bình của hồng cầu. Hồng cầu là một trong những tế bào có trong máu người. Các hồng cầu này chứa các sắc tố màu đỏ, vì vậy mà máu chúng ta có màu đỏ.
Giúp bạn hiểu chỉ số MCV là gì trong xét nghiệm máu
Hồng huyết cầu cũng là một tên gọi khác của hồng cầu. Hồng cầu là một nhân tố góp vai trò quan trọng trong việc vận chuyển khí oxi. Hồng cầu sẽ vận chuyển khí oxi ở nơi xuất phát là từ phổi đến các mô. Bên cạnh đó hồng cầu cũng sẽ nhận khí CO2 từ các mô và đào thải nó ra ở phổi. Từ nhiệm vụ này của hồng cầu, có thể thấy được cơ thể chúng ta không thể thiếu đi hồng cầu.
2. Tìm hiểu sơ bộ về hồng cầu trong máu
Sau khi đã tìm hiểu về MCV là gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn mối quan hệ giữa máu và hồng cầu nhé! Máu của chúng ta bao gồm rất nhiều hồng cầu, con số có thể lên đến hàng triệu, tế bào hồng cầu. Hồng cầu được chứa bên trong các hệ tuần hoàn của các cơ thể sống. Nó giúp máu có màu đỏ, và mang trong mình chức năng vận chuyển oxy.
Hồng cầu có hình dạng tròn nhỏ, lõm đi ở hai bề mặt. Có được hình dạng này giúp cho hồng cầu có thể di chuyển di hoạt len lỏi qua các mạch máu kích thước nhỏ. Lớp màng bên ngoài của hồng cầu chứa các chất lipid, protein.
Bạn có hiểu rõ về hồng cầu trong máu hay không?
Chức năng cơ bản của hồng cầu là vận chuyển khí oxy từ nơi xuất phát điểm là phổi, từ đó lan ra các mô của cơ thể. Và cũng từ các mô tải lên khí CO2 về phổi và thải ra ngoài cơ thể.
Hồng cầu có tuổi đời trung bình không quá 120 ngày trở đi, ở lá lách hay gan đây sẽ là nơi hồng cầu “quá tuổi” sẽ bị tiêu hủy đi. Tủy xương sẽ là nơi gánh trách nhiệm sản sinh ra các “hồng cầu con”. Các “hồng cầu con” này dần dần sẽ đảm nhiệm vị trí của các hồng cầu trưởng thành duy trì lượng máu trong cơ thể.
Dưới một vài tính huống lâm sàng, cơ thể con người sẽ trở nên mệt mỏi và ủ rũ nếu thiếu đi lượng hồng cầu nhất định. Một số biểu hiện cụ thể như là tái xanh mặt, thiếu sức sống. Vì con người trong tình trạng này đang thiếu hụt lương oxi cần thiết.
3. Ý nghĩa của chỉ số MCV là gì?
Thông thường ở một người được coi là khỏe mạnh, bình thường, từ 80 – 100 femtoliter sẽ là một chỉ số MCV an toàn. Và sau đây chúng ta có một sự phân loại thông số MCV như sau:
3.1. Khi MCV thấp thì sẽ như thế nào?
Nếu như sau một cuộc xét nghiệm máu, sau đó bạn thấy được kết quả thông số MCV nhỏ hơn 80 fl. Điều này thường gặp khi cơ thể của bạn đang thiếu hụt một số lượng chất sắt cần thiết. Nhưng bên cạnh đó, không chỉ thiếu đi chất sắt như đã nói mà bạn có thể mắc phải một vài bệnh về máu như thiếu máu do tan máu di truyền Thalassemia, thiếu máu mạn tính,…
Ở trong khoảng thông số này, hồng cầu của bạn ở trong một hiện trạng bị co nhỏ lại. Ngoài ra, chúng ta sẽ thấy được thông số MCV thấp gặp ở những bệnh nhân suy thận mãn tính. Phụ nữ có thai cũng là một trường hợp không ngoại lệ, vì vậy cần phải bổ sung chất sắt. Do vậy, khi kết quả xét nghiệm cho thấy chỉ số MCV thấp thì bạn cần được bác sĩ y khoa tư vấn để loại trừ các nguyên nhân thiếu máu cấp tính, tìm ra nguyên nhân gây tình trạng này để bạn được điều trị đúng nguyên nhân.
Cải bó xôi chứa nhiều chất sắt, tốt cho người bị thiếu máu
Ngay bây giờ, nếu phát hiện mình đang thiếu hụt sắt thì hãy cung cấp thực phẩm giàu sắt. Có thể kể đến như những loại hải sản có vỏ như hàu, sò. Hay thực phẩm xanh như rau bó xôi cũng là một thực phẩm giàu sắt và cũng giàu vitamin. Còn có thịt, nội tạng thực vật,… quả thật là những thực phẩm vừa bổ dưỡng vừa có lượng sắt cao. Nhưng chúng ta hãy chú ý chế độ ăn phải vừa phải, đừng tiêu thụ quả nhiều lượng sắt.
3.2. Khi MCV cao thì sẽ như thế nào?
Ngược lại, nếu như cơ thể của bạn thông qua xét nghiệm nhận được kết quả MCV lớn hơn 100 fl. Thường gặp trong trường hợp bệnh nhân không cung cấp cho mình một lượng vừa đủ chất B12 hoặc axit folic hoặc bạn mắc bệnh lý về gan, nghiện rượu và trong 1 số bệnh lý tuyến giáp.
Thông qua chỉ số MCV cho ta biết điều gì?
Vậy thì làm cách nào chúng ta có thể cung cấp cho mình B12 và axit folic. Một cách đơn giản nhất, đó là chế độ sinh hoạt của chúng ta phải đều độ và phải tập luyện thể dục, thể thao. Bên cạnh đó có thể bổ sung các thực phẩm như ngũ cốc, cá, gan,… Nhưng tốt nhất là bạn nên được thăm khám bởi bác sĩ y khoa để được tìm nguyên nhân gốc rễ, điều trị theo nguyên nhân. Có như vậy thì chúng ta mới có thể căn bằng được chỉ số MCV trong máu.
4. Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm MCV là gì?
Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu là phần bao quát chung trong đó đã bao gồm xét nghiệm MCV. Đây là một xét nghiệm kiểm tra các thành phần không giống nhau trong máu của cơ thể. Vì vậy khi bạn đã có những chuẩn bị, bỏ công sức tiền của để tiến hành việc xét nghiệm. Thì chúng ta cũng nên nhận thức được đây là một việc quan trọng. Các chỉ số sau khi xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ tiến thêm một bước trong việc chẩn đoán chính xác hiện trạng của bạn. Từ đó họ sẽ có những định hướng cụ thể cho việc điều trị cho bệnh nhân.
Cần lưu ý gì khi đi xét nghiệm MCV?
Trước khi xét nghiệm công thức máu nói chung và xét nghiệm MCV nói riêng chúng ta nên theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
Nhưng vậy thông qua bài viết ngày hôm nay chúng ta đã có thể giải đáp được MCV là gì. Vậy thì ngay bây giờ bạn hãy lên kế hoạch đi khám định kỳ cho mình. Có như vậy thì bạn mới nắm rõ được tình hình sức khỏe của mình, cũng như chỉ số MCV. Từ đó cuộc sống của bạn mới trở nên được cải thiện và hạnh phúc.