YOY được dùng để so sánh các kết quả tài chính trong cùng một khoảng thời gian, từ đó nhận biết được tình hình hoạt động của công ty đang tăng trưởng hay có dấu hiệu giảm xuống. Vậy thực chất chỉ số YOY là gì? Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về khái niệm, cách tính, ý nghĩa, tại sao cần phải tính chỉ số YOY cũng như những ưu, nhược điểm của việc so sánh YOY. Hãy cùng soriaforcongress.com khám phá bài viết ngay nhé!
YOY là gì?
YOY là từ viết tắt của Year On Year. Đây là chỉ số dùng để so sánh các kết quả tài chính của một công ty, doanh nghiệp, một đơn vị hay toàn bộ nền kinh tế trong cùng một khoảng thời gian nhất định.
Hiện nay, chỉ số YOY được sử dụng ở hầu hết các lĩnh vực nhưng vẫn được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực tài chính chứng khoán. Hiểu rõ chỉ số này sẽ giúp ta biết được sự tăng trưởng hay đi xuống của một công ty, một tổ chức hay một quốc gia.
Cách tính yoy
Cách tính chỉ số YOY cũng vô cùng đơn giản, thậm chí bạn hoàn toàn không cần phải sử dụng máy tính cũng có thể tính toán. Các bước tính chỉ số YOY như sau:
- Bước 1: Lấy số liệu của năm nay trừ đi số liệu của năm ngoái. Việc tính toán số liệu này có thể giúp bạn đánh giá được công ty đang có sự tăng trưởng hay là giảm bớt.
- Bước 2: Lấy kết quả ở bước 1 chia cho số liệu của năm ngoái. Kết quả này cho thấy tốc độ tăng trưởng của năm nay so với năm ngoái.
- Bước 3: Lấy kết quả vừa tìm được quy đổi về tỷ lệ phần trăm. Đây chính là chỉ số YOY mà bạn cần tìm.
Để bạn đọc có cái nhìn thực tế hơn về công thức tính YOY, chúng tôi đưa ra một ví dụ cụ thể dưới đây:
Ví dụ: Một công ty có doanh thu năm ngoái là 130 tỷ đồng, doanh thu năm nay là 150 tỷ đồng. Chúng ta sẽ tính được chỉ số YOY theo 3 bước như sau:
- Bước 1: Doanh thu của công ty năm nay so với năm ngoái = 150 – 130 = 20 tỷ đồng
- Bước 2: Tốc độ tăng trưởng của doanh thu công ty năm nay so với năm ngoái là: 20 : 150 = 0,133
- Bước 3: Quy đổi về đơn vị % 0,133 = 13,3 %. Đây chính là chỉ số YOY của doanh thu công ty.
Ý nghĩa của year on year
Year on Year là một trong những chỉ số tài chính được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực trong đó có tài chính chứng khoán, bởi lẽ nó mang lại nhiều ý nghĩa cho các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:
- Việc so sánh chỉ số YOY qua các năm giúp nhà đầu tư nắm được tình hình kinh doanh của công ty ở hiện tại đang có xu hướng tăng trưởng hay giảm xuống.
- Đồng thời, thông qua việc phân tích chỉ số YOY, các nhà đầu tư cũng so sánh được kết quả tình hình hoạt động kinh doanh của công ty giữa 2 tháng cùng kỳ, 2 năm cùng kỳ hoặc giữa các tháng hoặc các năm với nhau.
- Trong quá trình tính toán và phân tích YOY, các nhà đầu tư cũng đánh giá được hiệu quả quá trình đầu tư của công ty, từ đó biết được tiềm năng phát triển trong tương lai.
Tóm lại, chỉ số YOY là chỉ số quan trọng giúp nhà đầu tư đánh giá được hiệu quả của quá trình đầu tư kinh doanh theo tháng, quý hoặc năm và đưa ra quyết định có nên tiếp tục đầu tư hay không.
Tại sao cần phải tính chỉ số YOY?
Chỉ số YOY giúp các nhà quản trị, nhà đầu tư tính toán được chính xác hiệu suất hoạt động của một công ty, doanh nghiệp khi loại bỏ đi sự tác động của các yếu tố khách quan, yếu tố thời vụ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh.
Kết quả hoạt động kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp được phản ánh thông qua 3 yếu tố chính đó là doanh thu, lợi nhuận, chỉ số tài chính. Những yếu tố này thay đổi theo từng chu kỳ, mùa vụ, có mùa cao điểm và có mùa thấp điểm.
Khi so sánh YOY trong cùng một khoảng thời gian, ví dụ doanh thu quý 1/2021 so với quý 1/2020 sẽ giúp bạn đưa ra được những quyết sách, hướng đi đúng đắn trong tương lai, giúp làm giảm đi sự ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ.
Ưu, nhược điểm của so sánh YOY
Tương tự như hầu hết các chỉ số tài chính khác thì YOY cũng tồn tại những ưu điểm và nhược điểm. Việc xác định ưu nhược điểm của chỉ số này giúp bạn sử dụng chỉ số này tốt hơn trong quá trình tính toán. Dưới đây, chúng tôi điểm qua một số ưu điểm và nhược điểm của YOY như sau:
Ưu điểm
- Chỉ số YOY đó là dễ dàng tính toán: Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy tính cầm tay hoặc tính nhẩm để tính chỉ số YOY một cách dễ dàng và nhanh chóng.
- Chỉ số YOY bỏ qua sự tác động của yếu tố thời vụ bởi nó tính toán các số liệu nằm trong cùng một khoảng thời gian.
- YOY lược bớt những biến động trong năm mà chỉ so sánh kết quả ròng. Khi tính toán chỉ số này, bạn không cần phải quan tâm nhiều đến quá trình mà chỉ cần chú trọng đến kết quả.
Nhược điểm
- Cung cấp lượng thông tin tương đối hạn chế, bạn chỉ biết đến kết quả, mức độ tăng trưởng của các số liệu mà không biết quá trình để đạt được số liệu đó ra sao, bị tác động bởi những yếu tố nào…
- Bên cạnh đó, trong trường hợp, công ty có số liệu tăng trưởng âm, kết quả tính toán là vô nghĩa.
- Kết quả được quan sát trong một khoảng thời gian nhất định, nó cung cấp quá nhiều ý nghĩa dẫn đến việc nhiễu thông tin.
- Khi bạn tính toán, so sánh chỉ số YOY theo từng năm, tức là bạn đã bỏ qua sự biến động của số liệu theo từng tháng và không biết những vấn đề đã phát sinh trong giai đoạn đó.
Kết luận
Như vậy là thông qua bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu những kiến thức cơ bản về YOY là gì, cách tính, ý nghĩa, tại sao cần phải tính chỉ số YOY và những ưu, nhược điểm của nó. Hy vọng rằng, bài viết đã cung cấp cho bạn một công cụ hữu ích để đánh giá tình hình kinh doanh thực tế của công ty. Tuy nhiên, YOY cũng tồn tại một số hạn chế, bạn đừng quên kết hợp thêm những chỉ số tài chính khác để có thể đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn nhất nhé.