Nếu bạn mới tìm hiểu về các hình thức quảng cáo trên Facebook chắc chắn sẽ phân vân không biết nên chọn gói quảng cáo CPC hay gói hiển thị CPM. Trong bài viết dưới đây, GCOADS sẽ giải thích chi tiết cho các bạn CPC và CPM là gì? Và cách sử dụng của hai hình thức này một cách chi tiết nhất nhé!
CPM là gì?
CPM (viết tắt của Cost Per 1,000 Impressions – giá của 1000 lượt hiển thị) là một trong những hình thức quảng cáo cơ bản của Google. Có thể hiểu đây chính là hình thức quảng cáo hiển thị. Người sử dụng sẽ phải đặt giá thầu cho 1000 lượt hiển thị đến khách hàng tiềm năng. Với hình thức quảng cáo này, bạn phải chọn vị trí thích hợp để đặt và trả tiền mỗi khi quảng cáo của bạn xuất hiện.
CPM bao nhiêu là tốt còn phụ thuộc vào mục đích cũng như ngành nghề các từ khóa của bạn. Bạn có thể tham khảo đồ thị dựa theo tiêu chuẩn ngành dưới đây:
CPC là gì?
CPC (Cost Per Click) là hình thức quảng cáo tính tiền dựa trên lượt nhấp chuột của người dùng. Điều này có nghĩa là một mẫu quảng cáo tới khách hàng nhưng lúc đó bạn vẫn chưa bị tính tiền và chỉ khi khách hàng click vào quảng cáo đó để dẫn về landing page thì bạn mới phải trả phí.
CPC cũng là mô hình quảng cáo kinh điển của Google. Và gần như Google chính là đơn vị duy nhất cung cấp hình thức quảng cáo này trên thị trường Việt Nam. Hiện nay trên thị trường có cả Cốc Cốc và Zalo cũng phát triển hình thức quảng cáo này nhưng lại sử dụng mã nguồn mở của Google. Và thực chất có thể coi họ là một đại lý của Google tại Việt Nam. Còn Zalo thì thị phần vẫn còn quá nhỏ chưa thể so sánh được.
Phân tích ưu nhược điểm của hai hình thức quảng cáo CPC và CPM
Mỗi một mô hình quảng cáo sẽ đều có ưu nhược điểm riêng. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn phân tích ưu và nhược điểm của hai hình thức quảng cáo CPC và CPM:
Ưu nhược điểm của hình thức quảng cáo CPC
So với hình thức quảng cáo CPM thì CPC được xem là mang đến nhiều lợi ích vượt trội hơn. Dưới đây sẽ là ưu điểm của quảng cáo CPC cho các bạn tham khảo:
- CPC là mô hình quảng cáo khá hiệu hiệu quả vì khách hàng click vào mới tính tiền. Như vậy sẽ đảm bảo được việc khách hàng đã tiếp cận được với quảng cáo của bạn. Và sản phẩm/dịch vụ của bạn đã đến được với khách hàng. Tỷ lệ chốt đơn lúc này sẽ cao hơn.
- CPC chính là hình thức quảng cáo giúp thu gọn tệp khách hàng mục tiêu của bạn tốt nhất. Với hình thức này, bạn sẽ tối ưu hóa được chi phí tiếp cận với khách hàng. Vì khách hàng nếu không có nhu cầu thì họ sẽ không click vào mẫu quảng cáo của bạn. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được tối đa chi phí.
- CPC đem đến hiệu quả quảng cáo tốt hơn. Vì mô hình quảng cáo này tiếp cận trực tiếp với người dùng đã có nhu cầu sẵn nên họ sẽ dễ mua hàng hơn, tỷ lệ chuyển đổi cao hơn so với CPM.
Dẫu mang nhiều ưu điểm thì hình thức quảng cáo CPC vẫn có một số nhược điểm nhỏ cần khắc phục như sau:
- Hình thức này rất dễ bị nạn click tặc. Nguyên nhân do quảng cáo này tính tiền bằng những lượt click của khách hàng. Do đó, đối thủ có thể cử đội ngũ nhân viên click vào mẫu quảng cáo của bạn và chơi xấu.
- Với hình thức quảng cáo CPC, những người cung cấp Google Adsense cũng sẽ tìm mọi cách kể cả dùng tool để click vào banner quảng cáo của bạn vì càng nhiều lượt click thì tiền họ kiếm được càng nhiều.
- Muốn quảng cáo CPC hiệu quả các bạn cần có landing page. Như vậy, các bạn cần phải đầu tư nội dung một cách kỹ càng mới mong đem đến hiệu quả.
- Số lượt tiếp cận của quảng cáo CPC sẽ ít hơn so với mô hình CPM. Nhưng vì mô hình này chỉ tập trung vào nhu cầu của khách hàng nên nó sẽ tốn kém hơn và lượt tiếp cận ít hơn.
- Doanh nghiệp sẽ khó tăng trưởng doanh thu vì chỉ tiếp cận được một nhóm nhỏ khách hàng tiềm năng. Như vậy, doanh thu sẽ không có gì đột phá.
Ưu nhược điểm của hình thức quảng cáo CPM
Hình thức quảng cáo CPM này rất được ưa chuộng vì có thể mang đến những ưu điểm sau đây:
- CPM là hình thức quảng cáo rất dễ sử dụng. Bạn không cần là người học chuyên ngành marketing vẫn có thể thực hiện quảng cáo này. Việc của bạn sẽ chỉ là đăng ký đặt quảng cáo còn lại các việc khác như tìm kiếm website để quảng cáo, thống kê thu nhập hay thanh toán tiền…sẽ đều do hệ thống cung cấp.
- CPM có thể đặt bất cứ đâu, bất cứ trang website hay blog nào có trên thị trường hiện nay.
Tuy nhiên, hình thức quảng cáo này vẫn mang đến những nhược điểm chưa được khắc phục đó là:
- Đây là hình thức quảng cáo tính tiền dựa trên lượt hiển thị. Nên nếu quảng cáo xuất hiện ở các website hay blog có ít lượt truy cập thì sẽ không hiệu quả. Mức độ tiếp cận của quảng cáo sẽ giảm đi.
- Với quảng cáo CPM các bạn sẽ chỉ được phép hiển thị quảng cáo chứ không thể biết được người dùng có vào xem quảng cáo của mình hay không. Nhiều khi khách hàng không xem quảng cáo nhưng chỉ cần hiển thị là bạn vẫn bị tính phí.
Khi nào nên sử dụng quảng cáo CPC và CPM?
Sau khi phân tích được ưu nhược điểm của hai mô hình quảng cáo CPC và CPM sẽ giúp cho các bạn có quyết định lựa chọn cho phù hợp. Trên thực tế, các bạn nên dựa vào mục tiêu của doanh nghiệp để lựa chọn cho mình hình thức tốt nhất. Theo đó:
- Khi doanh nghiệp cần có doanh số ngay để duy trì dòng tiền nuôi sống hoạt động sản xuất và kinh doanh thì hình thức quảng cáo CPC sẽ rất thích hợp.
- Khi doanh nghiệp muốn gia tăng lượt tiếp cận và giới thiệu về sản phẩm/dịch vụ mới thì mô hình quảng cáo CPM sẽ là lựa chọn thích hợp nhất.
- Nếu mục tiêu của bạn là tỷ lệ chuyển đổi biến người dùng thành khách hàng tiềm năng thì quảng cáo CPC sẽ là lựa chọn tuyệt vời.
- Trong khi đó CPM lại rất thích hợp khi doanh nghiệp có một sản phẩm/dịch vụ hot trend có thể tạo sự bùng nổ về doanh số. CPM sẽ giúp cho sản phẩm/dịch vụ mới của doanh nghiệp tiếp cận được với lượng lớn khách hàng hơn. Từ đó giúp cho doanh nghiệp có thể gia tăng doanh thu từ lượng khách hàng tiềm năng.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã giúp các bạn biết được khái niệm CPC và CPM cũng như cách phân biệt ưu nhược điểm của hai hình thức quảng cáo này với nhau. CPC và CPM đều mang đến những lợi ích riêng cho doanh nghiệp. Tùy vào nhu cầu và mức chi phí đưa ra mà các bạn có thể lựa chọn cho mình một hình thức quảng cáo phù hợp nhất.
Nếu các bạn muốn tư vấn chi tiết lựa chọn hình thức quảng cáo nào cho chiến dịch truyền thông của mình, hãy liên hệ ngay với số hotline của GCOADS để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ kịp thời nhé!