EAA là một cái tên đang được nhiều người đặc biệt là Gymer nhắc đến nhiều nhất hiện nay. Vậy EAA là gì mà “hot” vậy? Bài viết sau đây sẽ bật mí cho bạn 5 điều bạn chưa biết về EAA, giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn và có được kiến thức cơ bản nhất về EAA.
1. EAA là gì?
EAA là viết tắt của Essential Amino Acids là một phiên bản nâng cấp của BCAA, chứa 9 loại amino acid thiết yếu bao gồm cả BCAA.
Amino axit chính là thành phần cấu tạo nên Protein trong cơ thể, cấu tạo nên cơ thể sống và có vai trò rất quan trọng trong quá trình trao đổi chất của tế bào.
Protein được cấu tạo từ 22 loại amino acid khác nhau trong đó có 13 loại là cơ thể có thể tự tổng hợp được còn 9 loại cơ thể không tự tổng hợp được gọi là EAA. Do cơ thể không tự tổng hợp được nên các axit amin thiết yếu này cần phải bổ sung thường xuyên qua việc ăn uống các thực phẩm từ tự nhiên và dùng thêm thực phẩm bổ sung.
2. Thành phần trong EAA
EAA bao gồm 9 loại amino acid thiết yếu sau: Leucine, Isoleucine, Valine, Tryptophan, Histidine, Threonine, Methionine, Lysine, Phenylalanine.
2.1. Phenylalanine
Đây là axit amin thiết yếu không phân cực do nhánh Benzyl có tính kị nước, có tính năng chống trầm cảm, giảm đau và có vai trò rất quan trọng trong cấu trúc, chức năng của protein và enzyme.
2.2. Valine
Đây là một trong 3 axit amin dạng chuỗi, giúp kích thích cơ bắp, tái tạo cơ bắp bị tổn thương. Đồng thời, Valine còn giúp cải thiện chứng hồi hộp, mất ngủ và giúp điều hòa hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Amino Acid Valine đã được chứng minh là có tác dụng tốt trong việc giảm bớt các rối loạn cơ bắp, phục hồi các mô cơ, tăng sức bền trong quá trình tập luyện nên được sử dụng nhiều trong lĩnh vực thể hình, thể dục thể thao.
2.3. Threonine
Axit amin này là một thành phần chính của các protein cấu trúc như Collagen và các sợi Elastin cấu tạo nên da và các mô dưới da. Ngoài ra, Threonine cũng đóng vai trò trong chuyển hóa chất béo và nâng cao chức năng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Amino Acid Threonine thường được sử dụng trong việc điều trị các chứng rối loạn hệ thần kinh khác nhau như co cứng cột sống, đa xơ cứng.
2.4. Tryptophan
Amino Acid Tryptophan có nguồn gốc từ thực vật và cần thiết cho quá trình sinh tỏng hợp protein. Sau khi được tiêu thụ thì Tryptophan sẽ được chuyển hóa thành 4 chất sau: Serotonin, Melatonin, Kynurenine và Vitamin Niacin. Trong đó Serotonin có chức năng điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng của bạn.
Amino axit này rất cần thiết trong việc duy trì sự cân bằng nitơ ở mức độ phù hợp.
2.5. Methionine
Axit amin này được tìm thấy trong sữa, thịt, cá, trứng và đóng vai trò rất quan trọng trong nhiều chức năng của tế bào.
Methionine ngăn ngừa tổn thương gan trong trường hợp bị ngộ độc Paracatamol, đồng thời nó cũng giúp tăng acid nước tiểu, điều trị rối loạn gan, cải thiện vết thương và đóng vai trò lớn trong việc phát triển các mô giúp cơ thể hấp thu kẽm và selen tốt hơn.
2.6. Leucine
Leucine là một axit amin chuỗi nhánh quan trong nhất trong BCAA, giúp tổng hợp protein, phục hồi cơ bắp bị tổn thương. Bên cạnh đó, Leucine còn giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, kích thích chữa lành các tổn thương bên ngoài da và tham gia vào quá trình sản xuất Hormone tăng trưởng.
2.7. Isoleucine
Đây là amino acid cuối cùng trong BCAA – nhóm bộ 3 axit amin dạng chuỗi. Isoleucine tập trung nhiều ở các mô cơ giúp chuyển hóa cơ bắp và sản xuất huyết sắc tố.
2.8. Lysine
Đây là một axit amin giúp cơ thể phát triển toàn diện, vận chuyển chất béo qua các tế bào để đốt cháy năng lượng. Ngoài ra nó cũng tham gia vào quá trình sản xuất Collagen, Elastin, Hormone và Enzyme giúp hấp thụ canxi tốt.
L – lysine là dạng mà cơ thể có thể hấp thụ và được tìm thấy trong thực phẩm tự nhiên như: thịt bò, thịt gà, trứng, đậu trắng, … hoặc trong các thực phẩm bổ sung.
2.9. Histidine
Đây là một axit amin cần thiết cho sự phát triển, hình thành tế bào máu và quá trình sửa chữa các mô cơ. Ngoài ra, Histidine còn tham gia vào quá trình sản xuất Histamine – một chất dẫn truyền thần kinh quan trọng đối với hệ miễn dịch và khả năng tiêu hóa.
3. Tác dụng của EAA
3.1. Cải thiện hiệu suất luyện tập
EAA bao gồm cả BCAA – bộ 3 amino acid giúp cải thiện hiệu suất luyện tập, hỗ trợ phục hồi cơ bắp bị tổn thương trong quá trình tập luyện nhanh hơn và giảm bớt mệt mỏi cho người dùng.
3.2. Cải thiện tâm trạng và giấc ngủ
EAA bao gồm Tryptophan là tiền thân của Serotonin – một chất quan trọng trong việc điều chỉnh giấc ngủ và tâm trạng của con người, cải thiện chứng mất ngủ, hồi hộp hay lo lắng.
3.3. EAA rất tốt cho người bị bệnh gan, gout, thận
Có thể nói EAA được sinh ra là để dành riêng cho những người bị gout, tốt cho người bị yếu thận hoặc bệnh thận vì nó hoàn toàn không có chứa Purin. EAA là các amin dạng free form cho nên cũng rất tốt cho gan.
3.4. Ngăn ngừa tình trạng mất cơ bắp
Khi cơ thể ít vận động, không tập trong một thời gian dài sẽ khiến các cơ bắp bị chùng nhão. Việc bổ sung đầy đủ axit amin cho cơ thể sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất cơ bắp và bảo toàn khối lượng cơ.
3.5. Phục hồi cơ bắp
Trong EAA có chứa BCAA – bộ 3 axit amin mạch nhánh là Leucine, Isoleucine và Valine giúp sửa chữa, phục hồi cơ bắp bị tổn thương trong quá trình tập luyện, ngăn chặn tình trạng dị hóa cơ bắp đưa cơ bắp về trạng thái đồng hóa.
4. Cách sử dụng EAA
EAA có thể uống vào bất kì thời gian nào bạn muốn. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để bổ sung EAA chính là buổi sang sau khi thức dậy; trước, trong và sau khi tập.
5. EAA có ở đâu?
Chúng ta có thể dễ dàng bổ sung EAA bằng một chế độ ăn giàu protein từ các loại thực phẩm như: thịt, trứng, đậu, các loại hạt (quinoa, buckwheat, …), các loại hải sản, …
Ngoài ra, bạn cũng có thể bổ sung thêm EAA từ thực phẩm bổ sung EAA Hydration của hãng Nutrex. Hoặc xem thêm tất cả các sản phẩm bổ sung EAA từ WheyStore Tại đây!
Vừa rồi, wheystore vừa cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết về EAA, hi vọng bài viết sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về nó.