Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh. Tùy bút vừa có phần văn học vừa có chất báo chí. Chất văn thường thể hiện ở những cảm xúc, suy tư có khi sâu sắc, đa nghĩa, có khi lãng mạn, bay bổng. Chất văn còn được thể hiện ở sự chọn lọc, trau chuốt từ ngữ, câu văn một cách kĩ lưỡng,, tinh tế của người cầm bút, Chất b 2000 áo chí lại thể hiện ở tính cập nhật, khả năng phản ánh nhanh, tức thì những gì đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Sự việc và con người trong tùy bút thường là có thật và là cái “có? để tác giả bộc lộ suy ngẫm. Mạch xuyên suốt trong mỗi bài tùy bút là tư tưởng, cảm xúc của người viết.
Tùy bút là một thể thuộc loại hình kí, dùng để ghi chép những gì mà người khác quan sát và suy ngẫm về cuộc sống và con người xung quanh. Tùy bút vừa có phần văn học vừa có chất báo chí. Chất văn thường thể hiện ở những cảm xúc, suy tư có khi sâu sắc, đa nghĩa, có khi lãng mạn, bay bổng. Chất văn còn được thể hiện ở sự chọn lọc, trau chuốt từ ngữ, câu văn một cách kĩ lưỡng,, tinh tế của người cầm bút, Chất báo chí lại thể hiện ở tính cập nhật, khả năng phản ánh nhanh, tức thì những gì đang diễn ra trong cuộc sống xã hội. Sự việc và con người trong tùy bút thường là có thật và là cái “có? để tác giả bộc lộ suy ngẫm. Mạch xuyên suốt trong mỗi bài tùy bút là tư tưởng, cảm xúc của người viết.
Chẳng hạn, tùy bút Một thứ quà của lúa non: Cốm của nhà văn Thạch Lam (Ngữ băn 7), nhân chuyện cốm nhà văn thể hiện rất nhiều tình cảm, suy ngẫm của nhà văn đối với những thức quà quý, giản dị nhưng thanh cao. Từ một thức quà nhỏ mọn như vậy, nhưng nhà văn đã khơi gợi ra biết bao ý nghĩa, bài học sâu sắc dành cho người đọc. Đó là ý thức trân trọng những gì dường như bé nhỏ nhưng kì thực thật qúy giá mà thiên nhiên, trời đất đã ban tặng cho con người, tinh thần giữ gìn bản sắc dân tộc trong cách ăn uống của dân ta… Từ chuyện về cốn mà nhà văn khiến người đọc liên tưởng đến biết bao chuyện lớn khác trên cuộc đời này. Khả năng hàm ẩn, lấp lánh nhiều lớp nghĩa nói lên chất văn học của thể loại tùy bút chính là ở đó.
Bút kí cũng là một thể của loại hình kí. Nếu như tùy bút nghiêng về tính trữ tình thể hiện tình cảm của người viết thì bút kí nghiêng về ghi chép, phản ánh hiện thực. Tuy nhiên, đối với một bút kí, người đọc nên quan tâm đến cả hai yếu tố cơ bản: hiện thực khách quan được ghi chép trong một bài hồi kí và tư tưởng, tình cảm, hình ảnh chủ quan của nhà văn. Chẳng hạn, trong bút kí Cô Tô của Nguyễn Tuân (Ngữ văn 6, tập hai), nếu chỉ chú ýđến bức tranh thiên nhiên biển đâo thì ta mới cảm được một nửa của sự thú vị. Còn phải thấy dược đằng sau bức tranh thiên nhiên kì thú ấy hình tượng một nhà văn luôn đam mê, say sưa với việc khám phá vẻ đẹp. Đó chính là nhà văn Nguyễn Tuân được thể hiện đằng sau từng câu chữ văn chương. Từ đó chúng ta sẽ hiểu thêm được những gì Nguyễn Tuân đã viết trong tùy bút Người lái đò sông Đà và truyện ngắn Chữ người tử tù và nhiều tác phẩm văn học khác.