SIÊU KHÁNG NGUYÊN
Thông thường khi hệ thống miễn dịch gặp một kháng nguyên phụ thuộc vào T, chỉ một phần nhỏ (1 trong 104 -105) quần thể tế bào T có thể nhận biết các kháng nguyên và trở nên hoạt hóa (đáp ứng đơn dòng/oligoclonal). Tuy nhiên, có một số kháng nguyên hoạt hóa đa dòng phần lớn các tế bào T (lên đến 25%). Các kháng nguyên đó được gọi là siêu kháng nguyên (Hình 5).
Ví dụ về các siêu kháng nguyên bao gồm: độc tố tụ cầu (ngộ độc thực phẩm), độc tố tụ cầu gây sốc (hội chứng sốc nhiễm độc), độc tố tụ cầu tróc tế bào chết (hội chứng gây bỏng da) và ngoại độc tố liên cầu khuẩn gây sốt (sốc). Mặc dù các siêu kháng nguyên vi khuẩn được nghiên cứu nhiều nhất, nhưng cũng có siêu kháng nguyên của virút và vi sinh vật khác.
Các bệnh liên quan đến phơi nhiễm với siêu kháng nguyên, một phần do siêu kháng nguyên hoạt hóa hệ thống miễn dịch và sau đó giải phóng các cytokin có hoạt tính sinh học bởi tế bào T hoạt hóa.
QUYẾT ĐỊNH KHÁNG NGUYÊN ĐƯỢC NHẬN BIÉT BỞI HỆ MIỄN DỊCH KHÔNG ĐẶC HIỆU
Các quyết định kháng nguyên được nhận biết bởi các thành phần của hệ thống miễn dịch tự nhiên (không đặc hiệu) khác với nhận biết kháng nguyên bởi hệ thống miễn dịch thu được (đặc hiệu). Kháng thể, và các thụ thể các tế bào B và T nhận biết quyết định riêng rẽ và thể hiện một độ đặc hiệu cao, cho phép hệ thống miễn dịch thu được nhận biết và phản ứng với một tác nhân gây bệnh đặc hiệu. Ngược lại, các thành phần của hệ miễn dịch tự nhiên nhận biết nhiều kiểu phân tử có trong mầm bệnh nhưng không có trong cơ thể chủ. Vì vậy, chúng thiếu độ đặc hiệu cao như trong hệ thống miễn dịch thu được. Các kiểu phân tử được nhận biết bởi hệ thống miễn dịch tự nhiên được gọi là PAMPS (tác nhân gây bệnh liên quan đến phân tử kiểu mẫu) và các thụ thể cho PAMPS được gọi là PRRS (thụ thể nhận biết kiểu mẫu). Một PRR đặc biệt có thể nhận ra một kiểu phân tử có thể có mặt trên một số tác nhân gây bệnh khác nhau cho phép các thụ thể nhận ra một loạt các tác nhân gây bệnh khác nhau. Ví dụ về một số PAMPs và PRRs được minh họa trong Bảng 1
Bảng 1. Ví dụ các tác nhân gây bệnh liên quan đến các kiểu phân tử và thụ thể của chúng PAMP PRR Hậu quả sinh học của sự tương tác Các yếu tố thành tế bào vi khuẩn Bổ thể Opsonin hóa, Hoạt hóa bổ thể Các cacbohydrat chứa mannose Protein gắn mannose Opsonin hóa, Hoạt hóa bổ thể Polyanions Các thụ thể Scavenger Thực bào Lipoprotein của vi khuẩn Gram + Thành phần thành tế bào nấm men TLR-2 (thủ thể giống Toll 2) Hoạt hóa đại thực bào, Tiết các cytokin gây viêm RNA chuỗi đôi TLR-3 Sản xuất Interferon (chống virut) Lipopolysaccharid của vi khuẩn Gram âm TLR-4 Hoạt hóa đại thực bào, Tiết các cytokin gây viêm Flagellin (flagella của vi khuẩn) TLR-5 Hoạt hóa đại thực bào, Tiết các cytokin gây viêm RNA chuỗi đơn giàu U TLR-7 Sản xuất Interferon (chống virut) DNA có CpG TLR-9 Hoạt hóa đại thực bào, Tiết các cytokin gây viêm