Khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng là gì? Cùng Xây dựng Hoà Bình đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây!
1. Khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng là gì?
Khẩu độ nhà xưởng là chiều rộng của nhà xưởng đó. Hay có thể hiểu theo một khái niệm mới nhất hiện nay thì khẩu độ nhà xưởng đó chính là khoảng cách từ mép cột bên này đến mép cột kia. Tùy vào diện tích, khuôn viên của mỗi mảnh đất khác nhau sẽ có những khẩu độ khác nhau như : 25m, 30m, 50m…
2. Một số khái niệm khác về khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng
Hiện tại có một số khái niệm khác về khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng
Khẩu độ cống được hiểu là khoảng cách tối đa theo phương ngang nằm phía bên trong ống cống.
Khẩu độ nhịp của cầu là chiều dài của tất cả 1 nhịp cầu.
Khẩu độ tính toán kết cấu nhịp của cầu bằng k/c 2 tim gối của 1 nhịp cầu.
Khẩu độ thoát nước là khoảng cách giữa mép trong của hai mô cầu trừ đi chiều rộng các trụ.
Khẩu độ thông thuyền là chiều rộng của nhịp thông thuyền trong cầu.
3. Các bộ phận chính trong kết cấu nhà xưởng
Phần ngầm là một trong những bộ phận chính trong kết cấu nhà xưởng
Phần ngầm: kết cấu móng chủ yếu sử dụng loại móng đơn, tùy theo điều kiện địa chất có thể sử dụng móng nông hoặc sâu;
Phần thân: cột, dầm cầu trục, hệ giằng cột, hệ cột sườn tường;
Phần mái: dàn mái (dàn vì kèo), dầm mái, hệ giằng mái, hệ kết cấu cửa mái, hệ xà gồ (đối với mái nhẹ);
Kết cấu khung ngang: là kết cấu chịu lực chính bao gồm các bộ phận móng, cột, dầm xà hoặc dàn vì kèo
4. Cách bố trí hệ lưới cột là tìm kích thước hợp lý giữa các cột theo hai phương
Phương ngang nhà gọi là nhịp khung ký hiệu là L. Nhịp L thường được chọn theo mô đun là 6m: L=12; 18; 24; (27); 30; (33); 36m.
Trong các trường hợp cần thiết, mặt bằng nhà được chia thành các khối nhiệt độ theo phương dọc và ngang được tạo bởi các khe nhiệt độ.
Phương dọc nhà gọi là bước cột ký hiệu là B. Bước cột B thường gặp B=6; 12m.
Đối với nhà mái nặng có nhịp L>30m, chiều cao nhà H>15m, sức trục Q>30T thì sử dụng bước cột B=12m là hợp lý. Khi các thông số trên nhỏ hơn thì dùng bước cột B=6m kinh tế hơn.
Đối với nhà mái nhẹ, bước B có thể chọn trong khoảng từ 6m÷9m
Khi nhà có kích thước mặt bằng lớn, khi có sự thay đổi về nhiệt độ, trong các thành phần kết cấu có thể xuất hiện thêm các ứng suất phụ gây tác dụng không có lợi cho kết cấu.
Trong các trường hợp cần thiết, mặt bằng nhà được chia thành các khối nhiệt độ theo phương dọc và ngang được tạo bởi các khe nhiệt độ. Khoảng cách giữa các khe nhiệt độ không quá 200m.
Tại vị trí khe nhiệt độ, bố trí hai khung đứng cạnh nhau có trục lui về hai phía của trục định vị 500mm.
5. Một số thuật ngữ khác trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng
Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép.
Thuật ngữ bước cột: Là khoảng cách 2 cột theo chiều dọc của nhà xưởng.
Chiều cao của ngôi nhà: được xem là chiều cao cột biên. Chiều cao này được tính từ dưới đất lên tới mép mát.
Độ dốc mái: Hiện nay đa phần các kiến trúc sư tại Việt Nam hay chọn độ dốc mái từ 10 – 30%.
Tải trọng của nền: bao gồm xe chở hàng bên trong nhà xưởng và các tải máy móc thiết bị khác.
Tải trọng của mái: Tải trọng mái bao gồm tải mái tôn, hệ cầu trục, thông gió,…
Kết cấu thép là kết cấu chịu lực của các công trình xây dựng được thiết kế và cấu tạo bởi thép. Đây là loại kết cấu được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, khẩu độ nhà xưởng là gì, đặc biệt là trong các công trình xây dựng có quy mô lớn (nhà thép tiền chế) bởi những đặc tính hữu ích của thép.
Những thông tin về khẩu độ trong xây dựng nhà xưởng trên đây hy vọng sẽ cung cấp cho độc giả những kiến thức cần thiết khi tiến hành xây dựng nhà xưởng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với Xây dựng Hoà Bình để được giải đáp cũng như tư vấn các dịch vụ xây dựng tốt nhất:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG HÒA BÌNH
Trụ sở chính tại TP.HCM
Tòa nhà Pax Sky, 123 Nguyễn Đình Chiểu, Phường 6, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 028. 3932 5030 hoặc 028. 3930 2097
Email: info@hbcg.vn