Học ngành Bất động sản ra trường làm gì? Ngành Bất động sản học khối nào? Ngành Bất động sản học trường nào? Ngành bất Động sản lương bao nhiêu? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn học sinh và phụ huynh đang quan tâm đến ngành học này đặt ra. Bất động sản được xem là một trong những ngành học thú vị, đầy triển vọng trong tương lai và nhận được rất nhiều nguyện vọng từ các bạn học sinh.
Trong bài viết dưới đây, Glints sẽ chia sẻ cho bạn chi tiết hơn về ngành học này, cũng như giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến triển vọng nghề nghiệp ngành Bất động sản.
Ngành Bất động sản là gì?
Ngành Bất động sản là ngành học thuộc nhóm ngành Kinh doanh. Sinh viên theo học ngành này, sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về kinh tế, tài chính, luật, kiến thức chuyên môn về môi giới, kinh doanh, đầu tư và quản lý bất động sản.
Ngành Bất động sản học khối nào?
Thí sinh yêu thích ngành học Bất động sản có thể xét tuyển các khối thi như sau:
- A00: Toán, Lý, Hóa
- A01: Toán, Lý, Anh
- D01: Toán, Văn, Anh
- C15: Toán, Văn, Khoa học xã hội
Đối với phương thức tuyển sinh, tùy vào trường Cao đẳng/Đại học sẽ có hình thức tuyển sinh khác nhau. Về cơ bản, hiện nay, có 3 phương thức tuyển sinh phổ biến bao gồm:
- Xét tuyển theo kết quả thi THPT Quốc gia
- Xét tuyển theo tổ hợp 3 môn của học kỳ I lớp 12
- Xét tuyển bằng điểm học bạ 3 năm THPT
Các trường đào tạo ngành Bất động sản
Ngành Bất động sản học trường nào? Dưới đây là một vài gợi ý các trường đào tạo ngành Bất động sản uy tín mà bạn có thể lựa chọn:
- Ngành Bất động sản: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Ngành Bất động sản: Trường Đại học Nông lâm Huế
- Ngành bất động sản trường Đại học Tài chính — Marketing: Trường Đại học Tài chính – Marketing
- Ngành bất động sản: Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
Tốt nghiệp với bằng cấp chuyên nghiệp và kinh nghiệm bổ ích, bạn sẽ có cơ hội làm việc tại các công ty bất động sản uy tín nhất và các cơ sở khác.
Học ngành bất động sản ra trường làm gì?
Học ngành Bất động sản ra trường làm gì? Đây là câu hỏi được nhiều bạn trẻ đang tìm hiểu về ngành học này thắc mắc. Dưới đây là 4 nghề nghiệp phổ biến nhất dành cho sinh viên theo học ngành Bất động sản.
Nhân viên kinh doanh bất động sản
Nhân viên kinh doanh Bất động sản là người tìm kiếm, cầu nối giữa khách hàng và sản phẩm bất động sản đang được bán. Họ thường là một nhân viên ký hợp đồng tại một công ty môi giới hoặc một sàn BĐS.
Tại Việt Nam, nhân viên kinh doanh bất động sản thường được định nghĩa khá mờ nhạt, thông thường họ sẽ đảm nhận thêm vai trò của một môi giới bất động sản.
Đọc thêm: Nhân viên kinh doanh bất động sản là gì? Lương nhiều không?
Chuyên viên thẩm định giá trị bất động sản
Chuyên viên thẩm định giá bất động sản là người chịu trách nhiệm thực các công việc đánh giá lại giá trị hiện có của tài sản. Đây là một nghề vô cùng quan trọng, bởi tài chính là một thước đo để các tổ chức phát triển và các chuyên viên thẩm định giá là người định giá cho doanh nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu tuyển dụng nhân sự nghề nghiệp này khá cao, do mức độ khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng.
Acquisitions Analyst: Chuyên viên phân tích mua lại
Acquisitions Analyst là người chịu trách nghiệm phân tích các khoản đầu tư tiềm năng mới cho các công ty bất động sản. Họ sử dụng các mô hình phức tạp để đánh giá những cơ hội mới, thực hiện nghiên cứu thị trường, thương lượng và trình bày những thông tin này đến hội đồng đầu tư.
Sử dụng thành thạo Excel và khung ARGUS để phân tích đầu tư và trang bị kiến thức bất động sản nâng cao là những yếu tố quan trọng mà một chuyên viên phân tích mua lại cần phải có.
Asset manager: Quản lý tài sản
Công việc của một asset manager là tối đa hóa giá trị tài sản và lợi nhuận đầu tư. Trách nhiệm chính của họ là nghiên cứu thị trường, phân tích dữ liệu và dự đoán doanh thu. Công việc này cũng đòi hỏi phải giảm chi tiêu, tìm kiếm các nguồn của doanh thu và giảm thiểu trách nhiệm pháp lý và rủi ro.
Leasing Agent: Đại lý cho thuê
Họ là người cho thuê bất động sản hoặc tư vấn cho thuê. Công việc của họ là tìm kiếm khách hàng thuê phù hợp với bất động sản, trong đó bao gồm việc xem tài sản, các điều khoản trong hợp đồng, đăng ký và gia hạn hợp đồng.
Mortgage Broker: Môi giới thế chấp
Các chuyên gia kinh tế thường tham gia vào thị trường bất động sản giống như một môi giới thế chấp. Họ là người đứng giữa khách hàng và người cho vay tiềm năng.
Công việc của họ là phân tích các khoản vay thế chấp từ các ngân hàng khác nhau và đưa ra lời khuyên cho khách hàng về khả năng vay vốn, các yêu cầu, lãi suất và các khoản để xác định lựa chọn phù hợp nhất cho khách hàng.
Họ được cấp giấy phép chuyên gia – người thực hiện phần lớn các công việc lặt vặt cho người mua trong một thời gian ngắn. Sau khi đã lựa chọn người vay phù hợp, môi giới thế chấp tiếp tục làm việc với ngân hàng và đại lý của bạn cho đến ngày kết thúc khoản vay.
Đọc thêm: Có nên làm nhân viên kinh doanh Bất động sản?
Tổng quan mức lương ngành Bất động sản
Lương ngành Bất động sản cao không? Ngành bất động sản lương bao nhiêu? Chắc hẳn đây là một câu hỏi được rất nhiều người quan tâm.
Theo báo cáo Vietnam salary guide 2022 của PERSOLKELLY Vietnam cho biết, mức lương cao nhất của ngành Xây dựng – Bất động sản là 30.000 USD/tháng tương đương gần 700 triệu đồng trên tháng.
Mảng phát triển bất động sản:
- Executive: Mức lương của Tổng Giám đốc với 15+ năm kinh nghiệm tại Hồ Chí Minh từ 15.000 – 30.000 USD/tháng.
- Sales và Marketing: Mức lương của trưởng bộ phận với 10+ năm kinh nghiệm tại Hồ Chí Minh từ 7.000 – 10.000 USD/tháng; tại Hà Nội từ 3.500 – 7.000 USD/tháng.
- Quản lý và phát triển dự án: Mức lương của giám đốc dự án với 15+ năm kinh nghiệm tại Hồ Chí Minh từ 10.000 – 15.000 USD/tháng; tại Hà Nội từ 5.000 – 10.000 USD/tháng.
- Bất động sản công nghiệp: Mức lương của Tổng giám đốc với 10+ năm kinh nghiệm tại Hà Nội từ 5.000 – 8.000 USD/tháng.
Mảng dịch vụ bất động sản: Mức lương cao nhất thuộc về vị trí giám đốc dự án với 10+ năm kinh nghiệm tại Hà Nội và Hồ Chí Minh là 10.000 USD/tháng.
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về cơ hội việc làm dành cho sinh viên theo học ngành Bất động sản mà Glints muốn gửi đến bạn. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn giải đáp những câu hỏi liên quan đến chủ đề “Học ngành Bất động sản ra trường làm gì?”.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints hỗ trợ giải đáp nhé.
Tác Giả