Data visualization là gì và tại sao chúng ta nên dùng chúng? Về cơ bản, đây là công cụ này giúp chúng ta vẽ được một bức tranh trực quan hơn về các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Bài viết này sẽ phù hợp cho những người mới biết đến data visualization, dưới đây là tất cả những gì bạn cần biết về trực quan hóa dữ liệu, cũng như cách áp dụng nó vào doanh nghiệp của bạn.Bạn đang xem: Visualize là gìBạn đang xem: Visualize là gì
Data visualization là gì?
Visualization nghĩa là sự hình dung, sự mường tượng.
Vậy Data visualization – Trực quan hóa dữ liệu là thể hiện dữ liệu thành các dạng đồ họa như là đồ thị, biểu đồ hay sử dụng các phương pháp, công cụ khác nhau để trực quan hóa và minh họa dữ liệu được tốt nhất. Mục đích là biến các nguồn dữ liệu thành những thông tin được thể hiện một cách trực quan, dễ quan sát, dễ hiểu, để truyền đạt rõ ràng những hiểu biết đầy đủ (insights) từ dữ liệu đến người xem, người đọc.
Các dạng như biểu đồ đường, biểu đồ tròn, biểu đồ cột, bảng tính là các hình thức truyền thống của việc hiển thị dữ liệu. Tuy nhiên, trong suốt 3 quý làm việc, doanh nghiệp của bạn đã thu thập được một lượng khổng lồ các loại dữ liệu, từ dữ liệu khách hàng, đến các dữ liệu của các hoạt động trong công ty.
Ra quyết định nhanh và chính xác hơn
Với data visualization, bạn có thể:
Dễ dàng phân tích các dữ liệu lớn của công tyXác định trước các xu hướng trong tương laiXác định các mối tương quanTăng khả năng truyền tải thông điệp tới những đối tượng khácĐưa ra các quyết định dựa trên dữ liệuĐánh giá bằng con số các kết quả của nỗ lực của bạn
Việc xác định các xu hướng là vô cùng khó khăn khi sử dụng các công cụ truyền thống và lỗi thời như bảng tính excel hay google sheet. Data visualization sẽ giúp doanh nghiệp tìm ra các xu hướng sớm hơn. Và như vậy, bạn có thể phản ứng trước các đối thủ của mình.
Đối với các doanh nghiệp, họ có thể dựa vào những xu hướng này để xác định nhu cầu của thị trường so với từng loại sản phẩm hoặc dịch vụ. Từ đó, phát triển trước các chiến lược phù hợp để đón đầu thị trường trước các đối thủ khác.
Data visualization còn giúp xác định những sự tương quan giữa tập hợp các dữ liệu. Các dữ liệu có thể giúp phát hiện ra những thông tin không ngờ đến về marketing và sales, như là làm sao mà khách hàng phản ứng với các chiến dịch cụ thể. Và sau đó, ứng dụng các insight này vào việc tối ưu các quy trình bán hàng và các nỗ lực marketing.
Vậy thì ứng dụng trong việc truyền tải thông tin của data visualization là gì? Trên thực tế còn có ích với việc trình bày với các nhà đầu tư, hội đồng công ty hay các nhà đầu tư tiềm năng. Đây là phương pháp hiệu quả để trình bày về những thông tin đã tìm được trong việc phân tích dữ liệu. Họ sẽ không cần hiểu quá sâu về những công việc bên trong của doanh nghiệp để hiểu về việc trực quan hóa dữ liệu.
Các loại trực quan hóa dữ liệu
Có phải khi nghĩ đến trực quan hóa dữ liệu, bạn ngay lập tức nghĩ đến các biểu đồ thanh hoặc biểu đồ hình tròn đơn giản. Mặc dù những biểu đồ đó là một phần không thể thiếu của việc trực quan hóa dữ liệu, nhưng “trực quan hóa” còn hơn thế nữa. Nó là sự ghép nối với tập hợp thông tin phù hợp lại với nhau để tạo nên 1 Dashboard mang đầy ý nghĩa
Các kiểu Data Visualization phổ biến
Biểu đồBảngĐồ thịBản đồInfographicsDashboardBubble CloudBullet GraphCartogramCircle ViewDot Distribution MapGantt ChartHeat MapHighlight TableHistogramMatrixNetworkPolar AreaRadial TreeStreamgraphText TablesTimelineTreemap
Công cụ giúp tổng hợp và trực quan hóa dữ liệu
Google Data Studio
Google Data Studio là một phần trong công cụ được tích hợp trong bộ Google Analytics 360 Suite. Công cụ này cho phép bạn có thể chuyển các dữ liệu từ các công cụ khác cùng bộ thành các báo cáo thông tin ở dạng trực quan hóa dữ liệu.
Nó cho phép người dùng có thể nhập thêm các dữ liệu khác vào báo cáo, miễn sao là vẫn ở dưới dạng Google Sheets. Và bạn còn thể chia sẻ các báo cáo của mình với những các đồng nghiệp, khách hàng, .. và những người đó cũng có thể chỉnh sửa các báo cáo tùy theo ý muốn.Xem thêm: Tìm Hiểu Về Prism Là Gì – Nghĩa Của Từ Prism Trong Tiếng Việt
Tuy nhiên, công cụ này vẫn còn có 1 số khuyết điểm như:
=> Google Data Studio, do giá thành khá cao và khó sử dụng, phải qua nhiều công đoạn, nên sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp lớn, muốn có những báo cáo trực quan chuyên nghiệp về các hoạt động trong công ty, và sẵn sàng đầu tư nhiều ngân sách dành cho khoản này.
Giá thành: Supermetrics dành cho Google data studio
Databox
Databox được thiết kế để dành cho tất cả các doanh nghiệp, nhưng việc kết nối các nguồn dữ liệu bên ngoài vẫn đang là một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp sử dụng Databox.
Người dùng có thể kết nối với những nguồn cơ bản như Google Analytics, Adwords, Facebook Ads và Salesforce, cũng như nhập dữ liệu từ cơ sở dữ liệu của chính họ.
Nền tảng này cung cấp cho người dùng một bảng dashboard duy nhất, giúp hiển thị KPI và có thể xây dựng thành các báo cáo.
Khuyết điểm của Databox:
Gây khó khăn trong việc tùy chỉnh các chỉ số. Không thể thiết lập ngày tháng trong bảng báo cáo.Số lượng người dùng bị hạn chếNhững yêu cầu truy vấn cụ thể thường không miễn phí và yêu cầu trả tiền.Khó có thể kết nối vứi những nguồn dữ liệu bên ngoài
Giá thành:
=> Tương tự như Google Data Studio, Databox cũng sẽ phù hợp cho những doanh nghiệp lớn, muốn có những báo cáo trực quan chuyên nghiệp về các hoạt động trong công ty, và sẵn sàng đầu tư nhiều ngân sách dành cho khoản này. Còn nếu như bạn là doanh nghiệp nhỏ, không hoạt động trên nhiều kênh, thì bạn vẫn có thể sử dụng gói free của Databox để áp dụng vào quy trình làm việc của công ty.
A1 Analytics – Data Visualization Online
A1 Analytics là một công cụ cung cấp giải pháp quản lý tất cả các tài khoản quảng cáo đa kênh, thiết lập chiến dịch quảng cáo Google nhanh gọn và trực quan dữ liệu quảng cáo qua các mẫu template report được dựng sẵn theo nhu cầu đã được nghiên cứu và khảo sát kĩ lưỡng.
A1 Analytics cùng các công cụ khác sở hữu các tính năng giống nhau như: kết nối các nguồn dữ liệu, kho template report được dựng sẵn, cung cấp tính năng tùy chỉnh theo nhu cầu của khách hàng và hỗ trợ việc chia sẽ không giới hạn các template report cho các bên cần xem.Xem thêm: Lgbt Là Gì – Những Vấn Đề Liên Quan Đến Đồng Tính, Song Tính
Bên cạnh đó, A1 Analytics lại có một số điểm đáng chú ý hơn so với các công cụ kể trên:
A1 Analytics phục vụ cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tại Việt NamKho template report được thiết kế khớp với nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp, agency, freelancer đã được xác thực qua trải nghiệm dùng thử và phản hồi của họ.Hỗ trợ tạo chiến dịch quảng cáo Google với thao tác nhanh gọn và gợi ý tối ưu từ khóa thông minh.Có thể kết nối dữ liệu với 12 nguồn dữ liệu phổ biến tại Việt NamCó thể xem các báo cáo mọi lúc mọi nơi ngay trên các thiết bị di động.Có đội ngũ kỹ thuật người Việt hỗ trợ 24/7, giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc của mình
Khuyết điểm:
Giao diện thiết kế A1 Analytics vẫn còn cơ bản, và chưa thực sự thân thiện với người dùngCần 1-2 tiếng đến 1 ngày để cập nhật các số liệu mới nhất tùy theo gói
Gia thành:
Với giá thành hợp lý và có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ giải đáp thắc mắc ngay lập tức, A1 Analytics sẽ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam. Các hoạt động Marketing Sales của bạn sẽ được trực quan hóa ngay trên A1 Analytics chỉ sau chưa đến 3 phút để cài đặt và hoạt động.
Kết luận
Data visualization giúp người xem biến các thông tin phức tạp trở thành các hình ảnh trực quan, dễ hiểu. Kết quả là, với việc trực quan hóa dữ liệu, bạn có thể xác định các xu hướng, nguy cơ, và các cơ hội. Việc bạn có thể xác định sự tương quan giữa các tập hợp số liệu sẽ giúp bạn nắm rõ và chi tiết nhất các hoạt động của doanh nghiệp.