Annual Fee là gì? Phí thường niên và phí duy trì tài khoản khác nhau thế nào?

Annual Fee là gì? Phí thường niên và phí duy trì tài khoản khác nhau thế nào?

Annual fee là gì

Annual Fee là gì?

Đối với những người thường xuyên sử dụng thẻ ngân hàng thì việc phải trả các loại phí như phí rút tiền, phí dịch vụ tin nhắn SMS, phí giao dịch Internet Banking… hàng tháng là điều hoàn toàn bình thường. Thế nhưng nhiều người lại thắc mắc về khoản phí Annual Fee của ngân hàng vì không hiểu về nó.

Thực tế, Annual Fee hay còn gọi là phí thường niên được ngân hàng áp dụng riêng cho từng sản phẩm thẻ của mình. Phí này sẽ được tính từ khi bạn mở thẻ tại ngân hàng và được thu hàng năm.

Phí Annual Fee dùng vào mục đích để duy trì tài khoản thẻ và các lợi ích có từ thẻ như các dịch vụ rút tiền, chuyển tiền, vấn tin tài khoản….

Mỗi loại thẻ khác nhau sẽ có quy định về mức phí Annual Fee khác nhau. Cụ thể, theo như thông tin từ ngân hàng Agribank công bố thì mức phí thường niên (Annual Fee) trung bình được các ngân hàng áp dụng cho từng loại thẻ như sau:

Phí Annual Fee đối với thẻ ghi nợ hay thẻ thanh toán nội địa quy định từ 50.000-100.000 đồng/năm.

Phí Annual Fee đối với thẻ thanh toán quốc tế Mastercard/Visa thì tùy vào giá trị của từng loại thẻ mà ngân hàng quy định mức phí khác nhau. Mức phí cho thẻ thường khoảng 100.000 đồng và cho thẻ giá trị cao có thể lên đến 500.000 đồng/năm.

Phí Annual Fee thẻ tín dụng, tương tự như thẻ thanh toán quốc tế thì thẻ tín dụng sẽ có mức phí khác nhau cho từng loại thẻ. Thẻ có hạn mức cao, nhiều ưu đãi, được ngân hàng lớn cung cấp sẽ có phí thường niên cao hơn, có thể lên đến 10 triệu đồng/năm. Điển hình như thẻ tín dụng quốc tế hạng bạch kim của ngân hàng Agribank có phí thường niên lên đến 500,000 đồng/năm.

Phí duy trì tài khoản

Phí duy trì tài khoản hay còn gọi là phí quản lý tài khoản ngân hàng. Phí này được tính hàng tháng nếu số dư trong tài khoản của bạn dưới mức quy định. Loại phí này là động thái ngân hàng kích thích bạn sử dụng tài khoản ngân hàng thường xuyên hơn.

Mỗi loại thẻ khác nhau có mức phí duy trì tài khoản khác nhau.

Mỗi loại thẻ khác nhau có mức phí duy trì tài khoản khác nhau.

Mức phí duy trì tài khoản cũng khác nhau tùy vào từng loại thẻ mà bạn sử dụng. Cụ thể: Đối với những tài khoản ngân hàng quốc tế thì thường phải đóng mức phí cao hơn so với ngân hàng nội địa. Ví dụ với ngân hàng HSBC nếu số dư ít hơn 3.000.000 đồng, bạn sẽ phải đóng 200.000 đồng/tháng phí duy trì tài khoản. Đối với các ngân hàng nội địa thì mức phí này giao động từ 5.000-15.000 đồng/ tháng.

Phí thường niên (Annual Fee) và phí duy trì tài khoản khác nhau như thế nào?

Theo phân tích ở trên thì có thể thấy được Phí thường niên (Annual Fee) và Phí duy trì tài khoản hoàn toàn khác nhau.

Phí thường niên thu theo năm và nếu bạn không đóng thì tài khoản thẻ ATM của bạn sẽ bị khóa, không thể hoạt động.

Phí duy trì tài khoản thu theo tháng và bạn sẽ không phải đóng khoản phí này nếu duy trì số dư tối thiểu trong tài khoản theo quy định của ngân hàng.

Để tránh bị bất ngờ khi ngân hàng trừ các loại phí thì người dùng nên nghiên cứu biểu phí của ngân hàng trước khi đăng ký mở tài khoản.