Hồng cầu là một phần của tế bào máu, mang chức năng quan trọng, đó là vận chuyển oxy đến các mô của cơ thể? Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn hồng cầu là gì và nếu xảy ra tình trạng tăng hồng cầu trong máu có nguy hiểm đến sức khỏe hay không?
04/06/2020 | Hồng cầu là gì và vai trò của hồng cầu với sức khỏe27/04/2020 | Hồng cầu là gì? Các chỉ số xét nghiệm hồng cầu
1. Hồng cầu là gì và quan trọng như thế nào?
Máu là một dạng mô lỏng và được chia thành 2 phần đó là thể hữu hình (huyết cầu) và huyết tương. Các thể hữu hình là gồm hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và trong đó, các thể hữu hình chiếm 43 đến 45% tổng số máu. Phần huyết tương chính chiếm 55 – 57% chứa nước, protein, các chất điện giải, các hợp chất hữu cơ và các sản phẩm chuyển hóa,…
Hồng có hình đĩa, hai mặt lõm
Ở những tuần đầu thai nhi, hồng cầu có nhân được lá thai giữa sản xuất. Sau đó, từ tháng thứ 2 trở đi, một số bộ phận như gan, lách, hạch bạch huyết cũng sản xuất hồng cầu có nhân. Từ tháng thứ 5 thai kỳ, tủy xương bắt đầu sản xuất hồng cầu. Tới 3 tháng cuối thai kỳ và từ sau sinh trở đi, tủy xương là nơi sản sinh duy nhất hồng cầu.
Khi già yếu, một phần của hồng cầu tự hủy trong máu, còn đại bộ phận bị hủy tại tổ chức võng nội mô của lách, gan, tủy xương. Vòng đời của hồng cầu khoảng 90 đến 120 ngày. Khi những tế bào hồng cầu già yếu đã bị tiêu hủy, tại tủy xương lại sinh ra một đợt tế bào mới để thay thế những tế bào hồng cầu đã chết.
Vai trò của hồng cầu vô cùng rất quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Hồng cầu đảm nhiệm chức năng vận chuyển oxy từ phổi đến các tế bào trong cơ thể, sau đó nhận lại lượng khí cacbonic từ mô lên đào thải ở phổi. Đồng thời, hồng cầu có chức năng cân bằng acid base và chức năng tạo độ nhớt của máu. Chính vì thế có thể hiểu rằng, hồng cầu có ảnh hưởng và tác động đến hầu hết những hoạt động diễn ra trong cơ thể chúng ta.
2. Tình trạng tăng hồng cầu trong máu có nguy hiểm không?
2.1. Tăng hồng cầu trong máu có nguy hiểm không?
Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của hồng cầu đối với các hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tình trạng hồng cầu trong máu tăng quá mức, cơ thể chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Ở người trưởng thành, đối với nam giới, số lượng hồng cầu bình thường ở trong khoảng 0.7 – 5,2 triệu tế bào/mcL máu, đối với phụ nữ, con số này dao động trong khoảng 0,5 – 4,6 triệu tế bào/mcL.
Tình trạng tăng hồng cầu là số lượng hồng cầu trong máu cao hơn chỉ số hồng cầu tiêu chuẩn, nghĩa là số lượng tế bào vận chuyển oxy trong máu tăng cao. Nếu tăng quá cao sẽ dẫn đến nhiều nguy cơ, khiến cho máu tăng độ quánh, từ đó làm tăng nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu, có thể khiến người bệnh bị đột quỵ và gặp nguy hiểm đến tính mạng. Một số trường hợp tăng hồng cầu sinh lý chẳng hạn như tăng sau bữa ăn, tăng sau lao động thể lực, sống ở trên núi cao.
2.2. Những dấu hiệu nhận biết của tình trạng tăng hồng cầu
Những đối tượng dễ mắc bệnh tăng hồng cầu thường là những người thừa cân, béo phì, người bị bệnh tăng huyết áp, hay các trường hợp mắc bệnh động mạch vành,…
Tăng hồng cầu trong máu gây ra hiện tượng nhức đầu, chóng mặt
Khi bị tăng hồng cầu trong máu, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng như:
-
Thường xuyên có cảm giác nhức đầu, chóng mặt.
-
Thường xuyên đau bụng.
-
Đau viêm các dây thần kinh.
-
Khi trời lạnh, da mặt, da cổ, môi của người bệnh thường có màu xanh tím, hoặc đỏ hơn bình thường.
-
Lách to và cứng nhẵn.
-
Khi hồng cầu tăng, dẫn đến tình trạng nghẽn mạch máu và tăng áp lực tâm thu gây ra tình trạng phì đại tim và hiện tượng gan to.
2.3. Những nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng hồng cầu thứ phát
Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng hồng cầu thứ phát:
– Hút thuốc.
– Thiếu oxy động mạch mạn tính.
– Khối u (tăng hồng cầu do khối u).
– Sử dụng steroid hướng thượng thận.
– Sử dụng erythropoietin.
– Một số rối loạn bẩm sinh như:
-
Các bệnh huyết sắc tố có ái lực với oxy cao.
-
Các đột biến với thụ thể của Erythropoietin.
-
Bệnh đa hồng cầu Chuvash (trong đó một đột biến gen VHL ảnh hưởng đến con đường nhạy cảm với sự giảm Oxy).
-
Proline hydroxylase 2 và thiếu oxy kích thích đột biến 2 alpha (HIF-2α).
-
Tăng hồng cầu giả có thể xảy ra với sự cô đặc máu (do bỏng, tiêu chảy, hoặc thuốc lợi tiểu).
– Nồng độ oxy trong máu thấp:
Khi nồng độ oxy trong máu quá thấp, cơ thể sẽ buộc phải sản xuất nhiều hồng cầu hơn bình thường. Tình trạng này thường gặp ở những người mắc bệnh lý về tim mạch, chẳng hạn như bệnh tim bẩm sinh, những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, người sống ở vùng cao, người mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ.
Người mắc bệnh lý về tim mạch dễ bị tăng hồng cầu
– Do sử dụng một số loại thuốc kích thích khả năng sản sinh ra tế bào hồng cầu:
Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể khiến cho lượng hồng cầu trong cơ thể tăng lên, chẳng hạn như thuốc kích thích tạo hồng cầu, thuốc Anabolic steroids – tổng hợp của testosteron, sử dụng Doping khi thi đấu thể thao,… Chính vì thế, khi đi thăm khám, bạn cần liệt kê cho bác sĩ về các loại thuốc mà mình đang sử dụng để bác sĩ tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây bệnh và từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.
Tăng nồng độ tế bào hồng cầu
Khi huyết tương trong máu giảm, phổ biến xảy ra đối với những người bị mất nước, máu cô đặc, dẫn đến tế bào hữu hình sẽ tăng, số lượng tế bào hồng cầu trong máu sẽ tăng lên.
2.4. Phải làm sao để xác định số lượng hồng cầu bất thường
Để xác định lượng hồng cầu bất thường hay không, trước hết các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện xét nghiệm máu, sau đó từ kết quả này sẽ có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện thêm những xét nghiệm bổ sung, cần thiết khác để có chẩn đoán chính xác về bệnh.
Nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán bệnh và điều trị kịp thời
Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân nên thay đổi lối sống với những thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh chẳng hạn uống đủ nước, bỏ các tác nhân ảnh hưởng như thuốc lá, tập hít thở sâu, ngủ đủ giấc, không thức khuya, thường xuyên tập thể dục,… Bên cạnh đó, một chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng là một yếu tố có tác động trực tiếp đến số lượng hồng cầu và giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn hồng cầu là gì, mức độ nguy hiểm khi tăng hồng cầu trong máu và phải làm sao để khắc phục tình trạng này. Nếu còn những vấn đề sức khỏe khác cần được giải đáp, bạn có thể gọi tới số 1900565656, để được các chuyên gia hàng đầu của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tư vấn chi tiết hơn.
Bạn cũng có thể đặt lịch khám sớm qua website medlatec.vn, app MedOn. MEDLATEC luôn tự vào về chất lượng dịch vụ y tế hàng đầu nhưng với mức chi phí vô cùng hợp lý. Dịch vụ khám chữa bệnh chuyên nghiệp, chu đáo tại MEDLATEC chắc chắn sẽ làm hài lòng mọi đối tượng khách hàng.