Aspartam là gì, công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Aspartam là gì, công dụng, cách dùng, lưu ý khi sử dụng

Aspartame là gì

Aspartam là một loại đường hóa học nhân tạo phổ biến nhất trên thị trường và đươc sử dụng trong nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, việc sử dụng aspartam còn nhiều tranh cãi vì những cáo buộc rủi ro về sức khỏe. Vậy aspartam là gì, liều dùng, cách dùng và những lưu ý nào cần chú ý để sử dụng aspartam an toàn. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Aspartam là một loại đường hóa học nhân tạo rất phổ biến trong thực phẩm. Với khả năng tạo ngọt gấp 200 lần so với các loại đường bình thường và hàm lượng caloride thấp, aspartam được nhiều người sử dụng với mục đích kiểm soát lượng caloride tiêu thụ. Tuy nhiên, cần phải sử dụng aspartam đúng với các khuyến cáo để đạt hiệu quả tốt nhất mà không gặp phải các nguy cơ về sức khỏe.

1 Aspartam là gì?

Aspartam là một loại đường hóa học được cấu tạo từ 2 acid amin tự nhiên là acid asparticphenylalanin.

Acid aspartic là một acid amin không thiết yếu xuất hiện tự nhiên trong cơ thể con người và trong thực phẩm (thịt, cá, trứng, đậu nành, đậu phộng). Cơ thể sử dụng acid aspartic để tạo ra hormone và hỗ trợ các chức năng bình thường của hệ thần kinh.

Phenylalanin là một acid amin thiết yếu, có tự nhiên trong hầu hết các nguồn protein, nhưng cơ thể con người không sản xuất được phenylalanine, con người phải lấy nó từ thức ăn (thịt nạc, sữa, quả hạch, hạt). Cơ thể sử dụng phenylalanine để tạo ra protein, hormone và các chất dẫn truyền thần kinh.

Aspartam là đường hóa học nhân tạo

2 Công dụng của Aspartam

Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt aspartame với các công dụng sau:

– Sử dụng như một loại đường cho thực phẩm.

Chất tạo ngọt cho đồ uống có gas.

Aspartam được xem là một chất làm ngọt có hàm lượng calo thấp. Vì vậy, nó thường được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm và đồ uống có gắn nhãn hàm lượng calo thấp.

Bên cạnh đó, Mayo Clinic chỉ ra rằng chất làm ngọt nhân tạo có thể có lợi cho người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc aspartam được khuyến cáo sử dụng ở người bệnh bị tiểu đường và cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.

Aspartam là chất tạo ngọt của nước có ga ít caloride

3Liều dùng, cách sử dụng aspartam

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society), aspartam ngọt hơn đường khoảng 200 lần. Vì vậy, chỉ một lượng rất nhỏ aspartame là đủ để cung cấp vị ngọt cho thực phẩm và đồ uống. FDA và EFSA khuyến nghị về lượng tiêu thụ hàng ngày (ADI) của aspartam như sau:

– FDA: 50 mg/kg trọng lượng cơ thể

– EFSA: 40 mg/kg trọng lượng cơ thể

Liều khuyến cáo của aspartam

4Lưu ý khi sử dụng aspartam

Aspartam được nghiên cứu rất kỹ lưỡng với hơn 100 nghiên cứu chứng minh tính an toàn khi sử dụng trong thực phẩm.

Các tổ chức sau đây đều coi aspartame là chất thay thế đường an toàn:

– FDA

– Ủy ban chuyên gia chung về phụ gia thực phẩm

– Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc

– Cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu

– Tổ chức Y tế Thế giới

Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh phenylketo niệu (PKU) di truyền, người bị bệnh gan tiến triển và phụ nữ mang thai có lượng phenylalanin cao trong máu thì cần tránh sử dụng aspartame, vì có thể gây nguy cơ bị tổn thương não. Nguyên nhân là vì aspartam không chuyển hóa hiệu quả phenylalanine trên các đối tượng này, gây tích lũy phenylalanin trong cơ thể và có thể dẫn tới tổn thương não.

Chính vì vậy, FDA đã yêu cầu tất cả thực phẩm có sử dụng aspartam đều phải đề cập sự có mặt của chất tạo ngọt này trong bảng thành phần.

Ngoài ra, aspartam còn bị cáo buộc có liên quan đến ung thư, co giật, đau đầu, phiền muộn, rối loạn tăng động, tăng cân, dị tật bẩm sinh, lupus, Alzheimer, đa xơ cứng. Tuy nhiên, hiện không có bằng chứng nào cho thấy aspartame gây ra các tác dụng phụ như trên, các nghiên cứu vẫn đang được thực hiện để xác nhận lại các cáo buộc này,

Aspartam có thể liên quan đến nhiều bệnh

Mong rằng thông qua bài viết này có thể cung cấp những thông tin hữu ích để mọi người có thể hiểu rõ hơn về aspartam, công dụng, liều dùng và các lưu ý khi sử dụng aspartam.

Nguồn: Healthline.com, FDA

Có thể bạn quan tâm:

>>>>> Sử dụng aspartame có an toàn không?Đối tượng nào nên tránh?

>>>>> Sử dụng Aspartam cho bệnh nhân tiểu đường