29, 33 là tỉnh nào? Biển số xe 29, 33 ở đâu? bật mí về Hà Nội

29, 33 là tỉnh nào? Biển số xe 29, 33 ở đâu? bật mí về Hà Nội

Biển 33 ở đâu

29, 33 là tỉnh nào? khi nói đến những con số này thì đó là thủ đô của đất nước ta,Hà Nội. Thủ đô nghìn năm văn hiến được quy định gắn liền với những con số 29, 30, 31, 32, 33 và 40. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những con số trên và đôi nét về thủ đô Hà Nội thân yêu nhé!

1. Số 29, 33 là tỉnh nào? Biển số xe 29,33 ở đâu?

1.1. Số 29, 33 là tỉnh nào?

29, 33 là tỉnh nào? Theo thông tư 58/2020/TT-BCA đính kèm Phụ lục số 2 về ký hiệu biển xe ô tô – mô tô trong nước ban hành kèm quy định số 29, 33 là biển số xe của thành phố Hà Nội.

1.2. Biển số xe 29, 33 ở đâu? chi tiết biển số xe tại Hà Nội

Biển số xe máy ở Hà Nội

Biển số xe máy Hà Nội
Biển số xe máy Hà Nội

Biển số xe ô tô ở Hà Nội

Biển số xe Ô tô Hà Nội
Biển số xe Ô tô Hà Nội

2. Thủ tục đăng ký xe tại Hà Nội 2022

2.1. Thủ tục đăng ký xe máy tại Hà Nội 2022

Khi đi đăng ký xe máy tại thành phố Hà Nội, bạn cần thực hiện theo quy định tại Thông tư 58/2020/TT-BCA, thủ tục đăng ký như sau:

(1) Hồ sơ đăng ký xe, gồm:

– Giấy khai đăng ký xe

Chủ xe có trách nhiệm kê khai đúng, đầy đủ các nội dung trong giấy khai đăng ký xe mẫu kèm theo Thông tư 58/2020/TT-BCA.

– Giấy tờ của xe

  • Giấy tờ nguồn gốc xe.
  • Giấy tờ mua bán xe.
  • Giấy tờ lệ phí trước bạ xe.

– Giấy tờ của chủ xe

  • Xuất trình Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân hoặc Sổ hộ khẩu.
  • Đối với lực lượng vũ trang: Xuất trình Chứng minh Công an nhân dân hoặc Chứng minh Quân đội nhân dân hoặc giấy xác nhận của thủ trưởng cơ quan, đơn vị công tác từ cấp trung đoàn, Phòng, Công an cấp huyện hoặc tương đương trở lên (trường hợp không có giấy chứng minh của lực lượng vũ trang).

(2) Nơi nộp hồ sơ đăng ký xe

Công an cấp xã được cấp khi:

Có số lượng trung bình 03 năm liền kề gần nhất, đã đăng ký mới từ 250 xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) trở lên trong 01 năm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa bàn cấp xã thực hiện đăng ký, biển số xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên.

Trừ các quận thuộc thành phố Hà Nội; cấp xã nơi Công an cấp huyện đặt trụ sở. Và đối với những xã chưa đủ điều kiện thì thực hiện đăng ký tại Công an cấp huyện.

Công an huyện, quận, thị xã thuộc Hà Nội đăng ký, cấp biển số:

Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương mình (trừ các loại xe quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA).

– Phòng Cảnh sát giao thông – Công an Hà Nội, cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 3 Thông tư 58/2020/TT-BCA):

Xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện, xe có kết cấu tương tự xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện của cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương và tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở.

2.2. Thủ tục đăng ký xe ô tô tại Hà Nội 2022

Đối với thủ tục đăng ký xe ô tô tại Hà Nội 2022 thì hồ sơ đăng ký tương tự như đăng ký xe máy. Nhưng đối với nơi nộp hồ sơ đăng ký thì có sự khác nhau, nơi nộp hồ sơ cụ thể như sau: Phòng Cảnh sát giao thông – Công an Hà Nội đăng ký, cấp biển số các loại xe:

Xe ô tô, máy kéo, rơ moóc, sơmi rơmoóc, xe mô tô dung tích xi lanh từ 175cm3 trở lên, xe quyết định tịch thu và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc cư trú tại địa phương.

Thủ tục đăng kiểm xe tại Hà Nội 2022

Sau khi nộp tất các hồ sơ thì xe ô tô phải vượt qua thủ tục đăng kiểm xe thì mới hoàn tất đăng ký xe.

Thủ tục đăng kiểm xe được quy định tại Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, cụ thể như sau:

  • Hồ sơ đăng kiểm: Hồ sơ bao gồm đăng ký xe, đăng kiểm cũ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, viết tờ khai và đóng phí gồm phí kiểm định xe cơ giới và lệ phí cấp chứng nhận.
  • Chờ khám xe: Trường hợp xe có vấn đề không đạt yêu cầu, nhân viên đăng kiểm sẽ đọc biển số để lái xe mang đi sửa rồi quay lại sau. Vì vậy, nên kiểm tra bảo dưỡng xe trước khi đi đăng kiểm.
  • Đóng phí bảo trì đường bộ: Nếu xe đáp ứng tiêu chuẩn đăng kiểm, nhân viên đăng kiểm theo thứ tự sẽ đọc biển số xe để lái xe đóng phí bảo trì đường bộ.
  • Dán tem đăng kiểm mới: Khi đã hoàn tất các thủ tục trên, tài xế ra xe chờ dán tem đăng kiểm mới, nhận hồ sơ và ra về.

3. Đôi nét về Thủ Đô Hà Nội

3.1. Địa giới hành chính

Hà Nội là Thủ đô và là thành phố trực thuộc trung ương của nước ta, nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng.

Thủ đô có diện tích tích 3.359,82 km², với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố. Đây là thành phố trực thuộc trung ương lớn nhất cả nước.

Về vị trí địa lý, Hà Nội có vị trí từ 20°53′ đến 21°23′ vĩ độ Bắc và 105°44′ đến 106°02′ kinh độ Đông, tiếp giáp với các tỉnh sau:

  • Phía Bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái Nguyên.
  • Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình và Hà Nam.
  • Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang và Hưng Yên.
  • Phía Tây giáp tỉnh Hoà Bình và Phú Thọ.

3.2. Địa điểm du lịch nổi tiếng

Nhắc về Hà Nội, nhiều người sẽ nghĩ về nét xưa cũ của những phố cổ và những di tích lịch sử suốt nhiều triều đại phong kiến. Nhưng thực tế lại không chỉ như vậy, đến với Hà Nội bạn còn được chiêm ngưỡng rất nhiều những kiến trúc hiện đại, kết hợp với nét trẻ trung, đa sắc màu, đủ sức hấp dẫn du khách bốn phương.

Những địa điểm du lịch nổi tiếng tại Hà Nội như: Đài Quan Sát Lotte Hà Nội Sky, Phố Cổ Hà Nội, Chùa Hương Hà Nội, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, Nhà Thờ Lớn Hà Nội, Nhà Hát Lớn Hà Nội, Bảo Tàng Dân Tộc Học Việt Nam, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây, Bãi Đá Sông Hồng, Quảng Trường Ba Đình – Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

3.3. Đặc điểm con người Hà Nội

Là con người ở đất thủ đô, nên người dân nơi đây có những nét đặc trưng riêng của vùng đất này. Người Hà Nội rất thanh lịch, nho nhã, họ không màu mè, phô trương và chọn cho mình một lối sống vô cùng đơn giản, bình dị.

Khi tiếp xúc với con người Hà Nội chúng ta thường thấy họ rất từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và hành xử. Người Hà Nội không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn, đây là đặc điểm nổi bật của người Hà Nội, họ dễ dàng cho qua những mâu thuẫn vụn vặt. Biết cách chấp nhận cuộc sống, mà không tìm cách luồn cúi.

Về lối sống con người Hà Nội, họ rất coi trọng truyền thống gia đình là trên hết. Họ đoàn tụ vào những ngày cuối tuần, giỗ chạp, đầu xuân năm mới, hay các sự kiện quan trọng của gia đình.

Bên cạnh đó, con người nơi đây rất khiêm tốn, khoan nhượng, họ không thể hiện thái quá năng lực, hay trình độ bản thân. Do vậy, ta luôn thấy con người thân thiện, dễ gần mỗi khi đặt chân đến nơi đây.

3.4. Điều đặc biệt khi nói về biển số xe Hà Nội

Cùng với thành phố Hồ Chí Minh thì Thủ đô Hà Nội là một trong 02 thành phố đông dân nhất cả nước ta.

Theo ước tính đến năm 2022, tổng dân số Hà Nội đạt 8.418.883 người, mật độ dân số của Hà Nội là 2.398 người/km², cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước và cao thứ hai trong tất cả các tỉnh; khoảng cách về dân số giữa quận và huyện, giữa thành thị và nông thôn còn lớn với xu hướng tiếp tục gia tăng.

Với số dân cao như vậy, sẽ dẫn đến việc lượng xe tại Thủ đô Hà Nội cũng trở nên nhiều, lưu lượng xe lưu thông trên đường rất lớn. Do vậy, biển số xe Hà Nội phải được quy định nhiều hơn các tỉnh khác để dễ dàng trong việc quản lý, cũng là để phù hợp với tình hình thực tế dân số.

Biển số xe của Hà Nội được quy định các mã số gồm 29, 30, 31, 32, 33 và 40, nơi có biển số xe nhiều nhất.

4. Biển số xe 63 tỉnh thành 2022

Biển số xe của 63 tỉnh, thành phố được quy định tại Phụ lục số 02, Ban hành kèm theo Thông tư số 58/2020/TT-BCA ngày 16/6/2020 của Bộ Công an, cụ thể như sau:

5. Một số câu hỏi liên quan

5.1. Biển số KT là gì?

Biển số có ký hiệu “KT” cấp cho xe của doanh nghiệp quân đội, theo đề nghị của Cục Xe – máy, Bộ Quốc phòng (điểm e, khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA).

5.2. Biển số LD là gì?

Biển số có ký hiệu “LD” cấp cho xe của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, xe thuê của nước ngoài, xe của công ty nước ngoài trúng thầu (điểm e, khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA).

5.3. Biển số DA là gì?

Biển số có ký hiệu “DA” cấp cho xe của các Ban quản lý dự án do nước ngoài đầu tư (điểm e, khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA).

5.4. Biển số MĐ là gì?

Biển số có ký hiệu “MĐ” cấp cho xe máy điện (điểm e, khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA).

5.5. Biển số màu xanh là gì?

Theo quy định tại điểm a, b, khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA, biển số xanh gồm:

a) Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng, seri biển số sử dụng lần lượt một trong 11 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M cấp cho xe của các cơ quan gồm:

  • Các cơ quan của Đảng;
  • Văn phòng Chủ tịch nước;
  • Văn phòng Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội;
  • Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp;
  • Các Ban chỉ đạo Trung ương;
  • Công an nhân dân, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân;
  • Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
  • Ủy ban An toàn giao thông quốc gia;
  • Ủy ban nhân dân các cấp và các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
  • Tổ chức chính trị – xã hội (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam);
  • Đơn vị sự nghiệp công lập, trừ Trung tâm đào tạo sát hạch lái xe công lập;
  • Ban quản lý dự án có chức năng quản lý nhà nước;

b) Biển số nền màu xanh, chữ và số màu trắng có ký hiệu “CD” cấp cho xe máy chuyên dùng của lực lượng Công an nhân dân sử dụng vào mục đích an ninh;

5.6. Biển số màu vàng là gì?

Theo quy định tại điểm d, đ, khoản 6, Điều 25 Thông tư 58/2020/TT-BCA, biển số vàng gồm:

d) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đỏ, có ký hiệu địa phương đăng ký và hai chữ cái viết tắt của khu kinh tế – thương mại đặc biệt, khu kinh tế cửa khẩu quốc tế, cấp cho xe của khu kinh tế – thương mại đặc biệt hoặc khu kinh tế cửa khẩu quốc tế theo quy định của Chính phủ;

đ) Biển số nền màu vàng, chữ và số màu đen seri biển số sử dụng lần lượt một trong 20 chữ cái sau đây: A, B, C, D, E, F, G, H, K, L, M, N, P, S, T, U, V, X, Y, Z cấp cho xe hoạt động kinh doanh vận tải;

Như vậy, câu hỏi 29, 33 là tỉnh nào? đã được giải đáp, đó là thủ đô nghìn năm văn hiến Hà Nội thân yêu của chúng ta. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn đọc tích lũy thêm kiến thức cho mình cũng như hiểu rõ về con số 29, 33 là tỉnh nào? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Từ khóa tìm kiếm liên quan:

  • Biển số xe 29
  • 36 là tỉnh nào
  • Biển số 63 tỉnh thành
  • Biển số xe các tỉnh
  • 29h1 là ở đâu
  • 29×1 là ở đâu
  • 29y5 ở đâu