Bệnh dại là bệnh nguy hiểm nhưng là bệnh có thể phòng ngừa nếu người bệnh được tiêm vắc xin kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người còn thắc mắc, tiêm phòng dại cần kiêng gì để ngừa bệnh hiệu quả. Dưới đây là thông tin giải đáp từ chuyên gia.
12/11/2019 | Tiêm phòng thủy đậu ở đâu và vắc xin thủy đậu giá bao nhiêu01/11/2019 | Vì sao nên tiêm phòng vắc xin cho trẻ?26/10/2019 | Những đối tượng nên và không nên tiêm phòng vắc xin thủy đậu24/10/2019 | Tiêm vắc xin trước khi mang bầu và thời gian tiêm phòng thích hợp nhất
1. Bệnh dại là bệnh vô cùng nguy hiểm
Cục y tế dự phòng – Bộ y tế cho biết, trong giai đoạn 1990 – 2000, Việt Nam ghi nhận hàng trăm ca tử vong mỗi năm vì bệnh dại. Chỉ tính riêng năm 2018, 86 người chết vì bệnh dại. Những trường hợp này xuất hiện ở 26 tỉnh và thành phố trên cả nước. Khoảng 400.000 người phải điều trị dự phòng vì bị chó, mèo cắn.
Bệnh dại là bệnh rất nguy hiểm
Một số loài động vật ăn thịt có thể lây bệnh dại như chó, mèo, khỉ, chồn, sóc,… Trong đó, ở nước ta, chó được cho là nguồn truyền bệnh dại phổ biến nhất với tỉ lệ khoảng 96%.
Hiện tại, có rất nhiều ca bệnh tử vong đáng tiếc. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính là vì chưa chú trọng đến công tác phòng bệnh, thực tế thì tỉ lệ tiêm phòng dại trên người và động vật còn thấp. Nguồn bệnh chủ yếu đến từ chó nhưng chó lại là một loại vật gần gũi với con người và thường xuyên được thả rông. Vì thế, có thể nói rằng, loài “thú cưng” này luôn tiềm ẩn hiểm nguy và là mối đe dọa lớn với chúng ta.
Bệnh dại là bệnh vô cùng nguy hiểm và phải khẳng định rằng đây là bệnh truyền nhiễm đáng sợ nhất. Nếu đã phát bệnh, khả năng chữa khỏi bệnh là bằng “0”. Tất cả những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh đều phải “chết dần trong đau đớn”. Lúc này, hối tiếc vì không tiêm vắc-xin phòng bệnh cũng chẳng thể xoay chuyển được hiện thực.
Anh H ở Nam Định bị chó nhà cắn. Nhưng khi bị cắn, theo phản xạ tự nhiên anh dùng gậy đánh con chó đó và khiến nó bỏ chạy nên không thể theo dõi được. Bản thân anh H lại rất chủ quan và không tiêm phòng bệnh. Khoảng vài ngày sau đó, anh có hiện tượng mất ngủ và kích động tăng dần mức độ. Những triệu chứng ngày càng nghiêm trọng, người nhà đưa anh đến bệnh viện cấp cứu nhưng anh H không thể qua khỏi.
Một khi đã phát bệnh, người bệnh sẽ không thể qua khỏi
Các chuyên gia giải thích rằng, bệnh dại truyền từ động vật sang người bằng cách, virus gây bệnh sẽ truyền từ nước bọt của động vật sang cho người thông qua những vết cắt, trầy xước.
Vết xước, vết cắn càng lớn thì thời gian phát bệnh càng nhanh. Virus dại sẽ nhanh chóng phát triển, nhân lên về số lượng và di chuyển từ vết cắn lên dây hệ thần kinh trung ương và tàn phá cơ thể. Tốc độ di chuyển của chúng khoảng 12 đến 24 mm mỗi ngày. Khi bị bệnh dại, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo đến khi tử vong.
2. Tiêm phòng dại cần kiêng gì và tiêm như thế nào?
2.1. Xử trí khi bị chó, mèo cắn
-
Bạn nên rửa vết thương dưới vòi nước đồng thời dùng xà phòng liên tục chà vào vết thương trong khoảng 15 phút. Tiếp theo đó, nên rửa vết thương bằng cồn.
-
Không được nặn máu từ vết thương
-
Không nên chủ quan, dù chỉ là vết cắn nhẹ, vẫn nên tiêm phòng vắc-xin đầy đủ để bảo vệ cơ thể
-
Theo dõi vật nuôi gây vết thương trong khoảng 10 ngày
-
Nếu vết cắn ở những bộ phận gần hệ thần kinh trung ương thì việc tiêm phòng dại càng cần thiết, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhà để tiêm càng sớm càng tốt.
-
Nếu trong gia đình có nuôi chó, mèo hoặc một số động vật khác cần phải tiêm phòng dại cho chúng và đồng thời nên rọ mõm và tuyệt đối không thả rông vật nuôi ngoài đường.
2.2. Phác đồ tiêm vắc-xin phòng dại
Hiện nay, những loại vắc-xin phòng dại phổ biến ở Việt Nam gồm có 3 loại là Verorab (Pháp), Abhayrab và Indirab (Ấn Độ). Tùy thuộc vào mỗi trường hợp bác sĩ sẽ đưa ra quyết định tiêm phòng bao nhiêu mũi.
Tiêm phòng là biện pháp phòng bệnh hiệu quả
Các chuyên gia cho biết, nhóm vắc-xin dại hiện đại được đánh giá rất cao vì có nguồn gốc từ mô tự nhiên hay phôi trứng. Những ưu điểm của chúng là:
-
Có thể sử dụng lâu dài vì sản xuất dưới dạng bột đông khô.
-
Vắc xin đóng gói kèm với dung môi và bơm tiêm sử dụng một lần vì thế rất tiện lợi.
-
Vắc xin dại không chống chỉ định với một số đối tượng như phụ nữ mang thai, phụ nữ đang cho con bú và trẻ em.
-
Bên cạnh đó, tiêm vắc xin dại trong da sẽ giúp giảm lượng vắc-xin cần thiết và giảm chi phí cho người bệnh.
2.3. Tiêm phòng dại cần kiêng gì?
Rất nhiều người thắc mắc, tiêm phòng dại cần kiêng gì để đạt hiệu quả tối đa. Dưới đây là giải đáp của chuyên gia:
-
Không dùng các loại thuốc có khả năng làm suy yếu, ức chế hệ miễn dịch như corticoid, thuốc chữa ung thư hay thuốc điều trị sốt rét. Nguyên nhân là vì khi hệ miễn dịch bị ảnh hưởng thì cơ thể sẽ không thể sản xuất đủ lượng kháng thể sau khi tiêm phòng dại.
-
Những trường hợp đang điều trị bệnh lý ác tính thì nên lựa chọn tiêm bắp vắc xin dại và đặc biệt cần được theo dõi lượng kháng thể kháng virus dại trong máu.
-
Người bệnh nên có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng sau khi tiêm phòng.
Tránh tuyệt đối rượu bia sau khi tiêm phòng dại
-
Không nên tiêu thụ rượu bia, các loại đồ uống có chứa cồn, có chứa chất kích thích để tránh việc những biểu hiện có thể nghiêm trọng hơn và khó theo dõi về sau.
-
Với những trường hợp đang mắc bệnh lý cấp tính nên trì hoãn tiêm phòng dại.
Để đảm bảo hiệu quả khi tiêm phòng bệnh, bạn nên lựa chọn cơ sở y tế chất lượng. Tại các trung tâm y tế dự phòng, trước khi tiêm phòng, khách hàng sẽ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn về vắc-xin tiêm phòng cũng như phác đồ tiêm. Đồng thời người bệnh và người thân sẽ được hướng dẫn cách theo dõi sức khỏe sau khi tiêm phòng.
Ở những trung tâm y tế dự phòng, chất lượng vắc – xin được đảm bảo vì đều được nhập khẩu và có kiểm định rõ ràng của Bộ Y tế, với hệ thống bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn quốc tế giúp vắc xin phát huy tối đa tác dụng phòng bệnh. Bên cạnh đó là đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao và tận tâm với bệnh nhân nên bạn có thể an tâm khi tiêm phòng.
Mọi thắc mắc về tiêm phòng bệnh dại và những vấn đề về sức khỏe, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn chi tiết.