Ban đầu, người bệnh có thể chỉ thể hiện 2 – 4 nhân cách khi được thăm khám. Tuy nhiên, sau một thời gian chữa trị, bác sĩ có thể tìm ra trung bình từ 13 – 15 nhân cách. Cũng có trường hợp người bệnh có tới hơn 100 nhân cách.
Việc xác định tính xác thực của bệnh rối loạn đa nhân cách rất khó khăn. Nhiều người cho rằng chứng rối loạn đa nhân cách chỉ do sự hoang tưởng của người bệnh. Một số chuyên gia lại cho rằng chứng này là một nhánh của bệnh rối loạn nhân cách ranh giới. Thống kê cho thấy tỷ lệ mắc rối loạn đa nhân cách là từ 0,01% đến 1% dân số thế giới. Và tỷ lệ mắc bệnh ở nữ so với nam là 5/1
2. Nguyên nhân rối loạn đa nhân cách
Bệnh rối loạn đa nhân cách đặc biệt dễ phát triển trong những năm đầu đời. Trẻ bị bỏ bê hoặc lạm dụng về mặt tâm lý, tình dục hay thân thể trong giai đoạn này rất dễ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển nhân cách. Có đến 99% người mắc chứng rối loạn đa nhân cách từng bị lạm dụng liên tục, quá sức chịu đựng và ảnh hưởng đến tính mạng ở giai đoạn phát triển nhạy cảm (trước 9 tuổi).
Nhân vật Kevin Wendell Crumb trong phim Split cũng từng trải qua một tuổi thơ dữ dội với những tổn thương tâm lý dai dẳng đến khi trưởng thành. Anh chàng này mắc chứng rối loạn đa nhân cách và có tới 24 nhân cách vì bị mẹ của mình đánh đập, trừng phạt quá tàn nhẫn khi chỉ mới 3 tuổi.
Các nghiên cứu cho thấy trong những gia đình ba mẹ quá hung dữ hay biến động bạo lực, con cái có nguy cơ bị rối loạn đa nhân cách.
3. Phân biệt đa nhân cách và tâm thần phân liệt
Tâm thần phân liệt và rối loạn đa nhân cách thường bị nhầm lẫn nhưng thật ra hai chứng bệnh này rất khác nhau.
Tâm thần phân liệt: Đây là một bệnh tâm thần nghiêm trọng. Những người bị tâm thần phân liệt không có nhiều nhân cách và có ký ức khá liền mạch về các sự kiện xảy đến với mình. Đặc trưng chủ yếu của bệnh này là nghe hoặc nhìn thấy những thứ không có thật (ảo giác) và suy nghĩ hoặc tin vào những điều không có cơ sở trong thực tế (hoang tưởng). Rối loạn đa nhân cách: Đây là một rối loạn làm ảnh hưởng tới cách hành xử của người mắc bệnh. Những bệnh nhân mắc chứng này có nhiều người bệnh không thể nhớ được những hành vi hay lời nói mình đã làm khi ở một nhân cách khác, nói dễ hiểu dân gian hay gọi là “bị nhập”, người bệnh chỉ được người thân kể lại về những nhân cách đó mà không hề có chút ký ức nào về nó. Đặc trưng của rối loạn đa nhân cách là mỗi nhân cách có suy nghĩ và niềm tin hoàn toàn riêng biệt.