Indiegogo là gì? Muốn startup có nên tham gia Indiegogo?

Indiegogo là gì

Việc làm Ngân hàng – Chứng khoán – Đầu tư

1. Những điều có thể bạn chưa biết về Indiegogo

Các ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng, quỹ tương hỗ (mutual fund) là nơi để các doanh nghiệp vay vốn duy trì hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nguồn vốn gần như không có, tài sản thế chấp cũng không, trong khi nhu cầu sử dụng vốn lại rất cao. Lúc này, gọi vốn thông qua indiegogo là một giải pháp hữu hiệu.

Indiegogo là một trang web thuộc lĩnh vực Crowdfunding – tức là gây quỹ cộng đồng. Hiện nay, gây quỹ cộng đồng khá phổ biến trên thế giới, tuy nhiên, ở Việt Nam thì không phải ai cũng biết đến những dự án crowdfunding này. Gây quỹ cộng đồng là hình thức kêu gọi vốn từ tất cả mọi người, những ai có thể biết đến hoặc nhìn thấy sản phẩm của họ. Ngay cả khi bạn không quá giàu nhưng bạn cũng có khả năng trở thành một nhà đầu tư.

Có rất nhiều trang web được tạo nên để những nhà khởi nghiệp có thể đăng các sản phẩm của mình và kêu gọi vốn đầu tư. Có hai website được coi là lớn nhất và nhiều người biết đến nhất hiện nay chính là Indiegogo và Kickstarter. Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu chính về Indiegogo.

1.1. Trả lời cho câu hỏi Indiegogo là gì?

Như đã nói ở trên Indiegogo là một trang gây quỹ lớn nhất hiện nay dành cho các nhà khởi nghiệp. Có một điều tạo nên sự khác biệt ở Indiegogo chính là các sản phẩm mà bạn có thể kêu gọi đầu tư rất đa dạng. Tức là Indiegogo cho phép bạn đăng sản phẩm ở tất cả các lĩnh vực khác nhau. Từ khoa học, công nghệ, phim ảnh, game, du lịch, đồ ăn,…nói chung là những thứ mà bạn cho rằng mình có thể kêu gọi được vốn đầu tư từ mọi người.

1.2. Phân biệt Indiegogo và Kickstarter

Được mệnh danh là hai ông lớn trong làng crowdfunding, cạnh tranh nhau trên mặt trận kêu gọi vốn. Vậy bạn có biết được hai trang này khác nhau như thế nào không?

Lĩnh vực kêu gọi đầu tư:

– Indiegogo cho phép bạn kêu gọi ở tất cả các lĩnh vực khác nhau với mục đích khác nhau

– Kickstarter thì ngược lại. Bạn phải có lĩnh vực và mục đích cụ thể mới được kêu gọi vốn và không mang tính cá nhân, tức là kêu gọi cho bản thân mình

Số lượng dự án:

– Indiegogo nhiều hơn và khó kiểm soát hơn

– Kickstarter ít hơn và kiểm soát dễ dàng, chặt chẽ hơn

Phí:

– Indiegogo thấp hơn khi thành công, nhưng kể cả không thành công vẫn phải trả phí

– Kickstarter cao hơn khi thành công, nhưng sẽ không mất gì khi không thành công

Mức độ thành công

– Indiegogo thấp hơn do có quá nhiều dự án

Kickstarter cao hơn

Trên đây là một vài sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa Indiegogo và Kickstarter. Qua đó, bạn có thể hiểu hơn phần nào về hai trang gây quỹ nổi tiếng này.

Việc làm phó phòng đầu tư

2. Những điều cần biết trên Indiegogo cho người mới bắt đầu

Để có thể bắt đầu trở thành một người khởi nghiệp hay một nhà đầu tư (investor) trên Indiegogo bạn cần biết một số điều cơ bản.

Về chủ dự án (campaigner):

Đối với những người đứng ra kêu gọi vốn đầu tư (vốn chủ sở hữu + vốn vay) hay còn gọi là chủ dự án thì Indiegogo sẽ lấy 5% phí trong tổng số tiền mà chủ dự án đó gây quỹ, kêu gọi được. Tất nhiên là chưa kể các chi phí khác mà người đó phải trả.

Ở Indiegogo sẽ có 2 dạng dự án:

– Fixed funding (fixed goal – cố định): Đây là loại dự án cố định. Tức là khi số tiền mà bạn kêu gọi được bằng với số tiền mà mục tiêu đã đưa ra thì bạn mới nhận được số tiền gây quỹ đó. Và ngược lại, nếu không đạt được con số ấy thì bạn đã kêu gọi không thành công. Đây là loại dự án thường mang tính chất nhỏ, không quá lớn.

– Flexible Funding (flexible goal – linh hoạt): Đây là dự án có số vốn linh động. Nếu như muốn đạt được mục đích thì bạn có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Bạn sẽ vẫn nhận được số tiền mà bạn kêu gọi được mặc dù không đạt được tới con số mà mục tiêu đặt ra.

Về người đầu tư (backer):

– Với các dự án Fixed funding: bạn sẽ không mất gì nếu như dự án mà bạn đầu tư, ủng hộ vốn không thành công. Điều này sẽ làm giảm rủi ro cho các nhà đầu tư trên Indiegogo.

– Flexible funding: Dù dự án bạn đầu tư có thành công hay không thì bạn sẽ đều mất đi số tiền mà bạn ủng hộ. Đây là sự rủi ro trong đầu tư ở các dự án linh hoạt.

Hiện nay, trên Indiegogo có hơn 15 triệu người sử dụng thường xuyên, con số này phổ biến ở trên 235 quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, các dự án thành công ở Indiegogo chỉ chiếm khoảng 47% so với tổng số dự án đăng ký. Con số này thấp hơn so với Kickstarter. Đây cũng là điều dễ hiểu khi Indiegogo cho phép người dùng có thể kêu gọi vốn bằng bất kỳ các sản phẩm ở lĩnh vực nào. Chính vì thế mà Indiegogo rất khó kiểm soát được các dự án vì nói trắng ra nó quá “tạp nham”.

Một lời khuyên cho các bạn định khởi nghiệp trên các trang crowdfunding là nếu bạn muốn linh hoạt trong việc kêu gọi vốn đầu tư và ở các sản phẩm khác nhau thì hãy lựa chọn Indiegogo. Còn nếu có ý định gây quỹ từ thiện hay với các mục đích rõ ràng khác bằng những sản phẩm được xác định sẵn thì Kickstarter là một lựa chọn hợp lý.

3. Ba lý do nên chọn Indiegogo để khởi nghiệp

3.1. Indiegogo cung cấp, hỗ trợ các chủ dự án các chuyên gia về các lĩnh vực và quan hệ đối tác độc quyền để thúc đẩy các dự án của bạn

Nếu bạn thực sự nghiêm túc với việc khởi nghiệp của chính mình thì đây là cơ hội tốt cho bạn. Bởi bạn chỉ mới bắt đầu, kinh nghiệm chắc chắn sẽ ít hơn so với các chuyên gia. Vì thế, khi có được sự hỗ trợ, bạn có thể cải tiến, nâng cao sản phẩm của mình nhằm biến dự án có khả năng thành công cao hơn. Bên cạnh đó là nếu dự án của bạn thực sự hấp dẫn thì đối tác đầu tiên có mối quan hệ với bạn sẽ giúp bạn có động lực hơn trên con đường xây dựng thương hiệu cá nhân của mình.

3.2. Vượt xa người khác trên một lĩnh vực nào đó

Indiegogo sẽ cung cấp cho bạn các công cụ hữu ích trước và sau chiến dịch để đưa dự án của bạn vượt ra ngoài quy mô cộng đồng. Nếu dự án ban đầu của bạn rất hấp dẫn và có khả năng đem lại thắng lợi lớn thì việc có được sự hỗ trợ của Indiegogo bạn có thể gây ra tiếng vang trên toàn thế giới ở đời thực chứ không phải chỉ trên trang web của Indiegogo nữa.

3.3. Tự do gây quỹ từ mọi thứ và mọi nơi

Khi mà bạn rất muốn khởi nghiệp nhưng lại không chuyên về bất cứ một mảng nào thì Indiegogo sẽ giúp bạn. Bạn chỉ cần đăng những thứ bạn muốn và nghĩ cách phát triển nó để thu hút các nhà đầu tư thôi.

Việc làm chuyên viên tư vấn đầu tư

4. Khi tham gia gây quỹ trên Indiegogo bạn được và mất gì?

Điều gì cũng tồn tại hai mặt là tích cực và tiêu cực. Đặc biệt là trong việc đầu tư, gây quỹ các dự án cũng vậy. Bạn vẫn sẽ đạt được những kết quả khả quan, tuy nhiên cũng sẽ có những sự mất mát.

4.1. Những điều bạn sẽ nhận được khi tham gia gây quỹ?

– Điều đầu tiên mà bạn có thể đạt được chính là có được những sản phẩm độc đáo và khác biệt so với mô hình chung hiện nay. Ở trên Indiegogo sẽ có rất nhiều chủ dự án đến từ các nước khác nhau trên thế giới, vì thế có những sản phẩm độc lạ sẽ khiến bạn thích thú và muốn có được nó ngay lập tức. Đây là một trong những điều hấp dẫn nhất ở Indiegogo.

– Thứ hai, đó chính là giá rẻ. Đúng vậy, bạn chắc đã được nghe đến các từ như “early bird” (đặt hàng sớm), là một nhà đầu tư bạn sẽ có thể được discount (giảm giá) lên đến 50% nếu đặt mua sớm kể từ lúc chưa công khai mở bán. Điều này tức là bạn có thể mua được sản phẩm với cái giá hời. Tuy nhiên, số lượng early bird thường rất ít và bạn phải nhanh chân thì mới được.

– Thứ ba, bạn cần biết là khi tham gia gây quỹ trên Indiegogo bạn đã là một người có khả năng biến những ước mơ, điều ấp ủ của người khác (cũng có thể là của chính bạn) trở thành sự thật. Có một điều là có rất nhiều dự án được lập ra nhằm mục đích từ thiện. Vì thế, nếu không có sự giúp sức của bạn và những nhà đầu tư khác thì dự án đó sẽ mãi không thực hiện được và chỉ năm ở trong suy nghĩ hoặc trên trang giấy mà thôi.

– Học hỏi kinh nghiệm từ những chủ dự án đã kêu gọi thành công. Bạn đang là nhà đầu tư, nhưng bạn cũng có thể trở thành một chủ dự án bằng cách học hỏi các kinh nghiệm cũng như phương thức mà những chủ dự án khác đã kêu gọi vốn thành công. Đây là cơ hội để bạn có những trải nghiệm khác biệt trong cuộc sống cũng như học hỏi thêm nhiều kiến thức khác ngoài sách vở. Qua đó, bạn cũng có thể biết được rằng mình có thể trở thành một nhà khởi nghiệp thành công hay không.

4.2. Những điều bạn có thể mất khi tham gia gây quỹ?

– Không bao giờ nhận được sản phẩm là một điều mà khả năng cao có thể xảy ra với bạn. Có rất nhiều dự án trên Indiegogo đưa ra các sản phẩm rất thú vị và bạn quyết định đầu tư. Tuy nhiên, sau đó, khi dự án kết thúc và đã gây quỹ thành công nhưng bạn vẫn chưa nhận được sản phẩm của mình. Có lẽ chủ dự án đã quên gửi cho bạn hoặc là họ cố ý không gửi để giữ sản phẩm của mình.

– Khả năng tiếp theo có thể đến với bạn chính là việc sản phẩm bạn nhận được không đúng như miêu tả. Đúng là đầu tư từ xa thường rất rủi ro nhỉ. Việc này cũng không có gì khó hiểu khi các chủ dự án kêu gọi vốn thì họ sẽ muốn đưa ra những điểm tuyệt vời, tính năng vượt trội ở sản phẩm của mình để thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư. Còn những điểm hạn chế thì cứ mua sản phẩm đi rồi bạn sẽ rõ mà.

– Điều thứ ba bạn có thể mất khi tham gia gây quỹ chính là mất thời gian chờ đợi sản phẩm về đến tay. Nếu bạn mong muốn việc hôm nay mua hàng và ngày hôm sau nó sẽ có mặt ở nhà mình thì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra nhé.

Có những dự án gây quỹ thành công và họ hứa sẽ gửi hàng cho bạn vào cuối tháng này, sang tháng sau nhưng có khi đến 2, 3 tháng sau bạn may ra mới nhận được. Thậm chí, có những trường hợp đến tận năm sau mới nhận được sản phẩm của mình. Nhưng dù chậm vẫn còn hơn không nhận được hàng đúng không. Vì thế bạn cần phải là người thực sự kiên nhẫn thì mới có thể là nhà đầu tư lâu dài được.

Tuy nhiên, cũng có những chủ dự án có thời gian giao hàng rất đúng kế hoạch, thậm chí còn đến sớm hơn so với dự kiến. Do đó, bạn vẫn cứ lạc quan lên nhé.

– Vì là trang gây quỹ cộng đồng, hơn hết lại ở nhiều nước khác nhau, vì vậy nếu bạn muốn bảo hành sản phẩm là rất khó khăn. Chỉ riêng việc gửi đi gửi lại sản phẩm cũng đã mất kha khá thời gian rồi. Bên cạnh đó, đây có thể coi là kiểu mua hàng hóa xách tay, vì thế nếu gặp một vài chủ dự án có tâm thì họ vẫn sẽ hỗ trợ giúp bạn miễn là bạn chứng minh được lỗi đó thuộc về họ.

– Khả năng bị lừa trên Indiegogo là hoàn toàn có thể xảy ra. Bởi không phải chủ dự án nào cũng tốt bụng như bạn nghĩ, họ chỉ muốn kiếm tiền từ những người khác thôi. Vì vậy, bạn rất dễ mất niềm tin vào cuộc sống nếu như hay gặp phải những chủ dự án xấu tính này. Tuy nhiên, vẫn sẽ có rất nhiều chủ dự án mang đến cho bạn những dự án kêu gọi đáng bất ngờ nhé.

Muốn tìm việc làm

5. Làm thế nào để hạn chế được những rủi ro khi tham gia Indiegogo

Được cũng nhiều nhưng mất cũng không kém. Vì vậy, để tránh những rủi ro thì chúng ta phải làm sao?

Thứ nhất, khi quan tâm và định tham gia gây vốn hay đầu tư bất kỳ một dự án nào trên Indiegogo thì bạn hãy tìm hiểu thật kỹ thông tin về dự án đó. Khi đọc về dự án mà bạn cảm thấy không được ổn định lắm thì hãy tham khảo những bình luận phía dưới của những người đã ủng hộ rồi nhé. Họ thường hỏi rất nhiều thông tin về dự án và chắc chắn nó sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn cũng muốn bình luận thì đầu tiên bạn phải ủng hộ trước đã. Một điều lưu ý là bạn chỉ có thể bình luận khi đã ủng hộ mà thôi.

Thứ hai là tìm hiểu về chủ dự án thông qua sản phẩm của họ. Tức là bạn sẽ phải tìm hiểu về kinh nghiệm cũng như năng lực của chủ dự án đó. Nếu bạn nghĩ startup làm gì có kinh nghiệm thì bạn đã nhầm. Có rất nhiều người có kinh nghiệm trong lĩnh vực mà họ kêu gọi, tuy nhiên, trước đó họ không làm một mình mà có thể làm cho các tổ chức khác. Vì muốn gây dựng cho sự nghiệp của riêng mình nên họ quyết định kêu gọi vốn trên đây mà thôi.

Thứ ba chính là tìm hiểu mức độ thành công của những dự án trước mà chủ dự án đã kêu gọi thành công. Nếu như họ đã từng thành côn thì cứ mạnh dạn trao niềm tin cho họ một lần đi, bởi đó đã là một điểm cộng rồi.

Thứ tư là việc tìm hiểu về các sản phẩm mẫu. Hãy tập trung vào những dự án mà chủ dự án đã có những sản phẩm mẫu và đăng lên cho bạn cũng như các nhà đầu tư khác xem. Còn những sản phẩm mẫu trên giấy thì không nên nhé, vì có những thứ sẽ chỉ mãi ở trong trí tưởng tượng hoặc trên giấy mà thôi.

Thứ năm là việc xem các chủ dự án có cập nhật thông tin về sản phẩm của mình thường xuyên không? Nếu có, chứng tỏ họ rất tâm huyết với dự án của mình cũng như mong muốn các nhà đầu tư sẽ chú ý đến dự án đó. Điều này có thể giúp bạn yên tâm hơn về khả năng thành công của dự án, qua đó cũng sẽ biết được tiến độ sản phẩm của dự án đó. Còn nếu lâu rồi bạn vẫn không thấy động tĩnh gì thì có khả năng dự án đó đang gặp khó khăn, thậm chí có thể “toang” rồi.

Thứ sáu, nếu gặp những vấn đề bất thường về dự án nào đó mà bạn đã gây quỹ thì hãy yêu cầu hoàn tiền ngay lập tức, tất nhiên là trước khi dự án đó kết thúc. Bởi chủ dự án chỉ nhận được tiền sau khi dự án đã kết thúc, còn nếu vẫn đang trong quá trình kêu gọi vốn thì số tiền bạn đã gây quỹ sẽ do Indiegogo nắm giữ. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể nhận lại được số tiền đã ủng hộ.

Thứ bảy, khi quyết định đầu tư cho dự án bất kỳ bạn cần thu thập và tìm hiểu thật hiểu thông tin về dự án đó, càng nhiều càng tốt. Thực hiện phaan tích đánh giá dựa theo các phương pháp như TPI, IRR, CBA, B/C để có cơ sở ra quyết định đầu tư đúng đắn.

Ngoài ra, nếu khi kết thúc dự án mà bạn gặp phải một vài vấn đề trục trặc ở sản phẩm thì bạn chỉ có thể liên hệ với chủ dự án. Tuy nhiên khả năng có thể được đổi hoặc hoàn tiền là rất thấp.

Bên cạnh đó, bạn có thể nhờ đến sự trợ giúp của đội ngũ Indiegogo nếu gặp phải những dấu hiệu lừa đảo. Indiegogo có một bộ phận là Trust & Safety. Họ sẽ có nhiệm vụ giải quyết những chuyện gây mất niềm tin của bạn vào Indiegogo cũng như bảo vệ quyền lợi của bạn khi tham gia Indiegogo.

Mong rằng bài viết này đã cung cấp những thông tin chi tiết và đầy đủ nhất về Indiegogo cho các bạn độc giả. Qua bài viết, chắc có lẽ các bạn đã hiểu rõ hơn về gây quỹ cộng đồng cũng như việc trở thành người khởi nghiệp hay nhà đầu tư trên Indiegogo.

Nếu bạn muốn khởi nghiệp trên các trang gây quỹ thì hãy suy nghĩ thật kỹ về những sản phẩm của mình cũng như sự phù hợp của mình với các trang crowdfunding nhé. Còn nếu, bạn quan tâm và muốn tìm hiểu các lĩnh vực có thể khởi nghiệp thành công thì Timviec365.vn sẽ là một gợi ý cho bạn. Trang web Timviec365.vn cung cấp rất nhiều thông tin một cách đầy đủ và chi tiết về các lĩnh vực cũng như xu hướng phát triển của các ngành nghề hiện nay. Chúc các bạn thành công!

Người tìm việc