Deputy Manager là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Vice Và Deputy

Deputy Manager là gì? Tìm hiểu sự khác nhau giữa Vice Và Deputy

Deputy là gì

Deputy Manager thường là vị trí có quyền hành đứng sau Manager trong tổ chức, đội nhóm. Tuy vậy, nhiều người vẫn chưa thực sự hiểu về vị trí Deputy Manager là gì và nhầm lẫn giữa Deputy Manager với Vice. Vậy, nếu bạn cũng đang tìm hiểu về Deputy Manager là gì, những thông tin được tổng hợp về vị trí này dưới đây sẽ giải đáp giúp bạn.

Tổng quan về vị trí Deputy Manager là gì?

Trước khi tìm hiểu về sự khác nhau của Deputy Manager và Vice, bạn nên hiểu về khái niệm của Deputy Manager là gì và những thông tin liên quan. Cụ thể như sau:

Deputy Manager là gì?

Deputy Manager hay phó phòng là người có quyền điều hành, làm việc trực tiếp dưới sự giám sát của Manager. Deputy Manager sẽ đóng vai trò hỗ trợ cho người Manager trên quyền trực tiếp của họ hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Với khái niệm trên, bạn có thể hiểu đơn giản rằng, Deputy Manager sẽ là người có quyền điều hành thứ 2, sau người quản lý trong hệ thống phân cấp tổ chức, đội nhóm. Deputy Manager sẽ thay mặt cho Manager khi họ vắng mặt. Cơ hội phát triển, thăng tiến của Deputy Manager được đánh giá có tiềm năng khá cao.

Hiện tại, vị trí Deputy Manager trong các doanh nghiệp đóng vai trò khá quan trọng. Do đó, khi tuyển dụng, các doanh nghiệp thường đặt ra các tiêu chí, yêu cầu khá cao cho bộ phận này. Ví dụ như cần có kiến thức chuyên môn tốt, nắm được cơ bản các kiến thức chung về thị trường, tài chính,… Họ cũng phải có các kỹ năng mềm tốt để giúp công việc đạt được hiệu quả tốt hơn.

Deputy Manager là gì?

Công việc của Deputy Manager là gì?

Vậy, công việc, nhiệm vụ của một Deputy Manager là gì? Trên thực tế, sẽ không có câu trả lời cụ thể cho vấn đề này. Bởi với mỗi tổ chức, ngành nghề khác nhau, nhiệm vụ của Deputy Manager sẽ khác nhau. Tuy vậy, sẽ có một số công việc, nhiệm vụ chung mà hầu hết các Deputy Manager đều cần thực hiện như sau:

  • Thay mặt cho Manager khi họ không có mặt.
  • Hỗ trợ cho người quản lý trong công việc hàng ngày, quá trình ra quyết định có liên quan đến các thủ tục, hoạt động trong phạm vi quyền hành của người quản lý.
  • Tham dự vào các cuộc họp của phòng ban, chuẩn bị chi tiết các báo cáo cần thiết.
  • Giúp cho Manager giám sát các hoạt động của phòng ban để đạt được mục tiêu đã đề ra trước đó.
  • Phối hợp với các bộ phận khác nhau như tài chính, kế toán, nhân sự và tiếp thị.
  • Giám sát, đảm bảo các nhân viên thuộc phòng ban đang quản lý thực hiện đúng nguyên tắc, quy định của doanh nghiệp.
  • Chuẩn bị các báo cáo liên quan đến hoạt động của phòng ban theo định kỳ (tuần, tháng, quý,…) để trình lên Manager.
  • Làm việc, phối hợp chặt chẽ với các thành viên khác trong nhóm, tổ chức, phòng ban để họ đạt được mục tiêu ban đầu.
  • Thực hiện hỗ trợ cho hoạt động tuyển dụng, đào tạo, hướng dẫn cho nhân viên mới thuộc phòng ban, tổ chức mà họ làm việc.
  • Cung cấp tài liệu tóm tắt liên quan đến hoạt động của phòng ban để báo cáo cho các quản lý cấp cao khác.

Tìm việc ngay

Công việc của Deputy Manager sẽ hỗ trợ chính cho Manager/trưởng phòng

Mức thu nhập của Deputy Manager

Mức thu nhập hiện tại của Deputy Manager sẽ còn tùy thuộc vào việc bạn quản lý phòng ban nào, doanh nghiệp quy mô ra sao, đang hoạt động trong lĩnh vực gì. Dưới đây là một số tổng hợp liên quan đến mức lương trung bình của Deputy Manager để bạn có số liệu tham khảo cụ thể hơn.

Mức lương trung bình chung của Deputy Manager:

  • Lương trung bình: 34.100.000 đồng/tháng.
  • Dải lương phổ biến: 23.200.000 – 34.800.000 đồng/tháng.
  • Lương thấp nhất: 11.600.000 đồng/tháng.
  • Lương cao nhất: 116.000.000 đồng/tháng.

Mức lương trung bình của một số vị trí Deputy Manager:

  • Accounting Deputy Manager: 23.200.000 đồng/tháng.
  • Logistics Deputy Manager: 22.400.000 đồng/tháng.
  • Deputy Manager Kinh doanh: 24.500.000 đồng/tháng.
  • Deputy Manager Kỹ thuật: 17.200.000 đồng/tháng.

So sánh sự khác nhau của Vice và Deputy

Vậy, sự khác nhau của Vice và Deputy Manager là gì. Trên thực tế, công việc của 2 vị trí này sẽ khá tương tự nhau. Điểm khác nhau của Vice và Deputy có thể kể đến là khái niệm và đối tượng làm việc của 2 vị trí này. Cụ thể như sau:

Khác nhau về khái niệm:

  • Deputy Manager: Như đã nói ở trên, Deputy Manager chính là vị trí phó phòng của một phòng ban, tổ chức hoặc đội nhóm.
  • Vice: Trong khi đó, Vice là thuật ngữ được sử dụng để chỉ những vị trí như phó chủ tịch hoặc phó tổng giám đốc.

Khác nhau về quyền hạn:

  • Deputy Manager: Sẽ đóng vai trò là người thay mặt cho Manager, quản lý, điều hành với phòng ban mà mình đang làm việc, quản lý.
  • Vice: Sẽ đóng vai trò thay mặt cho chủ tịch, tổng giám đốc quản lý, điều hành, hỗ trợ điều hành với toàn bộ các phòng ban, bộ phận trong doanh nghiệp. Có thể thấy, Vice sẽ quản lý cả Deputy Manager.

Khác nhau về đối tượng:

  • Deputy Manager: Chịu sự quản lý của Manager/trưởng phòng và quản lý các nhân viên trong phòng ban, bộ phận của họ.
  • Vice: Chịu sự quản lý của chủ tịch/tổng giám đốc, quản lý toàn bộ nhân viên trong doanh nghiệp, bao gồm cả Manager và Deputy Manager.
Vice và Deputy là 2 vị trí làm việc khác nhau

Bài viết trên đây đã tổng hợp và giải thích cho bạn vị trí Deputy Manager là gì. Hy vọng những thông tin ở trên cũng giúp bạn hiểu hơn về sự khác nhau của Vice và Deputy như thế nào. Đừng quên theo dõi TopCV để cập nhật thêm nhiều tin tức khác liên quan đến thị trường tuyển dụng cũng như các cơ hội việc làm hấp dẫncũng như tạo CV ứng tuyển.

Tạo CV ngay