Huyện Gò Công Đông – Cổng Thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang

Gò công là ở đâu

Gò Công Đông là huyện ven biển của tỉnh Tiền Giang,

+ Phía Đông: giáp Biển Đông;

+ Phía Tây: giáp Thị xã Gò Công;

+ Phía Nam: giáp huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông;

+ Phía Bắc: giáp huyện Cần Đước tỉnh Long An.

– Diện tích: tự nhiên 26.768,16 ha.

– Dân số: 142.820 người (năm 2013).

Với ưu thế của hệ thống sông ngòi, có hai cửa sông lớn Soài Rạp, Cửa Tiểu thông ra biển Đông, có tuyến đê chạy dọc bờ biển dài 18,5km; giao thông vận tải cả đường thủy và đường bộ của huyện khá thuận lợi khi cách trung tâm Thành phố của tỉnh 41km, thành phố Hồ Chí Minh 58 km. Đặc điểm địa lý này được xác định là lợi thế nổi bật đã tạo nên vị thế của huyện trong phát triển kinh tế biển, phát triển giao thông vận tải thủy – bộ kết nối ra biển đã đưa huyện trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh, có tác động thúc đẩy sự giao thương hàng hoá trong và ngoài nước.

Kinh tế của huyện phát triển theo hướng nông – ngư nghiệp – công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại dịch vụ, trong đó nông ngư nghiệp̣ đóng vai trò chủ lực. Tốc độ phát triển kinh tế hàng năm khá cao và ổn định, bình quân tăng 10,5% trong 10 năm gần đây, hiện đang có nhiều tiềm năng đột phá về thủy hải sản và công thương nghiệp.

– Trong phát triển nông nghiệp, với vị trí đất đai thuộc vùng nhiễm mặn lợ đã chủ động ngọt hóa, có nhiều giồng cát, Gò Công Đông có nền nông nghiệp khá phát triển, đủ điều kiện để hình thành vành đai xanh cho các khu công nghiệp trong vùng và của khu vực. Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản với vật nuôi chủ lực là tôm sú, cá nước lợ và các loài nhuyễn thể đang phát triển theo mô hình nuôi công nghiệp. Huyện có 2.150 ha nuôi nghêu, sò, 618 ha nuôi tôm…là đặc sản biển của huyện. Với 701 phương tiện đánh bắt hải sản đã khai thác tạo nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất và chế biến làng nghề thủy sản của địa phương

– Lĩnh vực công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến thủy – hải sản và sản phẩm nông nghiệp. Nhìn chung, lĩnh vực này đang trong giai đoạn chuyển mình, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Theo quy hoạch huyện có trên 2.000 ha để phát triển khu công nghiệp, hiện tại trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp với 05 dự án đang triển khai thực hiện:

– Tổng kho xăng dầu của Công ty Cổ phần Thương mại Hiệp Phước:

– Khu công nghiệp Dịch vụ dầu khí Soài Rạp:

– Nhà máy chế tạo ống thép (22,9ha) của công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam:

– Dự án Tổng kho của Công ty Cổ phần Lọc hóa dầu Nam Việt: gồm khu tái định cư và dự án Tổng kho xăng dầu.

– Dự án Kho cảng của công ty TNHH Một thành viên Dầu khí TPHCM: đã hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Tổ liên ngành tỉnh đang xem xét, đề xuất UBND tỉnh.

Trong đó có 02 dự án đã đi vào hoạt động: Nhà máy chế tạo ống thép của công ty Cổ phần Sản xuất ống thép Dầu khí Việt Nam và Tổng kho xăng dầu của Công ty Cổ phần Thương mại Hiệp Phước.

Ngoài ra, trên địa bàn huyện đã hình thanh Ngoài ra công ty Nichirei Suco của Nhật Bản đã xây dựng Trung tâm Nghiên cứu phát triển cây sơri và nhà máy chế biến trái sơri (Đây là 1 trong 7 loại trái cây chủ lực của tỉnh); 01 công ty TNHH một thành viên may mặc Nam Đô sản xuất các mặc hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc, Nhật, Mỹ (chủ yếu là xuất khẩu sang Hàn Quốc).

– Dự án Khu du lịch sinh thái biển Tân Thành giai đoạn 1 (11,7ha) của Công ty TNHH Một thành viên Vạn Bình An: Hoàn thành các hạng mục chính (giai đoạn 1) và đưa vào hoạt động ổn định; đang chuẩn bị hồ sơ, thủ tục các hạng mục công trình để thực hiện giai đoạn 2.