Cùng học các từ tiếng Anh liên quan đến bàn cờ vua và bộ bài tây và khám phá những điều thú vị có thể bạn chưa biết về hai trò chơi này.
1. Cờ vua (Chess)
Cờ vua là một trò chơi trên bàn cờ (và là một môn thể thao trí tuệ cho 2 người chơi. Ngày nay, cờ vua là một trong những trò chơi phổ biến nhất thế giới với hàng triệu người tại nhà riêng, trong câu lạc bộ, trực tuyến, từ xa và trong các giải đấu. Trò chơi này diễn ra trên một bảng hình vuông, gọi là bàn cờ (chessboard), gồm 8 hàng (rank) và 8 cột (file), tạo ra 64 ô hình vuông với các màu đậm và nhạt xen kẽ nhau. Mỗi người sẽ bắt đầu ván cờ với 16 quân cờ và sẽ lần lượt đi các quân của mình sau khi đối phương đã đi xong một nước. Các quân cờ của mỗi bên bao gồm 8 Tốt , 2 Mã , 2 Tượng , 2 Xe , 1 Hậu và 1 Vua .
Giới thiệu
Cờ vua không phải là một trò chơi may rủi; nó dựa thuần túy vào chiến thuật và chiến lược. Tuy thế, trò chơi này rất phức tạp đến mức thậm chí cả những người chơi hay nhất cũng không thể tính hết tất cả mọi phương án: mặc dù chỉ có 64 ô và 32 quân cờ trên bàn cờ nhưng số lượng nước đi có thể được thì còn vượt cả số lượng các nguyên tử có trong vũ trụ.
Cờ vua là một trong những trò chơi trí tuệ phổ biến nhất thế giới; nó được nói đến không chỉ như là một trò chơi mà còn là nghệ thuật, khoa học và thể thao. Cờ vua đôi khi được nhìn nhận như là trò chơi chiến tranh trừu tượng; cũng như là “các cuộc đấu trí tuệ”, và việc chơi cờ vua được coi như là một cách để rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Cờ vua được chơi để tiêu khiển cũng như để thi đấu trong các câu lạc bộ cờ vua, các giải đấu, chơi trực tuyến và chơi theo cách gửi thư. Rất nhiều biến thể và các trò chơi tương tự như cờ vua được chơi trên toàn thế giới.
Lịch sử
Nhiều quốc gia cho rằng họ là nơi phát minh ra cờ vua trong dạng phôi thai nào đó. Phổ biến nhất thì người ta tin rằng cờ vua có nguồn gốc từ Ấn Độ vào khoảng thế kỷ 6.
Một thuyết khác cho rằng cờ vua sinh ra từ trò chơi tương tự của cờ Trung Quốc, hoặc ít nhất là từ tổ tiên của cờ tướng, là môn đã tồn tại ở Trung Quốc kể từ thế kỷ 2 TCN.
Cờ vua sau đó được phổ biến về phía tây tới châu Âu và về phía đông tới Nhật Bản, sinh ra các biến thể trên đường đi của nó. Từ Ấn Độ nó đã tới Ba Tư, ở đây các thuật ngữ của nó được phiên âm sang tiếng Ba Tư.
Từ Ba Tư nó đi vào thế giới Hồi giáo, tại đây tên gọi của các quân cờ chủ yếu vẫn giữ các dạng Ba Tư trong thời kỳ Hồi giáo ban đầu của nó.
Có một thuyết cho rằng việc thay đổi tên diễn ra bởi vì trước khi cờ vua tới châu Âu thì các nhà buôn đã tới châu Âu và mang theo các quân vua được trang trí như là các đồ vật hiếm và cùng với chúng là tên gọi shāh, tên gọi này đã bị người châu Âu phát âm sai theo nhiều cách khác nhau.
Quy tắc di chuyển của các quân
Khi một ván cờ vua bắt đầu, một người chơi sẽ cầm quân đen và người chơi còn lại cầm quân trắng. Bên cầm quân trắng luôn luôn được đi trước và do đó có một ưu thế nhỏ so với bên cầm quân đen. Các quân cờ cần phải xếp trên bàn cờ tiêu chuẩn với ô nằm ở hàng cuối cùng bên tay phải người chơi bao giờ cũng có màu nhạt. Quy tắc di chuyển của các quân như sau:
- Xe (rock hay castle – vì hình dạng của quân cờ này giống lâu đài) di chuyển theo các đường thẳng dọc theo cột hay hàng tới ô còn trống mà không có quân nào cản trên đường đi.
- Tượng (bishop) di chuyển theo đường chéo tới ô có cùng màu.
- Hậu (queen) có nước đi là tổ hợp đơn giản của chuyển động của Xe và Tượng.
- Mã (knight – hiệp sỹ) có thể di chuyển tới ô còn trống hay ô bị quân đối phương chiếm giữ theo dạng hình chữ L. Quân Mã không bị cản như trong cờ tướng.
- Tốt (pawn) có thể di chuyển thẳng về phía trước chỉ một ô một lần tới ô còn trống, nhưng khi di chuyển quân để ăn quân đối phương thì đi chéo.
- Vua (king) là quân quan trọng nhất, nếu mất Vua thì người chơi thua cuộc. Mỗi lần đi nó có thể ăn quân hoặc di chuyển sang các ô bao quanh ô mà nó hiện tại đang chiếm giữ, trừ trường hợp nhập thành (castling).
2. Bài tây (Cards)
Trong tất cả các loại bài, bài 52 lá mà ta thường gọi là bài Tây, đúng là phổ biến nhất trên thế giới. Cho tới nay chưa có sách vở nào nói rõ về nguồn gốc của bộ bài này. Có giả thiết cho rằng chính người Trung Quốc chơi bài Tây đầu tiên, còn một số khác lại cho rằng chính người Ba Tư đã phát minh ra nó. Từ năm 1127, người Trung Quốc từng biết chơi các quân bài bằng gỗ được nhuộm nhiều màu, dù các hình vẽ còn đơn giản.
Lịch sử
Thú chơi bài từng được đón tiếp nồng nhiệt ở Venise, rồi Tây Ban Nha. Chưa đầy 100 năm sau ở Paris, đã phát sinh ngành công nghiệp sản xuất bài nhằm thỏa mãn đam mê của Vua Pháp Charles VI (1368-1422). Giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi bài này đến nỗi có một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không được chơi.
Đến năm 1480, người Anh bị mê hoặc bởi bộ bài 52 lá. Quốc Hội Anh thấy cần phải nhanh chóng ra lệnh cấm những người hầu và học việc không được chơi bài vào kỳ nghỉ lễ Noel. Đến thế kỷ 16 và 17, bộ bài 52 lá trở nên thông dụng trong tất cả các tầng lớp dân chúng ở Anh. Những người thuộc Hoàng Gia khi ấy, chơi bài suốt nhiều ngày liền với số tiền đặt rất lớn.
Lúc đầu 4 nước bài có dạng là tim, chuông, lá và quả sồi, đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh tiền, cốc, kiếm và gậy. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. TIỀN tượng trưng cho giới thương nhân, CỐC cho Nhà Thờ, KIẾM cho giới quân sự và GẬY là cho tầng lớp lao động. Tương tự ba quân bài cao nhất: quân Già tượng trưng cho vua, quân Đầm tượng trưng cho Hoàng Hậu và quân Bồi tượng trưng cho người hầu. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là cơ – HEARTS, rô – DIAMOND, chuồn – CLUBES, bích – SPADES). Tuy vậy, có điều khá lạ là nước Bích không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân tức những người nghèo khổ. Có lẽ người ta chọn nước Bích vào thời kỳ mà việc sử dụng Giáo Mác khá phổ biến.
Thuở ban đầu, CƠ (trái tim) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao; RÔ (ca rô) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân. CHUỒN được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn.
Mỗi quân bài bồi, đầm, già tượng trưng cho một nhân vật lịch sử có thật. Già Cơ chính là Hoàng Đế Charlemagne (747-814). Đầm Cơ chính là bà Judith mà theo truyền thuyết đã giải thoát dân tộc Judeé khỏi ách bạo tàn của người Assyrien. Bồi Cơ chính là La Hire (1390-1443) người bạn đường thân tín của nữ anh hùng Joan d’Arc. Lai lịch của con đầm Bích vẫn chưa được xác định. Có người cho rằng đó có thể là một bà Hoàng Hậu nào đó của Pháp.
Quân bài Nhân vật lịch sử K bích vua David K cơ vua Charlemagne K rô vua Julius Caesar K nhép vua Alexander đại đế Q bích Pallas Q cơ Judith Q rô Rachel Q nhép Argine J bích Ogier the Dane/Holger Danske (một hiệp sĩ của vua Charlemagne) J cơ La Hire (bạn đường của Joan d’Arc) J rô Hector J nhép Judas Maccabeus
Trong số các truyền thuyết của bộ bài 52 lá có cả truyền thuyết về lá bài 9 Rô. Trong một thời gian dài, quân bài này đã được gọi là “tai họa của xứ Scottland”. Đã có nhiều lời giải thích về truyền thuyết trên nhưng mọi chuyện vẫn chưa được tỏ rõ lắm. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scottland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scottland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.
Joker và Ace
Joker là một lá bài đặc biệt có trong những bộ bài hiện đại.
Một bộ bài thường có hai lá Joker, và hình vẽ trên những lá bài này khác nhau tùy vào nơi phát hành bộ bài. Thông thường, một lá Joker sẽ có màu trắng đen, còn lá còn lại có màu sắc đầy đủ. Có khi, một lá Joker màu đỏ, và lá kia màu đen. Trong những trò cần phải so sánh lá joker với nhau, joker có màu thường mạnh hơn joker trắng đen. Với những lá joker đỏ/đen, mày đỏ được tính là cơ hoặc rô, còn màu đen được dùng thay cho chuồn/pích. Hình trên lá joker thường là một thằng hề. Lá Joker đôi khi thường đươc ký hiệu là chữ S chồng lên chữ U, nên thường bị hiểu nhầm là ký hiệu gốc của ký hiệu dollar.
Quân át là một trong số các quân bài đặc biệt trong bộ bài 52 lá.
Trên quân át không ghi số 1 mà ghi chữ A vì đây là viết tắt của Ace – quân át, ngoài ra Ace còn có nghĩa là number one, là nhà vô địch. Bởi thế quân át nắm giữ thuộc tính của từng loại quân bài và luôn dẫn đầu 12 quân còn lại.
Ace of Spades, tức Át Bích là quân bài đặc biệt nhất. Tuy Spade có nghĩa là “phần đuôi” bởi các quân Bích thường được xếp bên dưới, nhưng không phải vậy. Biểu tượng Spade trên Át Bích to hơn các biểu tượng khác nhiều và Át Bích được xem là quân bài đại diện cho sức mạnh tối cao và có quyền lực nhất trong tất cả các quân bài, còn quyền lực hơn cả những vị vua và các quân át khác.
Sưu tầm
Từ vựng cần nhớ
Queen: Quân đầm trong bộ bài tây, quân hậu trong cờ vua
King: Quân già trong bộ bài tây, quân vua trong cờ vua
Jack: Quân bồi trong bộ bài tây
Hearts: Chất cơ
Spade: Chất bích
Diamonds: Chất rô
Clubs: Chất nhép
The nine of hearts: Quân chín cơ
Ace: Quân Át
Joker: Quân phăng teo
Black square: Ô cờ đen
White square: Ô cờ trắng
Chessman: Quân cờ
Knight: Quân mã
Bishop: Quân tượng
Rock / Castle: Quân xe
Pawn: Quân tốt