Arthritis là gì? Cách phòng tránh hiệu quả | Medlatec

Arthritis là gì? Cách phòng tránh hiệu quả | Medlatec

Arthritis là gì

Arthritis là gì? Arthritis hay còn gọi là viêm khớp, là bệnh lý khá phổ biến. Mặc dù vậy, nhiều người vẫn khá xem nhẹ tình trạng này và không điều trị sớm, hậu quả là bệnh chuyển biến xấu và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

25/03/2023 | Thực phẩm chức năng hỗ trợ xương khớp có tốt không?22/03/2023 | Đau nhức xương khớp toàn thân: Nguyên nhân và cách điều trị

1. Arthritis là gì?

Arthritis là gì? Đây một bệnh lý liên quan đến khớp xương. Khi mắc bệnh lý này, tại các khớp xương sẽ xuất hiện các triệu chứng như sưng, đau thậm chí là cứng khớp. Mức độ của bệnh sẽ nặng dần theo thời gian. Tại các vị trí như khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp cổ chân,… là những nơi thường gặp tình trạng viêm khớp nhất.

Arthritis còn có tên gọi khác là viêm khớp

Arthritis còn có tên gọi khác là viêm khớp

Ngoài ra, để điều trị tình trạng này, bác sĩ sẽ căn cứ vào từng loại arthritis mà người bệnh mắc phải. Được biết, có khoảng 100 bệnh viêm khớp, phổ biến nhất là các loại sau đây:

Viêm khớp dạng thấp

Đây là bệnh lý liên quan đến viêm khớp phổ biến nhất. Nguyên nhân gây ra bệnh lý dày là do sự tấn công của hệ miễn dịch để các mô của cơ thể, khiến chúng bị tổn thương và bị viê đồng thời gây ra các cơn đau và khớp bị thoái hóa dần.

Nếu không có biện pháp xử lý kịp thời, viêm khớp dạng thấp có thể khiến xương bị xói mòn và biến dạng khớp. Tuy là bệnh về xương khớp, nhưng có cũng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể như phổi, da, mắt,…

Thoái hóa khớp

Theo thời gian, các lớp sụn bảo vệ xương bị mòn đi khiến các khớp tiếp xúc trực tiếp với nhau gây thoái hóa. Bệnh lý này ảnh hưởng đến sụn, khớp, niêm mạc khớp, dây chằng và cuối cùng là xương. Biểu hiện của triệu chứng này là đau và cứng khớp.

Theo thời gian các khớp xương sẽ dần bị thoái hóa

Theo thời gian các khớp xương sẽ dần bị thoái hóa

Thoái hóa khớp thường xảy ra ở cột sống, đầu gối, hông, bàn tay,… Đây là những khớp phải hoạt động nhiều, do đó tình trạng thoái hóa ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống.

Viêm khớp nhiễm khuẩn

Vi khuẩn và nấm là hai tác nhân chính gây ra viêm khớp nhiễm khuẩn. Các tác nhân này có thể gây viêm khớp thông qua việc lây lan qua đường máu hoặc do chấn thương, phẫu thuật. Đầu gối và hông là hai vị trí thường xuyên mắc viêm khớp nhiễm khuẩn.

Viêm khớp phản ứng

Bệnh lý này là do các bộ phận khác như ruột, đường tiết niệu hoặc bộ phận sinh dục,…bị viêm nhiễm gây nên, biểu hiện là tình trạng sưng, đau khớp. Đầu khối, khớp bàn chân, khớp cổ chân là 3 vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi bệnh lý này. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm của bệnh lý này chỉ tương đối, nếu được điều trị theo phác đồ phù hợp thì bệnh sẽ khỏi hoàn toàn trong vòng 12 tháng.

Viêm cột sống dính khớp

Là tình trạng các xương nhỏ ở vùng cột sống bị viêm và dính liền với nhau. Điều này làm giảm tính linh hoạt của cột sống, ảnh hưởng đến các hoạt động của người bệnh nhất là khi cúi gập người xuống. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này.

Gút

Khi lượng axit uric và monosodium bị dư thừa do được sản xuất quá nhiều và không thể bài tiết hết có thể gây ra bệnh gút. Bệnh lý này thường gặp ở những người thường xuyên uống bia, rượu và bổ sung quá nhiều đạm. Biểu hiện của bệnh là các cơn đau dữ dội.

Bệnh gút gây ra do cơ thể tích tụ quá nhiều đạm

Bệnh gút gây ra do cơ thể tích tụ quá nhiều đạm

Viêm khớp vảy nến

Viêm khớp vảy nến là bệnh lý phổ biến ở những người bị bệnh vảy nến. Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây ra tình trạng này nhưng theo một vài suy đoán có thể là do sự tấn công của hệ miễn dịch đến các mô và tế bào khiến chính bị tổn thương và hình thành viêm

2. Cách phòng tránh arthritis

Viêm khớp là bệnh lý phổ biến, không chỉ gây ra những đau đớn, khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng vận động và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Vì thế, hãy thiết lập những thói quen lành mạnh để phòng tránh bệnh lý này.

Bổ sung các loại cá béo vào bữa ăn

Các loại cá béo là nguồn cung cấp omega-3 dồi dào cho cơ thể, đặc biệt trong việc cải thiện tình trạng viêm. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, phụ nữ tiêu thụ nhiều cá béo sẽ có nguy cơ mắc viêm khớp thấp hơn. Vì thế, bạn nên bổ sung các loại cá béo giàu omega-3 như các hồi, cá thu, cá ngừ,…

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Tập thể dục vừa là cách để kiểm soát cân nặng, giảm thiểu áp lực lên các khớp đồng thời có thể tăng cường sức mạnh của các cơ, giúp xương khớp dẻo dai hạn chế tình trạng hao mòn xương.

Để việc tập luyện thể dục thể thao mang lại hiệu quả tối ưu nhất, bạn chế thể kết hợp xen kẽ các bài tập nhẹ nhàng với các bài tập tăng sức mạnh. Bên cạnh đó, cần bổ sung thêm những bài tập giúp kéo giãn xương khớp, cải thiện sự linh hoạt.

Kiểm soát cân nặng

Trọng lượng cơ thể quá mức là yếu tố làm tăng nguy cơ viêm khớp. Vì thế, bạn cần kết hợp chế độ ăn uống hợp lý và các bài tập thể dục thể thao phù hợp để kiểm soát cân nặng. Để biết mình có đang thừa cân, béo phì hay không bạn có thể dựa vào chỉ số cơ thể BMI.

Bạn có thể kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể thao

Bạn có thể kiểm soát cân nặng thông qua chế độ ăn uống và tập luyện thể thao

Hạn chế các chấn thương

Việc cơ thể lão hoá và các khớp dần bị mài mòn qua năm tháng là điều không thể tránh khỏi. Thêm đó, việc gặp các chấn thương khi tai nạn, làm việc hoặc chơi thể thao còn khiến khiến quá trình này diễn ra nhanh hơn. Để hạn chế các chấn thương, bạn nên cẩn thận hơn trong khi đi đường, đội mũ bảo hiểm đầy đủ; khi chơi thể thao cần mang thêm các thiết bị bảo vệ,…

Nói tóm lại, Arthritis là một bệnh lý phổ biến, thường gặp ở người trưởng thành. Đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh, cần đến MEDLATEC để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.

Nếu còn thắc mắc về vấn đề này hay có nhu cầu thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đường dây nóng 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.