Bạn có biết 70 là tỉnh nào, khi đăng kí xe mang biển số 70 cần lưu ý những gì? Hôm nay, Thành Trung Mobile sẽ giới thiệu để bạn hiểu rõ hơn nha!
70 là tỉnh nào? Giới thiệu sơ lược về Tây Ninh
70 là tỉnh nào?
70 là tỉnh nào? 70 không phải là tên tỉnh mà là ký hiệu biển số xe của tỉnh Tây Ninh, được cấp theo quy định của pháp luật tại Phụ lục số 2 về ký hiệu biển xe xe hơi – mô tô trong nước căn cứ phụ lục 2 của Thông tư 58/2020/TT-BCA để tiện phục vụ cho công tác quản lý .
Tất cả các phương tiện giao thông tại tỉnh đều có biển số bắt đầu là 70 nên vì thế đây cũng là số hiệu đặc trưng nhận biết tỉnh này.
Địa giới hành chính
Tây Ninh phía Đông giáp các tỉnh Bình Dương và Bình Phước, phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Long An, phía Tây và phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia với đường biên giới dài 240km, với 02 cửa khẩu quốc tế là Mộc Bài và Xa Mát cùng 4 cửa khẩu chính, 10 cửa khẩu phụ. Tỉnh có 02 trục lộ giao thông quan trọng là quốc lộ 22 và quốc lộ 22B.
Tính đến thời điểm năm 2022, Tây Ninh là tỉnh có 9 đơn vị hành chính, bao gồm 1 thành phố Tây Ninh, 2 thị xã (Hòa Thành, Trảng Bàng) và 6 huyện (Bến Cầu, Châu Thành, Dương Minh Châu, Gò Dầu, Tân Biên, Tân Châu) với 94 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 17 phường, 6 thị trấn và 71 xã.
Đặc sản vùng miền
Tây Ninh dù là một vùng đất quanh năm nắng nóng nhưng lại có nhiều đặc sản độc đáo khiến du khách mê mệt. Thành Trung Mobile giới thiệu cho bạn top những món nhất định phải thử khi đến đây nha:
Top 1: Muối tôm Tây Ninh
Không phải là một tỉnh ven biển nhưng Tây Ninh lại cực kỳ nổi tiếng về muối tôm, ai đi đến đây thì ra về cũng xách theo vài bịch làm quà. Nguyên liệu để làm nên muối tôm đặc sắc này bao gồm: muối, tôm, thịt, tỏi, ớt…. được xay, rang qua lửa và phơi nắng cho dậy mùi rồi mới ra được muối tôm mà chúng ta vẫn thấy.
Loại gia vị này là nguyên liệu không thể thiếu trong các thức quà vặt quen thuộc với giới trẻ hiện nay như xoài lắc, cóc lắc, bánh mì nướng,… Dù có nhiều nơi sản xuất nhưng muối tôm Tây Ninh vẫn giữ một hương vị thơm ngon đậm đà không lẫn vào đâu được.
Top 2: Bánh tráng phơi sương
Nhắc tới Tây Ninh mà không nhắc tới bánh tráng quả là thiếu sót, đặc biệt là loại bánh được sản xuất ở Trảng Bàng. Để làm nên những chiếc bánh tráng dẻo dai, bắt miệng, người làm đã phải bỏ ra khá nhiều công sức và công đoạn, từ bước chọn nguyên liệu cho tới tráng bánh, phơi sương đều cần kinh nghiệm và tâm huyết.
Bánh tráng phơi sương ngoài là cuốn tôm thịt cùng rau sống ăn rất mát vào mùa hè thì còn được chế biến thành những món gây nghiện như bánh tráng cuộn hành phi, bánh tráng bơ, bánh tráng me….
Top 3: Bánh canh Trảng Bàng
Bánh canh Trảng Bàng đơn giản gồm có bánh canh, nước lèo, giò heo, thịt lạc, huyết… nhưng điểm gây thương nhớ nhất với món ăn này là phần nước lèo, nước lèo được ninh xương nêm nếm gia vị gia truyền của vùng đất Tây Ninh làm xiêu lòng mọi thực khách, ăn một lần là không thể quên.
Top 4: Bò tơ Tây Ninh
Bạn có thể bắt gặp nhiều quán nhậu có món bò tơ này, đặc biệt là tại Sài Gòn nhưng bò tơ Tây Ninh lại sở hữu hương vị hoàn toàn khác lạ. Thịt bò tơ Tây Ninh có độ mềm vừa phải, thoảng mùi sữa, kèm theo vị ngọt tự nhiên. Do đó, dù được chế biến thành món gì, chúng đều trở nên hấp dẫn.
Top 5: Thằn lằn núi Bà Đen
Được xem là đệ nhất đặc sản Tây Ninh, thằn lằn núi Bà Đen luôn là món ăn hút khách nhất trên bàn nhậu của cánh mày râu. Loại vật này khá khó tìm bởi chúng sinh sống chủ yếu ở các hốc núi và chỉ xuất hiện nhiều từ tháng 4 đến tháng 8 hằng năm.
Thằn lằn núi được chế biến thành nhiều món như nướng, băm nhỏ xào với tiêu xanh ăn kèm bánh tráng và lá lốt, hoặc nấu cháo với tiêu xanh và hành tươi, ngò tây cũng là một món ăn rất tốt cho sức khỏe.
Địa điểm du lịch nổi tiếng
Đến Tây Ninh, bạn không thể không đến những địa điểm du lịch nổi tiếng như Núi Bà Đen, Khu du lịch Ma Thiên Lãnh, Tòa thánh Tây Ninh, Hồ Dầu Tiếng, Tháp cổ Bình Thạnh, Tháp Chóp Mạt Tây Ninh, Vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát,… hay nếu là tín đồ của trái cây thì đừng bỏ qua vườn trái cây Gò Chùa, Khu du lịch sinh thái Long Trung,…
Tuy không phải những nơi nghỉ dưỡng sang chảnh với resort 5 sao nhưng đến đây, bạn sẽ được hòa mình cùng thiên nhiên, thoải mái khám phá tìm hiểu những nét đẹp trong kiến trúc, văn hóa, ẩm thực và có vô vàn địa điểm để bạn trải nghiệm những hoạt động như leo núi, cắm trại,… cùng bạn bè.
Biển số xe 70 ở đâu? Chi tiết biển số xe tại Tây Ninh
Sau khi biết 70 là tỉnh nào, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về biển số của khu vực tỉnh Tây Ninh và các vấn đề liên quan đến việc đăng ký xe tại khu vực này, đầu tiên là chi tiết biển số xe nha:
Xe máy
Theo quy định, xe máy lưu thông trên địa bàn tỉnh Tây Ninh sẽ được áp dụng biển số xe 5 số và sử dụng những ký hiệu chữ cái riêng để phân biệt biển số xe theo từng huyện, thành phố.
Ô tô
Cơ quan đăng ký xe 70
Tùy thuộc vào loại xe và chủ xe mà có thể tiến hành đăng ký xe tại các cơ quan đăng ký xe sau đây:
1. Đăng ký xe tại Phòng Cảnh sát giao thông
Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Phòng Cảnh sát giao thông) đăng ký, cấp biển số đối với các loại xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của:
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương
- Cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại quận, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương hoặc thành phố thuộc tỉnh nơi Phòng Cảnh sát giao thông đặt trụ sở (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định do Cục Cảnh sát cấp).
2. Đăng ký xe tại Công an cấp huyện
Công an quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết gọn là Công an cấp huyện) đăng ký, cấp biển số các loại xe sau đây (trừ các loại xe của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân tại mục (1), (2), (4)):
- Xe ô tô, xe máy kéo, rơmoóc, sơ mi rơmoóc và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú trên địa phương mình.
- Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự xe nêu trên của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình.
(Điểm b, khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BCA)
3. Đăng ký xe tại Công an cấp xã
Công an xã, phường, thị trấn (sau đây viết gọn là Công an cấp xã) đăng ký, cấp biển số cho các loại xe sau đây:
- Xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, doanh nghiệp quân đội, cá nhân trong nước có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương mình và cơ quan, tổ chức, cá nhân người nước ngoài, của dự án, tổ chức kinh tế liên doanh với nước ngoài tại địa phương mình;
- Tổ chức thu hồi giấy chứng nhận đăng ký, biển số xe hết niên hạn sử dụng, xe hỏng không sử dụng được của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trụ sở hoặc nơi thường trú tại địa phương.
(Điểm c, khoản 1 Điều 3 Thông tư 15/2022/TT-BCA)
Tuy nhiên, điều kiện của Công an xã để có thể cấp giấy đăng ký là trong 03 năm gần nhất xã đó có số lượng xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) đã đăng ký mới của cá nhân đăng ký thường trú; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đặt trụ sở trên địa bàn từ xã đó từ 250 xe trở lên/năm.
Thời hạn cấp đăng ký, biển số xe như thế nào?
Theo Thông tư 58/2020/TT-BCA, một trong những trách nhiệm của chủ xe đó là phải chấp hành các quy định của pháp luật về đăng ký xe.
Trong đó, khoản 4 Điều 6 Thông tư 5/2020/TT-BCA nêu rõ:
“4. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày làm giấy tờ chuyển quyền sở hữu xe thì tổ chức, cá nhân mua, được điều chuyển, cho, tặng, được phân bổ, thừa kế xe phải đến cơ quan đăng ký xe làm thủ tục cấp đăng ký, biển số.”
Như vậy, nếu mua xe mới thì chủ xe phải đi đăng ký trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày mua. Và để được cấp giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số xe, chủ sở hữu buộc phải đem phương tiện đến trực tiếp cơ quan đăng ký xe để làm thủ tục.
Nếu để quá thời hạn 30 ngày nói trên, chủ xe chậm đi đăng ký sẽ bị xử phạt lỗi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định sau khi mua.
Câu hỏi thường gặp khi đi đăng ký xe
Ai có thể đi đăng ký biển số xe?
Chính chủ xe sẽ là người trực tiếp đi đăng ký biển số xe. Nếu trong điều kiện người sở hữu xe không đi được thì cần có giấy tờ ủy quyền cho người đăng ký hộ.
Pháp luật chỉ quy định cấm người dưới 18 tuổi không được tham gia điều khiển xe máy có dung tích từ 50cc trở lên, không có quy định cấm người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi được quyền sở hữu, đứng tên xe. Vì vậy, chỉ cần là người sở hữu phương tiện thì bạn hoàn toàn có thể đăng ký xe dưới tên mình.
Xe chính chủ là gì?
Xe chính chủ là xe thuộc quyền sở hữu của chủ xe – người đứng tên xe, đăng ký giấy tờ xe và các thủ tục liên quan.
Mong rằng những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp câu hỏi 70 là tỉnh nào? Đừng quên để lại bình luận nếu có bất kỳ thắc mắc gì và hãy theo dõi Thành Trung Mobile để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nha!