Voi ma mút có bộ lông dài gần 50cm, rậm rạp hơn loài voi bây giờ, có ngà dài và cong, răng voi ma mút rất dài, cong quặp vào trong, dài nhất lên đến 5cm, răng lớn, sắc cạnh, thích hợp cho nghiền nát cỏ. Ma mút có chân sau ngắn nên trọng tâm toàn thân nghiêng về phía sau, vai nhô cao, chân chỉ có 4 ngón (kém 1 ngón so với voi hiện nay). Vòi của voi ma mút có hai chỗ lồi giống như ngón tay, một ở phía trước và một ở phía sau, giúp chúng dễ dàng túm lấy cỏ. Da màu đen, nâu và nâu đỏ, lông vàng, cao từ 3 đến 3,3 m. Theo các nhà khoa học, voi ma mút tồn tại ở thế Pliocen (thế Thượng Tân), khoảng 4,8 triệu năm đến 4.500 năm trước. Trước khi bị tuyệt chủng, loài voi này sống trải đều trên Trái Đất trong giai đoạn cuối kỷ Băng Hà. Theo nhà cổ sinh vật học người Đức, giáo sư Ralf-Dietrich Kahlke, duy nhất loài bò rừng (Bison priscus) có phạm vi phân bố rộng như loài voi ma mút trong thời kỳ cuối của kỷ Băng Hà.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng voi ma mút to nhất có thể là loài voi ma mút lông đen tại Siberia. Loài ma mút này không phải là của những con voi bản địa, mà là những con vật khổng lồ có nguồn gốc châu Mỹ.
Voi mamút lông đen từng ngự trị Trái Đất trong hơn nửa triệu năm, khắp từ châu Âu, châu Á đến Bắc Mỹ. Loài vật khổng lồ thuộc Kỷ Băng Hà này biến mất khỏi Siberia 9.000 năm trước, mặc dù voi ma mút sống sót trên hòn đảo Wrangel thuộc Bắc Băng Dương cho đến khoảng 3.700 năm trước. Voi ma mút có thể nặng đến hàng chục tấn.
Vì sao chúng tuyệt chủng? Cho đến gần đây, người ta cho rằng con voi ma mút cuối cùng biến mất ở châu Âu và nam Xibia vào khoảng 12.000 năm trước đây, tuy nhiên có những khám phá dẫn đến kết luận là chúng còn sống ở đó khoảng 10.000 năm trước đây.
Không lâu sau đó voi ma mút cũng biến mất khỏi Xibia. Một nhóm nhỏ còn sống ở đảo Paul cho đến 3750 TCN và những con ma mút nhỏ của vùng đảo Wrangel sống đến 1650 TCN. Những nghiên cứu mới đây về trầm tích tại Alaska cho thấy voi ma mút còn sống ở lục địa châu Mỹ cho đến 10.000 năm trước đây. Cho tới nay người ta vẫn chưa thể giải thích dứt khoát tại sao voi ma mút bị tuyệt chủng nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy rằng có thể do thời tiết nóng lên khoảng 12.000 năm trước đây, rồi sau đó các tảng băng tan ra và thụt ra biển khiến cho mặt biển dâng lên, có thể đây là một yếu tố. Rừng rú bị thay thế bởi đồng cỏ trong lục địa.
Môi trường sinh sống của voi ma mút cũng do dó mà bị thu hẹp lại. Tuy nhiên, đấy chỉ là phỏng đoán bởi trong nhiều giai đoạn ấm đã xảy ra trong kỷ băng hà trong nhiều triệu năm nhưng không gây ra tuyệt chủng cho loài sinh vật này, do đó chỉ khí hậu không đóng vai trò quyết định duy nhất cho sự tuyệt chủng của voi ma mút ở đây. Sự xuất hiện của những thợ săn thiện nghệ ở lục địa Á Âu và Châu Mỹ vào khoảng thời gian sự tuyệt chủng xảy ra có thể đóng vai trò lớn lao khiến voi ma mút biến mất. Voi ma mút tuyệt chủng do khí hậu thay đổi hay bị con người săn bắt quá độ vẫn còn là một vấn đề tranh cãi. Một giả thuyết cho rằng voi ma mút có thể bị mắc phải một chứng viêm vi trùng. Hay một giả thích họp lý cho sự tuyệt chủng của voi ma mút là do khí hậu kết hợp với bị con người săn bắt.
Con người đã từng bắt đầu tiêu thụ thịt voi ma mút khoảng 1,8 triệu năm trước đây. Có dấu hiệu ở Ucraina cho thấy người con người xây nhà dùng xương voi ma mút. Theo Viện Khoa học Sinh học tại Mỹ khám phá ra rằng xương voi ma mút chết nằm lại trên mặt đất và sau đó bị các con voi ma mút khác giẫm lên cũng mang những dấu vết tương tự như là bị người ta làm thịt.
Clip nguồn youtube