Acetone là gì? Axeton có độc không và được dùng để làm gì

Acetone mua ở đâu

Acetone là một loại dung môi tẩy rửa sơn móng tay quá đỗi quen thuộc với các chị em. Ngoài ứng dụng này thì aceton cũng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác như làm dung môi pha sơn, là hóa chất trung gian để tổng hợp ra nhiều chất khác, sản xuất sơn,….Vậy acetone là gì? Actone có độc không? Mua acetone ở đâu chất lượng. Nếu bạn đang thắc mắc những vấn đề này thì hãy dành ra ít phút để tìm hiểu với chúng tôi nhé.

Acetone là gì ?

Acetone hay acetate là một chất lỏng không màu, trong suốt, có mùi cay đặc biệt và có công thức hóa học là CH3COCH3. Nó có thể tan dễ dàng trong nước và các dung môi hữu cơ.

Acetone có thể được tìm thấy ở người và động vật. Ở người, nó được tạo ra bởi quá trình ketosis ở những người có thực phẩm ít carbohydrate hoặc bệnh tiểu đường

Trong công nghiệp, acetone chủ yếu được sử dụng làm dung môi để sản xuất chất nổ, sợi, da, dầu mỡ, nhựa, cao su, sơn phun,…

Công thức axeton

Các tính chất lý hóa đặc trưng của acetone

1. Tính chất vật lý của axeton

  • Là chất lỏng không màu, trong suốt có mùi cay đặc biệt, rất dễ bay hơi.
  • Acetone tự bốc cháy ở nhiệt độ 465 °C, tuy nhiên, mức nhiệt này còn phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với bên ngoài, nên trong một số thí nghiệm, nhiệt độ tự bốc cháy của acetone là 525 °C.
  • Độ hòa tan: Tan trong nước và hầu hết các dung môi hữu cơ như ethanol, dầu, hydrocarbon, ether, chloroform.

2. Tính chất hóa học của axeton

  • Phản ứng với Natri hydro sulfit (Na2HSO3) và tạo ra một chất phụ gia tinh thể không màu.
  • Phản ứng với hydro xyanua để tạo thành acetone cyanohydrin.
  • Acetone khá ổn định với các chất oxy hóa. Ở nhiệt độ phòng, nó không bị oxy hóa bởi axit nitric.
  • Khi có mặt một bazơ, phản ứng ngưng tụ lưỡng phân xảy ra để tạo thành rượu diacetone.
  • Khi có mặt chất xúc tác là các axit như HCl, H2SO4,…2 mol acetone sẽ tạo ra isopropylideneacetone và nếu thêm tiếp 1 mol acetone nữa thì sẽ tạo thành phorone (diisopropylideneacetone).
  • Khi có mặt H2SO4 đặc, 3 mol acetone sẽ khử nước để tạo thành 1,3,5-trimethylbenzene.
  • Phản ứng với canxi hydroxit, natri alkoxide hoặc natri amide để tạo thành isophorone (3,5,5-trimethyl-2-cyclohexen-1-one).
  • Phản ứng với dung dịch kiềm của hypohalite hoặc halogen và tạo thành haloform.

Các phương pháp điều chế acetone

  • Phương pháp 1: Acetone được sản xuất từ ​​quá trình chưng cất khô các hợp chất acetate như canxi acetate trong decarboxyl hóa ketonic.

Ca(CH3COO)2 → CaO + CO2 + (CH3)2CO

  • Phương pháp 2: Acetone được sản xuất bằng cách dùng vi khuẩn Clostridium acetobutylicium để lên men ethanol acetone butanol. Tuy nhiên, cách này hiện không được sử dụng do năng suất thấp.
  • Phương pháp 3: Acetone hiện nay được sản xuất trực tiếp hoặc gián tiếp từ propylene.

– Khoảng 83% sản lượng acetone trên thế giới được sản xuất bằng quy trình cumene. Trong quá trình này, benzen được kiềm hóa bằng propylen để tạo thành hợp chất cumene, sau đó bị oxy hóa bởi không khí để tạo thành phenol và acetone.

– Ngoài ra, acetone cũng được sản xuất bằng quy trình Wacker Hoechst. Trong quá trình này, propylene được oxy hóa hoặc hydrat hóa để hình thành 2-propanol, sau đó bị oxy hóa để tạo thành acetone.

Điều chế axeton

Acetone dùng để làm gì? Một số ứng dụng phổ biến của acetone

1. Acetone – Trong công nghiệp

  • Trong ngành sản xuất sơn, acetone được sử dụng để hòa tan một số chất như nitrocellulose, cellulose ether và cellulose acetate nhằm làm giảm độ nhớt của sơn. Nhờ tốc độ bay hơi cao và nhiệt độ sôi thấp nên sơn sẽ nhanh khô hơn. Ngoài ra, acetone cũng được ứng dụng trong quy trình sản xuất sơn có hàm lượng chất rắn cao.
  • Được sử dụng để pha loãng nhựa polieste.
  • Là hóa chất trung gian để tổng hợp metyl metacrilat, bisphenol A.
  • Acetone được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp sản xuất sợi nhân tạo và chất nổ.

Dung môi acetone – VietChem

2. Axeton – Trong y học và dược phẩm

  • Là dung môi hữu cơ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay trong ngành sản xuất dược phẩm, ví dụ như sản xuất thuốc viên, thuốc dạng lỏng và dùng như một chất khử trùng.
  • Đóng vai trò làm chất bảo quản thực phẩm và là thành phần tá dược của một số loại thuốc chữa bệnh.
  • Acetone kết hợp với cồn giúp hỗ trợ điều trị mụn trứng cá. Đây là phương pháp được bác sỹ khuyên dùng và đem lại hiệu quả cao.
  • Acetone khi kết hợp với một số hợp chất thích hợp sẽ tạo ra hỗn hợp có công dụng lột da chết, da khô.

3. Axeton – Trong mỹ phẩm

  • Dùng làm chất phụ gia trong trang điểm và kem dưỡng da.
  • Là thành phần chính của chất tẩy rửa, làm sạch sơn móng tay. Bằng cách thấm acetone vào tăm bông hoặc vải rồi lau lên bề mặt móng tay cần làm sạch sơn là có thể dễ dàng loại bỏ sơn khỏi móng. Vì có giá thành rẻ và dễ sử dụng nên acetone không chỉ có mặt ở các tiệm nails mà rất nhiều bạn gái cũng có một lọ cho riêng mình tại nhà.

4. Axeton – Trong phòng thí nghiệm

  • Là dung môi quan trọng trong rất nhiều phản ứng hữu cơ tại các phòng thí nghiệm. Vì có nhiệt độ đóng băng thấp, – 80 độ C nên nó được dùng để thực hiện các phản ứng hóa học ở nhiệt độ thấp.
  • Dùng làm chất tẩy rửa các dụng cụ, thiết bị thủy tinh và giúp chúng nhanh khô hơn.
  • Được dùng như một chất hút ẩm với đặc tính khử nước hiệu quả.
  • Hơi của acetone phát huỳnh quang dưới tia UV nên nó có thể được dùng làm chất đánh dấu.

Axeton dùng trong thí nghiệm – Vietchem

5. Một số ứng dụng khác của axeton

  • Nén khí Acetylene: Acetylene là loại khí công nghiệp quan trọng nhưng không thể nén nó dưới áp suất thấp khi ở dạng hợp chất tinh khiết vì nó không an toàn, dễ gây nổ. Do đó, người ta thường trộn lẫn một lượng acetone với thể tích gấp khoảng 300 lần thể tích thực của khí acetylene để quá trình nén và bảo quản khí dễ dàng, an toàn hơn. Một lít acetone có thể hòa tan được khoảng 250 lít acetylene.
  • Dùng làm dung môi làm sạch các thiết bị điện tử, loại bỏ vết bẩn bám trên tường, làm sạch bàn chải và các dụng cụ được sử dụng trong khi sơn.
  • Là dung môi tẩy rửa các hợp chất khô, đảm bảo sự an toàn trong thức uống, đồ ăn.
  • Là thành phần có trong mực in, giúp mực nhanh khô.

Acetone có độc không?

Dù có khá nhiều ứng dụng trong cuộc sống nhưng acetone cũng là một chất độc nếu sử dụng và bảo quản không đúng cách, cụ thể như sau:

  • Kết hợp với một số chất như hydogen peroxide hoặc chloroform thì acetone sẽ trở thành một chất cực kỳ có hại.
  • Uống nhầm acetone: Nếu uống với liều lượng nhỏ, acetone sẽ được gan chuyển hóa thành chất vô hại nhưng nếu uống với liều lượng lớn, nạn nhân sẽ có hiện tượng nôn ói, nặng hơn có thể nôn ra máu.
  • Nếu để acetone bắn vào mắt, giác mạc sẽ bị tổn thương nhưng có thể lành sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc trong một thời gian dài thì giác mạc có thế bị đục tạm thời hoặc đục vĩnh viễn.
  • Khi uống hoặc hít phải hơi acetone, niêm mạc họng có thể bị kích thích, sưng, còn niêm mạc mũi cũng bị tổn thương, suy yếu hệ hô hấp và khó thở, nhịp thở chậm, hơi thở yếu, ngứa phế quản.
  • Khi bị ngộ độc acetone, nạn nhân sẽ có triệu chứng như tim đập rất nhanh và huyết áp giảm đáng kế.
  • Nhiễm độc acetone khiến hệ thần kinh trung ương giảm hoạt động, nạn nhân cảm thấy buồn ngủ, cử động không phối hợp, cơ thể chuyển động liên tục, thậm chí rơi vào tình trạng hôn mê.
  • Vì là chất dễ cháy, bắt lửa nhanh nên nó rất dễ gây cháy nổ nếu không được bảo quản cẩn thận.

Giải pháp xử lý sự cố liên quan đến acetone

  • Khi acetone tiếp xúc với mắt: Ngay lập tức dùng nước sạch để rửa trong vòng 15 phút. Trong trường hợp đeo kính áp tròng thì cần lấy ra ngay và đưa tới gặp bác sĩ chuyên khoa mắt.
  • Khi tiếp xúc với da: Dùng nước sạch và xà phòng (nếu có) đê rửa sạch, đồng thời cởi bỏ quần áo nhiễm bẩn và nếu xảy ra các kích ứng thì cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu. Nếu da bị tổn thương da nghiêm trọng thì cần bôi kem sát khuẩn sau khi rửa với nước và đưa đến gặp bác sỹ.
  • Khi hít phải hơi acetone: Nới lỏng quần áo, cổ áo, thắt lưng của nạn nhân và tiến hành hô hấp nhân tạo khi nạn nhân ngừng thở, đồng thời gọi cấp cứu và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
  • Khi nuốt phải acetone: Không để nạn nhân nôn mửa cũng không được dùng miệng để hô hấp nhân tạo, đồng thời nới lỏng quần áo, thắt lưng,…và gọi cấp cứu hoặc đưa tới cơ sở y tế gần nhất.

Axeton dùng để rửa móng tay

Những lưu ý khi sử dụng và bảo quản hóa chất acetone

Acetone là chất có độc cấp tính và mãn tính thấp khi uống hoặc hít phải nên để bảo vệ bản thân, bạn cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Cố gắng hạn chế tiếp xúc và hít hóa chất này nếu có thể.
  • Bảo quản trong các vận dụng, thùng chứa kín, không để không khí lọt vào.
  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, có mái che, tránh ánh nắng mặt trời và những nơi có nhiệt độ cao trên 50 độ C để đề phòng cháy nổ.
  • Mang đồ bảo hộ lao động gồm găng tay, khẩu trang, quần áo phòng hộ khi làm tiếp xúc với hóa chất này.

Mua acetone ở đâu uy tín, giá rẻ tại Hà Nội

Acetone hiện đang được bán ở rất nhiều nơi trên thị trường nhưng không phải nơi nào cũng đảm bảo được chất lượng và giá thành sản phẩm. Chính vì vậy, để mua được sản phẩm có chất lượng tốt và giá cả hợp lý thì các bạn nên chọn những địa chỉ cung cấp acetone uy tín, điển hình là công ty CP XNK Hóa chất và Thiêt bị Kim Ngưu (VIETCHEM).

Lợi ích khi mua hóa chất acetone tại VIETCHEM:

  • Sản phẩm đảm bảo chất lượng.
  • Giá thành cạnh tranh, có nhiều ưu đãi khi mua với số lượng lớn.
  • Giao hàng nhanh chóng trên toàn quốc.
  • Được tư vấn hỗ trợ 24/7 bởi những chuyên viên am hiểu sản phẩm.
  • Đa dạng sản phẩm, bao gồm cả dung môi acetone thí nghiệm và acetone công nghiệp.

Hy vọng rằng, với những chia sẻ về acetone là gì mà chúng tôi đưa ra ở trên, các bạn đã có thêm những kiến thức hữu ích. Và nếu bạn nào có nhu cầu tìm mua hóa chất acetone, hãy liên hệ ngay với VIETCHEM bằng cách để lại thông tin trên website https://ammonia-vietchem.vn/ để các bạn tư vấn viên có thể hỗ trợ và báo giá chi tiết nhất.

Xem thêm:

  • Nhiệt lượng là gì? Đơn vị, công thức tính nhiệt lượng

  • HPLC là gì? Nguyên tắc, thành phần, phân loại, ứng dụng của HPLC