Nguồn gốc tên gọi
Tên gọi “Argentina” bắt nguồn từ tiếng La-tinh “argentum”, có nghĩa là bạc, được gắn liền với truyền thuyết của Sierra de la Plata (Núi Bạc), được các nhà thám hiểm châu Âu đầu tiên tại khu vực lan truyền rộng rãi, và đặt tên là Río de la Plata cho cửa biển lớn ngăn cách Buenos Aires và Uruguay.
Hiến pháp Quốc gia năm 1853 đã thêm tên gọi “Cộng hòa Argentina” trong số các tên gọi chính thức để chỉ chính quyền và lãnh thổ của đất nước.
Địa lý
Vị trí địa lý:
Argentina là một trong những nước thuộc vùng cực nam của thế giới. Nằm ở cực nam của châu Mĩ và được mở rộng hơn nữa một phần tại châu Nam cực, nơi Argentina đang yêu cầu chủ quyền. I Xem hình 1
Argentina giáp với Chile tại phía Tây, phía bắc với Bolivia và Paraguay, phía đông (từ phía bắc tới phía nam) với Brazil, Uruguay và Đại Tây Dương, và phía nam với Pasaje de Drake. Argentina giao với Thái Bình Dương thông qua Eo biển Magellan.
Lãnh thổ:
Argentina có diện tích 2.795.677km2 tại Châu Mĩ, trải dài 3.694 km từ bắc tới nam và 1.423 km từ đông sang tây.
Trong diện tích đó, 2.780.400 km2 thuộc lãnh thổ chủ quyền. Phần còn lại thuộc về quần đảo Malvinas, Georgia và Sandwich của phía Nam, nơi Argentina đang đòi lại chủ quyền, hiện đang bị Vương quốc Anh chiếm đóng.
Nếu chỉ tính diện tích có chủ quyền tại châu Mĩ thì Argentina là quốc gia lớn thứ tám trên thế giới và đứng thứ hai ở khu vực Mĩ La-tinh về diện tích lãnh thổ.
Ngoài ra, Argentina cũng là một trong những quốc gia yêu cầu chủ quyền một phần của châu Nam Cực trong đó bao gồm nhiều khu vực ổn định từ năm 1904. Diện tích tại Nam Cực của Argentina là (965.597 km2).
Địa hình
Địa hình lãnh thổ Argentina đặc trưng bởi các ngọn núi ở phía tây và vùng đồng bằng, xen kẽ với các dãy núi thấp ở phía đông. I Xem hình 2
Dãy núi với tên gọi Cordillera de los Andes chạy dọc theo rìa phía tây của lãnh thổ Argentina từ bắc tới nam và phân định ranh giới giữa Argentina và Chile.
Phần cao nhất của Dãy núi Andes nằm ở trung tâm đất nước, và ở phía bắc trong khi ở phía nam các dãy núi nổi tiếng là thấp.
Tại khu vực trung tâm của Dãy núi Andes có đỉnh Aconcagua, đỉnh núi cao nhất khu vực châu Mĩ với độ cao hơn 6.960 mét.
Khí hậu
Với sự trải dài về lãnh thổ, khí hậu của Argentina vô cùng đa dạng, với nhiệt độ trung bình hàng năm dao động từ 22ºC ở vùng cực bắc đến -5ºC ở cực nam.I Xem hình 3
Ở cực bắc có khí hậu cận nhiệt đới, ẩm ở phía đông (Vùng ven biển) và khô ở phía tây (vùng Tây Bắc). Tại các vùng đồng bằng và vùng núi thấp phía trung tâm (từ Buenos Aires đến chân dãy núi Andes) có khí hậu ôn hòa, với mùa đông mát mẻ và mùa hè ấm áp. Phía nam của đất nước (khu vực Patagonia) có khí hậu cận cực, ẩm ướt ở phía tây đến sườn của dãy Andes, khô và nhiều gió ở vùng đồng bằng và cao nguyên phía đông.
1. Vị trí của Argentina. 2. Bản đồ địa hình của Argentina. 3. Nhiệt độ trung bình hàng năm của Argentina.
Lịch sử
Ban đầu nhiều bộ lạc nguyên thủy sinh sống ở các khu vực khác nhau mà ngày nay thuộc lãnh thổ Argentina.
Vào thế kỉ thứ XVI, người Tây Ban Nha xâm chiếm phần lớn nửa phía bắc thuộc lãnh thổ Argentina và biến nó thành thuộc địa của đế quốc Tây Ban Nha.
Trước khi giành độc lập, từ năm 1776, lãnh thổ ngày nay của Argentina hợp nhất với lãnh thổ cai trị bởi Phó Vương tại Río de la Plata, một trong năm lãnh thổ do Phó Vương cai trị được Tây Ban Nha lập ra tại châu Mĩ, tất cả đều nằm dưới quyền lãnh đạo của Phó Vương thay mặt Vua Tây Ban Nha cai trị.
Ngày 25 tháng 5 năm 1810, nhân sự kiện Napoleón Bonaparte bắt được Vua Fernando VII, một nhóm người bản địa yêu nước đã tổ chức tại Buenos Aires chính phủ tự trị đầu tiên: cuộc Họp Đầu tiên của Chính phủ Quốc gia.
Cuộc họp trên được cho là sự giải phóng của đế chế Tây Ban Nha, ban đầu chỉ mang tính tạm thời: “cho đến ngày phóng thích Vua Fernando VII”.
Tuy nhiên, với kinh nghiệm này, hệ quả tất yếu dẫn đến việc Tuyên bố độc lập bởi những người đại diện tại các tỉnh khác nhau.Tuyên bố trên diễn ra vào ngày 9 tháng 7 năm 1816 tại Tucumán, thành phố nằm ở phía Tây Bắc của Argentina.I Xem hình 4
Những thập kỉ đầu của nền độc lập Argentina được đánh dấu bởi các cuộc nội chiến giữa hai nhóm: đồng nhất và liên bang.
Trong khi nhóm đồng nhất đấu tranh cho một hệ thống chính trị tập trung do Buenos Aires dẫn dắt, nhóm liên bang lại yêu cầu một hệ thống chính trị không tập trung với sự tôn trọng quyền tự trị của từng tỉnh thành.
Vào năm 1853, Hiến pháp được ban hành, trong đó thiết lập một hệ thống chính trị cộng hòa, đại diện và liên bang, với sự tôn trọng quyền tự trị của từng tỉnh thành
Từ năm 1880 đến 1930, nhà nước Argentina kiểu mới được hình thành. Trong thời kỳ này, bao gồm cả khu vực Patagonia, Argentina đảm bảo khả năng kiểm soát trên toàn lãnh thổ. Buenos Aires được chỉ định là thủ đô của đất nước, hệ thống giáo dục quốc dân được hình thành với tiêu chí: miễn phí, không phụ thuộc tôn giáo, bắt buộc và được đảm bảo bởi hệ thống luật bầu cử dựa trên lá phiếu phổ thông, bỏ phiếu kín và bắt buộc.
Trong thời kỳ này, đất nước đã trải qua một sự tăng trưởng kinh tế bùng nổ và đón nhận rất nhiều người nhập cư từ các nước châu Âu, do đó họ đã phải điều tra lại dân số.
Từ năm 1930 đến 1983, Argentina đã trải qua một thời kỳ bất ổn chính trị, với các chính phủ dân chủ dẫn dắt bởi các chế độ độc tài đan xen sinh ra từ các cuộc đảo chính. Các chế độ độc tài cuối cùng, từ năm1976 đến 1983, đã để lại hậu quả đau đớn là sự mất tích của 30.000 người và một khoản nợ lớn bên ngoài.
Mặc dù vậy, trong thời gian này, chủ yếu trong thập kỷ 1950 và 1960, Argentina đã đạt được một quá trình quan trọng về công nghiệp hóa, phát triển cao về khoa học, một hệ thống đại học đạt chất lượng và một xã hội với mức độ cao về bình đẳng, tất cả được xây dựng trên nguyên tắc của tính chuyển đổi xã hội.
Từ năm 1983 cho đến ngày nay đất nước đã trải qua một quá trình hợp nhất các tổ chức dân chủ, truy tố và lên án những kẻ phải chịu trách nhiệm về các tội ác do chế độ độc tài quân sự gây ra và giải quyết khoản nợ bên ngoài do chế độ độc tài để lại. Hệ thống chính trị
Hệ thống chính phủ Argentina được thành lập tại Hiến pháp năm 1853, là hệ thống liên bang, cộng hòa và đại diện.
Liên bang: Cùng tồn tại một chính phủ quốc gia với thẩm quyền trên toàn lãnh thổ Argentina, và chính quyền cấp tỉnh với thẩm quyền trên địa bàn tỉnh. Chính phủ quốc gia có quyền quyết định mọi vấn đề đã giao phó cho các tỉnh. Về những vấn đề khác, chính quyền tỉnh có quyền tự quyết định.
Cộng hòa: người dân có quyền tự trị và bình đẳng trước pháp luật.
Cấp quốc gia (chính phủ) được phân chia làm 3 cơ cấu quyền lực phân lập: Hành pháp (do Tổng thống nắm quyền), Lập pháp (do Quốc hội điều hành) và Tư pháp (do Tòa án Tư pháp Tối cao đứng đầu).
Đồng thời, trong mỗi tỉnh sự phân chia quyền lực này được lặp lại với 3 cơ quan: Hành pháp (do Thống đốc nắm quyền), Lập pháp (do Cơ quan Lập pháp tỉnh điều hành) và Tư pháp (do Toà án cấp tỉnh điều hành).
Đại diện: người dân thể hiện quyền tự trị thông qua người đại diện. Từ năm 1912, những người đại diện này được lựa chọn thông qua lá phiếu phổ thông, bắt buộc và là bỏ phiếu kín.
Cấp quốc gia (chính phủ): bầu cử Tổng thống được thực hiện 4 năm 1 lần và bầu đại biểu Quốc hội 2 năm 1 lần.
Tổng thống hiện nay là ông Mauricio Macri (2015-2019), đắc cử tại vòng thứ hai cuộc bầu cử tổng thống, được thực hiện vào ngày 22 tháng 11 năm 2015.I Xem hình 6
Tại các tỉnh thành, thành viên của cơ quan Hành pháp và Lập pháp được lựa chọn thông qua việc bầu cử dân chủ, nhưng các điều khoản và cách thức bầu cử phụ thuộc vào luật pháp của từng tỉnh.
4. Tuyên ngôn Độc lập, ngày 9 tháng 7 năm 1816. 5. Nhà Hồng, trụ sở chính phủ quốc gia, nằm tại Buenos Aires. 6. Ông Mauricio Macri, Tổng thống Argentina.
Kinh tế
Theo số liệu thống kê của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Tổng Sản phẩm Quốc nội (GDP) của Argentina năm 2012 đạt 756.226 triệu đô, đứng thứ 21 trên thế giới. Bình quân GDP theo đầu người năm 2012 là 17.660 USD.
Nền kinh tế Argentina lớn thứ ba ở khu vực Mĩ La-tinh sau Brazil và Mexico, cùng với hai nước này, Argentina là 1 trong 3 nước ở khu vực Mĩ La-tinh tham gia vào nhóm G-20, nhóm tập hợp các nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Argentina là nhà sản xuất hướng dương, trà mate, chanh và dầu đậu nành lớn nhất trên thế giới, đứng thứ 2 về sản lượng mật ong và táo, thứ 3 về đậu tương và thứ 5 về rượu vang. Argentina cũng là nhà sản xuất lớn các sản phẩm như thịt, lúa mì, len, dầu động cơ sinh học, khí đốt và dầu mỏ.
Nền kinh tế Argentina được hưởng lợi từ nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và đa dạng, người dân có học vấn cao, một hệ thống sản xuất nông nghiệp hiện đại và một nền công nghiệp lớn mạnh.
Trong các ngạch chính của nền công nghiệp Argentina phải kể đến thực phẩm chế biến, đồ uống và thuốc lá; động cơ và phụ tùng ô tô; dệt may và da; dầu diesel sinh học; dược phẩm; thép, nhôm và sắt; máy móc thiết bị nông nghiệp; đồ điện gia dụng và đồ nội thất.
Các trung tâm chính của nền công nghiệp Ác-hen-ti-na, theo thứ tự quan trọng, Córdoba, el Gran Buenos Aires và Rosario.
Truyền thông
Báo viết rất phát triển tại Argentina. Hiện có hơn 200 tờ báo, trong đó nổi bật một số báo mang tính quốc gia như Clarín, La Nación, Página 12, Tiempo Argentino và Buenos Aires Herald.
Ngành công nghiệp truyền hình Ác-hen-ti-na rất phổ biến tại châu Mĩ La-tinh, nơi họ xuất khẩu rất nhiều sản phẩm và định dạng truyền hình.
Argentina là nước có lượng truy cập truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh cao nhất tại Mĩ La-tinh (87% số hộ gia đình) và Internet (67% dân số).
Khoa học và kĩ thuật
Argentina sở hữu nhiều cơ sở nghiên cứu nhà nước và tư nhân nổi tiếng dành riêng cho việc phát triển khoa học và kĩ thuật, một số cơ sở đã có hơn nửa thế kỉ kinh nghiệm và được quốc tế công nhận.
Có thể kể đến một số tổ chức, đơn vị nổi bật như Hội đồng Quốc gia về Nghiên cứu Khoa học và Kĩ thuật (CONICET), Ủy ban Năng lượng Nguyên tử Quốc gia (CNEA), INVAP (công ty quốc doanh chuyên về lĩnh vực công nghệ hạt nhân), ARSAT (công ty quốc doanh chuyên về phát triển vệ tinh), Viện Công nghệ Nông nghiệp Quốc gia (INTA) và Viện Công nghệ Công nghiệp Quốc gia (INTI).
Rất nhiều nhà khoa học và nhà nghiên cứu của Argentina đã được các tổ chức khoa học hàng đầu trên thế giới vinh danh, trong đó có 3 người đạt giải thưởng Nobel: Bernardo Houssay (Sinh lý học và Y học, 1947), Luis Leloir (Hóa học, 1970) và César Milstein (Sinh lý học và Y học, 1984). Do đó, Argentina là quốc gia đạt nhiều giải thưởng Nobel nhất về khoa học ở khu vực Mĩ La-tinh và đứng thứ 4 trong danh sách các nước đang phát triển.
Trong lĩnh vực Y học phải kể đến Luis Agote, người đã phát triển loại hình truyền máu an toàn đầu tiên; Domingo Liotta, người đã phát triển tim nhân tạo đầu tiên được cấy ghép thành công trong cơ thể con người; và René Favaloro, người đã phát triển và thực hiện phẫu thuật đầu tiên bắc cầu động mạch vành.
Chương trình hạt nhân của Argentina, dưới sự lãnh đạo của CNEA, được đặc trưng bởi sự tự tin trong việc tự phát triển công nghệ hạt nhân thay vì nhập khẩu từ nước khác. Năm 1957 Argentina là nước Mĩ La-tinh đầu tiên xây dựng một lò phản ứng hạt nhân với công nghệ trong nước và năm 1974 là quốc gia đầu tiên cho vận hành một nhà máy hạt nhân: Atucha I. Argentina đã xuất khẩu công nghệ hạt nhân cho các nước như Algeria, Australia, Ai Cập và Perú.
7. Nông nghiệp, động cơ quan trọng của nền kinh tế Argentina. 8. Bernardo Houssay, người đạt giải NOBEL năm 1947. 9. Nhà máy hạt nhân Atucha II, nằm ở tỉnh Buenos Aires.
Dân số
Hiện nay Argentina có 41,1 triệu dân (49% nam và 51% nữ). Mật độ dân số là 15 người trên 1km2, rất thấp so với mức trung bình của thế giới là 50 người.
Argentina có mức đô thị hóa cao, với 92% dân số sống ở các thành phố. Buenos Aires là thành phố đông dân nhất với 3 triệu dân. Tiếp theo là Córdoba và Rosario, cả hai với khoảng 1,3 triệu dân mỗi thành phố.
Cơ cấu độ tuổi của dân số tương đối trẻ, độ tuổi trung bình 29,8. Mức tăng trưởng dân số hàng năm là 0,9%, một trong những mức thấp nhất ở Mĩ La-tinh.
Argentina được biết đến như một “quốc gia của người nhập cư” do phần lớn dân số là người nhập cư đến từ các nước Châu Âu (Ý, Tây Ban Nha, Pháp, Đức, và các nước khác) trong làn sóng lớn nhập cư thứ hai, kéo dài từ khoảng năm 1880 đến năm 1930.
Trong nửa sau của thế kỷ XX quốc gia này còn đón nhận dòng nhập cư mới đến từ Trung Đông (chủ yếu là Syria và Lebanon) và từ châu Á (chủ yếu là Trung Quốc, ngoài ra còn có cả Hàn Quốc và Nhật Bản).
Những người dân bản địa, tập trung tại các cộng đồng khác nhau, vẫn còn giữ được cho đến ngày nay một số truyền thống cổ xưa.
Chỉ số xã hội
Chỉ số Phát triển con người (IDH) của Liên Hợp Quốc đã xếp loại Argentina như một quốc gia “có chỉ số rất cao về phát triển con người”, đứng thứ 40 trong 187 quốc gia, đứng đầu các nước Mĩ La-tinh.
Tuổi thọ trung bình: 77,1 tuổi
Tỉ lệ phổ cập giáo dục: 98,5% (một trong những quốc gia có tỉ lệ phổ cập cao nhất ở Châu Mĩ)
Hệ số GINI (bất bình đẳng thu nhập): 0,45 (quốc gia đứng thứ 2 của khu vực Mĩ La-tinh có chỉ số GINI thấp nhất).
Argentina là một trong số ít các quốc gia trên thế giới có hệ thống giáo dục cũng như y tế công miễn phí không chỉ dành cho người dân Argentina mà còn cho cả người nước ngoài.
Ngôn ngữ
Hầu như tất cả người dân Argentina nói tiếng Tây Ban Nha. Do sự trải rộng về lãnh thổ, tiếng Tây Ban nha được biến hóa trong các vùng khác nhau, nhưng tiếng thổ ngữ vẫn là rioplatense, được sử dụng tại lưu vực của Rio de la Plata (Sông Bạc) và các tỉnh lân cận.
Tiền tệ
Tiền peso Argentina.
Tôn giáo
Argentina không có tôn giáo chính thức và Hiến Pháp đảm bảo sự tự do về tôn giáo.
Khoảng 70% người dân Ác-hen-ti-na theo Đạo Công giáo, tuy nhiên trên cả nước cũng có hơn 4.500 tổ chức tôn giáo đăng ký tại Cục đăng ký quốc gia về Tôn giáo.
Đất nước này là nơi chứa cộng động lớn theo đạo hồi và đạo Do Thái tại Mĩ La-tinh. Vào tháng Ba năm 2013, Đức Hồng y Ác-hen-ti-na Jorge Bergoglio được bầu làm Giáo Hoàng của Giáo Hội Công Giáo và lấy tên là Francisco, trở thành giáo hoàng ngoài châu Âu đầu tiên trong 1272 năm.
10. Tờ tiền 100 pesos. 11. YPF, công ty dầu khí quốc gia Argentina. 12. Giáo hoàng Francisco, xuất thân từ Argentina.
Văn hóa
Argentina là một quốc gia đa văn hóa, nơi kết hợp giữa nền văn hóa châu Âu và sự ảnh hưởng mạnh mẽ của lối sống Gaucho, nâng tầm quan trọng của truyền thống thổ dân. Gaucho là một chàng cao bồi điển hình của vùng đồng bằng Argentina, kỵ sĩ tài năng, có mối liên kết với sự gia tăng gia súc trong khu vực, có tính tự chủ cao, và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến giành độc lập.
Văn học:
Văn học Argentina độc lập hóa tại thế kỷ XIX, thời điểm đó được đánh dấu bằng cuộc đối đầu giữa một sử thi phổ biến và liên bang, đại diện bởi Martin Fierro của Jose Hernández, và bài diễn thuyết Âu hóa và tinh hoa, phản ánh trong tác phẩm Facundo của Juan Domingo Sarmiento.
Trong suốt thế kỷ XX, văn học đã tiến đến phong trào hiện đại dưới bàn tay của các nhà diễn giả như Leopoldo Lugones, Alfonsina Storni và Ricardo Güiraldes. Cũng phải kể đến Julio Cortazar, một trong những thành viên bùng nổ tại Mĩ La-tinh, Adolfo Bioy Casares và Jorge Luis Borges.
Borges, một trong những tác giả nổi bật nhất của văn học thế kỷ XX, xuất bản các bài tiểu luận, truyện ngắn và thơ. Tác phẩm của ông vượt qua chủ nghĩa giáo điều và là chủ đề được phân tích rất kỹ lưỡng.
Theo một nghiên cứu của Diễn đàn Thế giới về Thành phố Văn hóa được công bố vào năm 2015, Buenos Aires là thành phố đứng đầu trên thế giới về số thư viện bình quân đầu người.
Âm nhạc:
Tango là một dòng nhạc và là điệu khiêu vũ được sinh ra ở vùng ngoại ô pha trộn ảnh hưởng của châu Âu với các yếu tố gốc Phi. Trong thể loại nhạc này, phải kể đến đến Carlos Gardel – người được coi là vua của Tango- và Astor Piazzolla. Hàng năm, Giải Khiêu vũ Tango Thế giới được tổ chức tại Buenos Aires.
Mặt khác, Argentina cũng là nơi sinh ra nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ múa cổ điển, trong đó, có nhạc sỹ Alberto Ginastera, nghệ sĩ piano Martha Argerich, nhạc trưởng Daniel Barenboim và vũ công ballet Maximiliano Guerra, Julio Bocca, Norma Fontenla, và nhiều nghệ sĩ khác.
Tại Argentina cũng phổ biến dòng nhạc dân gian, một thể loại đặc trưng của từng vùng khác nhau, xuất phát từ các thể loại nhạc đồng quê truyền thống. Một số nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới bởi dòng nhạc dân gian như Mercedes Sosa và Atahualpa Yupanqui.
Từ thập kỷ 1960 âm nhạc đã phát triển rất mạnh mẽ trong làng rock quốc gia, với ban nhạc và nghệ sĩ hát đơn nổi tiếng khắp châu Mỹ Latinh như Serú Giran, Soda Stereo, Luis Alberto Spinetta, Fito Páez, Charly García, Litto Nebbia, Patricio Rey y los Redonditos de Ricota, và nhiều nghệ sĩ khác.
13. Jorge Luis Borges, một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học Argentina. 14. Nhà sách El Ateneo tại Buenos Aires. 15. Cặp vũ công tango, trình diễn trước biểu tượng Obelisco. 16. Carlos Gardel, ông hoàng nhạc Tango. 17. Mercedes Sosa. 18. Soda Stereo.
Điện ảnh:
Điện ảnh Argentina là một trong những nền điện ảnh phát triển nhất tại Mĩ La-tinh. Hai bộ phim Argentina đoạt giải Oscar dành cho phim nước ngoài hay nhất: La Historia Oficial (1986) của đạo diễn Luis Puenzo và “El Secreto de sus Ojos” (2009) của đạo diễn Juan José Campanella.
Ngoài hai bộ phim nói trên, các bộ phim được xem nhiều nhất trong lịch sử điện ảnh Argentina phải kể đến Nazareno Cruz y el lobo (1975) của Leonardo Favio, El santo de la espada (1970) của Leopoldo Torre Nilsson, Juan Moreira (1973) của Leonardo Favio, El hijo de la novia (2001), Metegol (2013) của Juan José Campanella y Relatos salvajes (2014) của Damián Szifron.
Nhà hát:
Phần lớn các hoạt động sân khấu tập trung tại thành phố Buenos Aires, nơi được biết đến trên toàn thế giới bởi rất nhiều sự kiện văn hóa. Thành phố này có hơn 300 nhà hát, và những nhà hát quan trọng nhất nằm trên đại lộ Corrientes, trung tâm của các hoạt động sân khấu, bao gồm Nhà hát Colón, General San Martín và Cervantes.
Nhà hát Colón, khánh thành vào năm 1908, được coi là một trong năm nhà hát tốt nhất trên thế giới bởi hệ thống âm thanh, và được công nhận là sân khấu hàng đầu cho các buổi biểu diễn opera và âm nhạc cổ điển.
Kiến trúc:
Kiến trúc ở Argentina mang phong cách triết chung, là kết quả từ nhiều ảnh hưởng khác nhau đã dần hình thành trong nhiều năm, trong đó bao gồm phong cách Baroque từ thực dân Tây Ban Nha và Bourbon của Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX.
19. El Secreto de sus Ojos, phim giành giải Oscar năm 2009. 20. Metegol, bộ phim hoạt hình thành công sản xuất tại Argentina. 21. Nhà hát Colón.
Ẩm thực
Ở Argentina ẩm thực được kết hợp một cách hoàn hảo giữa các món ăn địa phương như bánh empanada (bánh gối) hoặc locro, với các món ăn Âu, đặc biệt là mì ống và bánh pizza.
Bánh gối được làm từ bột mỳ tán thành vỏ bánh mỏng và nhồi nhân vào bên trong, nhân bánh có thể là thịt đỏ, thịt trắng hay các loại rau, trong khi locro là một món hầm được thực hiện với bí, đậu, ngô, khoai tây và thịt.
Argentina có mức tiêu thụ thịt bò cao nhất trên thế giới. Thịt nướng trên vỉ là một kỹ thuật nấu ăn trong đó những miếng thịt được đặt trên một giá đỡ và được làm chín từ từ do sức nóng của than.
Trong các loại bánh ngọt phải kể đến bánh sữa, thạch kết hợp với sữa, đường và vani nguyên chất và alfajor được làm từ hai hoặc nhiều bánh quy kẹp giữa lớp mật và thường được phủ sô cô la lên trên.
Mate là một thức uống phổ biến được pha chế bằng lá cỏ mate, loại cỏ này phát triển ở vùng Đông Bắc Argentina. Loại trà này được uống nóng thông qua một ống hút đặt trong bầu đựng cỏ.
Cuối cùng, phải đề cập đến rượu vang, được công nhận là quốc tửu năm 2010. Các loại rượu vang phổ biến nhất là Malbec, Torrontés, Cabernet Sauvignon, Syrah và Chardonnay.
22. Empanadas, bánh gối nhân thịt bò. 23. Thịt nướng. 24. Dulce de leche (mứt sữa). 25. Bánh Alfajores. 26. Trà Mate. 27. Nho Malbec.
Thể thao
Bóng đá là môn thể thao phổ biến nhất. Đội tuyển quốc gia Argentina đã giành chức vô địch tại hai kỳ World Cup, năm 1978 tại Argentina và năm 1986 tại Mexico. Các cầu thủ Argentina Diego Maradona và Lionel Messi được coi là hai trong số các cầu thủ xuất sắc nhất trong lịch sử bóng đá.
Môn thể thao khác ngày càng phổ biến tại Argentina là bóng bầu dục. Đội bóng bầu dục quốc gia Pumas đã thi đấu cho đến nay trong tất cả các giải đấu trên thế giới, và đạt được danh hiệu đội chơi hay nhất trên thế giới năm 2007, khi họ giành giải ba.
Đội khúc côn cầu nữ Argentina Las Leones (Sư tử) là một trong những đội thành công nhất trên thế giới, cho đến nay đã giành được hai cúp thế giới và bốn huy chương tại Thế vận hội. Luciana Aymar được xem là cầu thủ xuất sắc nhất thế giới trong lịch sử của môn thể thao này.
Cũng cần kể đến tennis, môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi. Tay vợt Argentina Guillermo Vilas được xem là xuất sắc nhất ở Mĩ La-tinh trong khi Gabriela Sabatini là tay vợt nữ xuất sắc nhất trong làng quần vợt Argentina qua mọi thời đại.
Carlos Monzon cũng đến từ Argentina, một trong những nhà vô địch đấm bốc hạng trung đáng gờm nhất, và Juan Manuel Fangio, người đã từng năm lần vô địch Công thức 1.
Biểu Tượng Quốc Gia
Lá cờ Argentina được thiết kế vào năm 1812 bởi Manuel Belgrano, người đã cho lá cờ tung bay lần đầu tiên vào tháng hai năm đó tại Rosario. Mặt trời với một khuôn mặt con người, lấy mẫu từ một thợ kim hoàn người Peru, đại diện cho Inti, vị thần mặt trời của người Inca.
Quốc huy Argentina đại diện cho sự đoàn kết của tất cả các tỉnh và được bắt đầu sử dụng từ năm 1813 để đóng dấu các tài liệu chính thức.
Loài chim hornero, sinh sống trên hầu hết lãnh thổ quốc gia, là loài chim quốc gia trong khi bông gạo là quốc hoa và cây “quebracho” là cây quốc gia.
Môn thể thao quốc gia không phải là bóng đá mà là môn bắt vịt, môn này được phổ biến trong các trại chăn nuôi bởi các gaucho (các kỵ sỹ).
Thịt nướng và locro được coi là món ăn quốc gia trong khi rượu vang là quốc tửu và trà mate là thức uống truyền thống dân tộc.
28. Diego Maradona. 29. Pumas, đội bóng bầu dục quốc gia. 30. Las Leonas, đội khúc côn cầu nữ Argentina. 31. Hornero, quốc điểu. 32. Ceibo, quốc hoa. 33. Người kị sĩ Argentina (gaucho).