Chứng chỉ FSC là gì? 10 nguyên tắc của FSC bạn phải biết – CLV.vn

Chứng chỉ FSC là gì? 10 nguyên tắc của FSC bạn phải biết – CLV.vn

Chứng chỉ fsc là gì

Ngày nay, tiêu chí lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng trên thế giới, nhất là ở hai thị trường châu Âu và Mỹ họ chỉ sử dụng sản phẩm khi biết chắc rằng nó được tạo ra không phải từ việc phá rừng. Vì vậy, muốn giữ vững thị trường xuất khẩu, doanh nghiệp phải có nguồn nguyên liệu gỗ rõ ràng, đạt chứng chỉ FSC để tạo lợi thế cạnh tranh.

Vậy chứng chỉ FSC là gì? Lợi ích của nó là gì, nguyên tắc của chứng nhận FSC là gì và làm thế nào để nguyên liệu gỗ được chứng nhận FSC?

Cùng xem bài viết ngay nhé! Chúng tôi chia sẽ tổng hợp các kiến thức về chứng chỉ rừng FSC ngay tại đây.

Chứng chỉ FSC là gì?

FSC (viết tắt Forest Stewardship Council) – là Tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận được thành lập năm 1993 với mục tiêu phát triển & quản lý rừng bền vững trên toàn thế giới. Có mặt tại hơn 50 quốc gia với hơn 850 thành viên bao gồm các tổ chức phi chính phủ, các trung tâm nghiên cứu khoa học, các tổ chức quản lý chứng nhận quốc tế, trung tâm phát triển cộng đồng, các doanh nghiệp… Hội đồng quản lý rừng thế giới (FSC) là một tổ chức uy tín, có ảnh hưởng lớn trong việc bảo vệ rừng nói riêng và môi trường nói chung trên quy mô toàn cầu

Chứng chỉ FSC là chứng chỉ được dùng cho các nhà quản lý rừng hay những nhà sản xuất các sản phẩm từ rừng đảm bảo được tiêu chí về phát triển bền vững, cân bằng được các giá trị bảo vệ môi trường (rừng) với lợi ích xã hội của các bên liên quan (nhà sản xuất, xã hội và người dân địa phương).

3 loại chứng chỉ rừng FSC

Giấy chứng nhận FSC được công nhận bởi FSC (một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận) sau khi đã hoàn tất xong việc đánh giá và xác nhận về tài nguyên rừng của một quốc gia. Có 3 loại chứng nhận FSC hiện nay:

FMC (Forest Management Certificate)

  • Là chứng nhận quyền bảo vệ rừng, cung cấp cho các khu rừng của một quốc gia khi đã đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường, xã hội và kinh tế.

CoC (Chain of Custidy Certificate)

  • Là loại giấy chứng nhận cho chuỗi sản phẩm.
  • Điều này cực kỳ hữu ích vì nó giúp minh bạch hóa thông tin tới người tiêu dùng cũng như hạn chế việc một số nhà sản xuất (chủ yếu ở Trung Quốc) tự ý gắn chứng nhận FSC khi chưa có sự cho phép của FSC.
  • Đây là một chuỗi quá trình từ những giai đoạn đầu tiên cho tới khi chuyển đến người tiêu dùng sử dụng sản phẩm. Chứng chỉ FSC giúp xác nhận những sản phẩm làm từ gỗ rừng có rõ ràng nguồn gốc, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của tổ chức FSC.

FSC-CoC/CW (FSC-Chain of Custody/Control Wood) Certificate:

  • Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm, đánh giá nguồn gốc gỗ có kiểm soát.

chung-chi-fsc

Xem thêm: Tư vấn chứng nhận FSC, FSC-FM, FSC-CoC, FSC-CW

10 nguyên tắc của tiêu chuẩn FSC doanh nghiệp cần biết

FSC được xây dựng với bộ 10 nguyên tắc. Cụ thể 10 nguyên tắc dùng để đánh giá của chứng nhận FSC sẽ bao gồm:

Nguyên tắc 1: Tuân thủ pháp luật và các quy định của tổ chức FSC

Tổ chức FSC quy định, doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý rừng phải tôn trọng pháp luật hiện hành áp dụng tại từng nước sở tại và các hiệp ước, thỏa thuận quốc tế mà nước sở tại ký kết tham gia, tuân thủ mọi quy định và nguyên tắc của tổ chức FSC.

Nguyên tắc 2: Tuân thủ quyền và nghĩa vụ với việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng

Phải xác định rõ quyền và nghĩa vụ của việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng, 2 yếu tố này phải được pháp luật công nhận.

Nguyên tắc 3: Tuân thủ quyền và lợi ích của người bản địa sinh sống

Tuân thủ các quyền hợp pháp và truyền thống của người bản địa về sở hữu, sử dụng và quản lý đất, tài nguyên được công nhận và tôn trọng.

Nguyên tắc 4: Tuân thủ các mối quan hệ và lợi ích của người lao động

Hoạt động quản lý rừng sẽ duy trì và cải thiện liên tục đảm bảo lợi ích của người lao động lâm nghiệp và cộng đồng trong dài hạn.

Nguyên tắc 5: Đảm bảo được các lợi ích từ nguồn tài nguyên rừng

Lợi ích từ nguồn nguyên liệu rừng rất lớn, thực hành quản lý rừng sẽ khuyến khích hơn trong việc sử dụng hiệu quả các loại lâm sản, các dịch vụ rừng nhằm đảm bảo lợi ích về kinh tế và các lợi ích to lớn về môi trường và xã hội.

chung-chi-fsc

Nguyên tắc 6: Đảm bảo kiểm soát được tác động đến môi trường sống

Hoạt động quản lý rừng phải bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị của nó về tài nguyên đất, nguồn nước, hệ sinh thái đa dạng và giúp duy trì các chức năng của hệ sinh thái tính toàn vẹn của rừng.

Nguyên tắc 7: Phải có kế hoạch giám sát và quản lý cụ thể

Phải xây dựng kế hoạch quản lý rừng, lịch trình giám sát định kỳ cụ thể, kế hoạch quản lý rừng phải tương thích với quy mô.

Nguyên tắc 8: Thực hiện việc giám sát và đánh giá thường xuyên

Cần tiến hành hoạt động giám sát để phù hợp với mật độ quản lý rừng để nắm bắt được tình hình của rừng, chuỗi hành trình sản phẩm rừng, sản phẩm rừng, các hoạt động quản lý và những yếu tố ảnh hưởng về mặt môi trường- xã hội của các hoạt động này.

Nguyên tắc 9: Bảo tồn những cánh rừng có giá trị cao

Tại các khu rừng có giá trị cao cần có hoạt động quản lý bảo tồn để được duy trì hoặc phát huy các thuộc tính tạo nên loại rừng này. Các quyết định liên quan tới các khu rừng có giá trị bảo tồn cao luôn cần được xem xét trong bối cảnh chú trọng giải pháp phòng ngừa.

Nguyên tắc 10: Bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng

Để bảo vệ các cánh rừng đang được nuôi trồng, cần phải được quy hoạch và quản lý theo các nguyên tắc từ 1 – 9 và các nguyên tắc đi kèm cũng như nguyên tắc 10, và các tiêu chí kèm theo.

Rừng đạt chứng nhận FSC không những có thể đem lại rất nhiều lợi ích, góp phần đáp ứng như cầu về các sản phẩm lâm nghiệp của thế giới mà còn làm cho hoạt động quản lý thêm phần đa dạng, giảm áp lực lên rừng tự nhiên, phát huy, khôi phục và bảo tồn rừng tự nhiên.

Lợi ích của chứng chỉ rừng FSC

  • Về mặt kinh tế:

FSC giúp tiết kiệm nguồn tài nguyên rừng, nâng cao giá trị kinh tế giúp tăng giá trị của sản phẩm và mặt hàng. Theo thống kê từ FSC, các sản phẩm được công nhân có giá trị kinh tế cao hơn từ 20 – 30% so với những sản phẩm cùng loại. Giúp giảm thiểu đi những lãng phí trong việc sử dụng tài nguyên rừng không đúng cách.

  • Về mặt thương hiệu:

Nguồn nguyên liệu đầu vào khi được chứng nhận FSC sẽ giúp thương hiệu sản phẩm đó được nâng tầm. Doanh nghiệp có thể truyền thông cho các sản phẩm của mình bằng cách sử dụng FSC.

chung-chi-fsc

  • Về mặt môi trường:

FSC có những nguyên tắc khắt khe vì nó giúp bảo vệ môi trường cũng như hệ sinh thái trong tự nhiên một cách đặc biệt, không chỉ nguồn gỗ rừng mà bao gồm cả không khí và nguồn nước. Hoạt động kêu gọi không sử dụng chất atrazine trong thuốc diệt cỏ là một ví dụ, vì nó ảnh hưởng đến bầu không khí và nguồn nước.

  • Về mặt xã hội:

Hội đồng Quản lý Rừng (The Forest Stewardship Council – FSC) thể hiện trách nhiệm của tổ chức này đối với xã hội là một tổ chức có trách nhiệm với đời sống của con người.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức giúp bạn hiểu rõ về Chứng chỉ FSC là gì cũng như biết được FSC có những nguyên tắc khắt khe bắt buộc nào phải tuân thủ và hiểu được lợi ích của chứng chỉ rừng FSC. Nguồn nguyên liệu không được cấp giấy chứng nhận FSC, bạn hẳn sẽ đánh mất đi cơ hội xuất khẩu các sản phẩm đồ gồ của mình ra thị trường thế giới.

Bài viết cùng chủ đề:

  • Chứng nhận FSC ống hút giấy
  • Chứng nhận FSC cho viên nén gỗ
  • Chứng nhận FSC cho bao bì giấy