Mộ Võ Thị Sáu ở Côn Đảo là một ngôi mộ linh thiêng. Đặc biệt hàng đêm có đến hàng trăm, nghìn người viếng thăm. Hương khói ở đây luôn nghi ngút, đồ cúng luôn đầy ắp. Người ta thường truyền tai nhau nghe những câu chuyện hiển linh và linh thiêng của chị. Hãy cùng tìm hiểu những câu chuyện đó, cũng như cách đi và tham quan ngôi mộ này cùng nghĩa trang Hàng Dương ra sao.
Mộ chị Võ Thị Sáu ở đâu
Mộ chị Võ Thị Sáu nằm bên trong nghĩa trang hàng dương. Đây là mộ khá bề thế và mộ trong những ngôi mộ lớn ở nghĩa trang Hàng Dương.
Mộ Võ Thị Sáu nằm ở bên trái cổng chính dẫn vào. Trước khi qua mộ AHLLVTND Võ Thị Sáu bạn sẽ đi qua hàng chục ngôi mộ liệt sĩ khác.
Để đến mộ liệt sĩ Võ Thị Sáu bạn cần đến nghĩa trang Hàng Dương. Nghĩa trang này là nơi chôn cất khoảng 2.000 ngôi mộ anh hùng liệt sĩ khác nhau. Nghĩa trang Hàng Dương nằm cách trung tâm Côn Đảo chưa đến 1km. Nó nằm khá gần địa điểm nhà tù Côn Đảo. Bạn có thể tham khảo Google Maps Mộ Võ Thị Sáu.
Địa chỉ: Nghĩa Trang Hàng Dương, Nguyễn An Ninh, Côn Đảo, Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.
Tham khảo thêm ngôi chùa đẹp nhất tại Côn Đảo: Vân Sơn Tự.
Thời điểm thích hợp hành hương tham quan
Mộ chị Võ Thị Sáu mở cửa xuyên suốt. Tuy vậy nếu bạn chỉ muốn khám phá cho biết khung cảnh bên trong, bạn nên đi vào ban ngày. Ban ngày lượng khách sẽ ít đông hơn và nhang đèn cũng bớt hơn so với ban đêm.
Với những ai muốn hành hương để khấn vái thì thường đến vào khung giờ 11h00 – 12h00 để cầu khấn. Điều đặc biệt là mộ cô Sáu luôn đông đúc người hành hương vào ban đêm nhiều hơn ban ngày.
Tuy vậy với khoảng 2000 ngôi mộ thì người ta hay nói vui: “Ở Hàng Dương, người sống vào ban đêm luôn nhiều hơn người ban ngày!”
Cách cúng lễ mộ Võ Thị Sáu như thế nào
Mỗi người sẽ có cách hành lễ và cúng mộ riêng. Tuy vậy tôi sẽ giới thiệu bạn cách cúng mộ được xem là cơ bản khi đến cúng mộ Võ Thị Sáu.
Hướng đi
Đầu tiên bạn cần đi cúng ở Đài tưởng niệm nghĩa trang Hàng Dương (Khu cột cao nhất tại Hàng Dương). Bạn sẽ làm lễ chính cho toàn bộ liệt sĩ ở đây.
Sau đó bạn sẽ lần lượt đi qua các khu mộ A-B-C-D viếng mộ các chiến sĩ cách mạng nổi tiếng tại đây.
Bộ đồ lễ viếng mộ Võ Thị Sáu cần có gì
Bạn cần có 2 bộ đồ lễ: lễ cô Sáu và lễ của các anh hùng liệt sĩ ở đó. Lễ dâng cho cô Sáu cần chuẩn bị như cho người con gái trẻ: lược, gương, quần áo, nón lá, trái cây, nước suối,hoa,.. Bạn có thể biến tấu thêm cho hợp thời như điện thoại, xe, nhà cửa,…
Văn khấn mộ chị Võ Thị Sáu
Kính lạy:
Ngài Kim niên Đương Cai Thái Tuế Chí Đức Tôn thần, Kim Niên Hành Binh, Công Tào Phán Quan.
Ngài Bản Cảnh Thành Hoàng Chư Vị Đại Vương.
Ngài Bản Xứ Thần Linh Thổ Địa Tôn Thần.
Các ngài Ngũ Phương, Ngũ Thổ Long Mạch Tôn Thần, Tiền Chu Tước, Hậu Huyền Vũ, Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ cùng liệt vị Tôn Thần cai quản ở trong xứ này.
Con là (tên của bạn)………………………………………………………………….
Địa chỉ…………………………………………………………………………………………………..
Sắm sanh phẩm vật, hương hoa phù tửu lễ nghi, trình cáo Tôn thần, kính viếng vong linh là: Cô Sáu
Phần mộ ký táng tại nghĩa trang Hàng Dương Côn Đảo.
Nay nhân ngày………………(Ví dụ: Cuối năm, hoặc Thanh minh, hoặc thăm mộ) con xin cúi lạy Thần Linh đất này, Thành Hoàng Bản Thổ nơi đây, đất lành chim đậu, đức dày thanh cao, giữ lành công lao, có kết có phát nhờ vào thần quan, tôn thần long mạch cao sang, nhị thập tứ hướng nhị thập tứ sơn quanh vùng.
Chọn đây an táng mộ phần, thỏa yên muôn thủa, hồng ân đời đời, gia ân mãi mãi không thôi, chúng con xin có vài lời cầu xin: Bái tạ thủ mộ thần quan, cho chân linh dưỡng cho hài cốt nguyên vẹn toàn, phù hộ con cháu trần gian, an khang mạnh khỏe ăn làm gặp may. Âm dương cách trở, bát nước nén hương, biểu tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.
Phục duy cẩn cáo!
(Khấn 3 lần rồi đốt vàng tiền).
Còn nếu bạn chưa kịp in bài văn khấn trên hoặc không thuộc thì cứ thành tâm khấn vái, chỉ cần nêu rõ tên họ, địa chỉ chính xác của mình và khấn xin Cô Sáu ban cho bình an, sức khỏe, tránh cầu xin tài tộc, tình duyên… là được.
Linh thiêng mộ chị Võ Thị Sáu
Võ Thị Sáu luôn là ngôi mộ “sôi động” nhất trong những ngôi mộ anh hùng liệt sĩ ở Nghĩa trang Hàng Dương. Hàng đêm đều có hàng trăm, nghìn người viếng thăm mộ chị. Khi ấy hương khói nghi ngút, mâm cúng hoa quả, đồ ăn luôn đầy ắp. Mọi người đến đây khấn cầu chuyện gia đình, bình an. Ai đi rồi cũng bàn tán về chuyện chị Sáu linh thiêng lắm.
Ngay từ người bản địa, khi có khó khăn đều để xin cô phù hộ. Hay những lúc gặp may mắn đều mang lễ đến tạ ơn. Ngay cả bọn trẻ ở đây sợ cô vô cùng. Tụi trẻ được dạy “tụi mày làm gì bậy, cô Sáu hiện lên vặn họng tụi bây hết nghe chưa”. Mỗi nhà đều có hình cô để thờ, ngay những người tài xế khi tôi thuê xe đưa đi du lịch Côn Đảo cũng có hình dán của chị trên xe. Niềm tin tín ngưỡng ở Côn Đảo dường như đều coi trọng Võ Thị Sáu rất nhiều.
Tương truyền trước đây ở gần đó có một cây dương già khô héo, duy nhất chỉ có 1 nhánh cây tốt tươi hướng về phía bắc. KHi ấy người ta bảo là hương hồn chị sáu luôn hướng về bờ cõi nước nhà.
Người ta còn truyền rằng sau khi hành quyết chị Sáu, tên người Tây đã không còn làm chuyện hành quyết được nữa. Hắn bị ám ảnh bởi ánh mắt, sự quyết tâm của chị Sáu.
Cô Liễu là vợ tên người Tây hành quyết chị Sáu. Hôm đó nhìn thấy cảnh hành quyết đã ngất xĩu. Đêm về cô Liễu đem đồ cúng ra mộ chị Sáu thì thấy môt bóng trắng lướt qua. Hoảng hốt bỏ chạy, trên đường về cô Liễu lúc nào cũng thấy bóng chị Sáu. Từ đó về nhà chị và tên lính lê dương lập bàn thờ chị Sáu ngay tại nhà.
Tham khảo thêm địa điểm lịch sử linh thiêng: Cầu Tàu 914 Côn Đảo.
Tiểu sử Võ Thị Sáu
Năm 1947, Võ Thị Sáu lúc ấy 14 tuổi tham gia vào chiến sĩ trinh sát của Đội công an xung phong Đất Đỏ. Sau nhiều lần trinh sát, đánh bom liều chết chị bị bắt và kết án tử hình.
Năm 1950, Võ Thị Sáu bị giam ở khám Chí Hòa. Tuy vậy khi tuyên án tử thì chị chưa đủ tuổi vị thành niên. Để tránh những dư luận, tai mắt thực dân Pháp đưa chị ra Côn Đảo.
Ngày 21/1/1952, Võ Thị Sáu được tàu đưa ra Côn Đảo. Hai ngày sau chị bị đem ra xử bắn.
Cái chết của Võ Thị Sáu cũng được nhuốm màu drama qua lời kể nhiều người. Chị bước đi hiên ngang và ca bài hành quân Tiến Quân Ca vào buổi sáng hôm đó. Khi linh mục khuyên bảo chị và hỏi chị muốn điều gì cuối cùng không. Chị vẫn nhất quyết đả đảo bọn đế quốc thực dân Pháp mà không chịu khuất phục.
Khi ấy chị không muốn bịt mắt mà mở trừng về hướng bọn xử bắn. Sau đó khi xử bắn, những tên tay sai đều bắn hụt lượt súng đầu tiên vì sợ hãi trước ánh mắt chị. Sau đó tên cầm đầu phải cầm súng và đến gần bắn thẳng vào chị thì mới xử bắn xong.
Từ đó chị Sáu trở thành một buổi tượng anh dũng. Chị luôn là 1 tấm gương được nêu ra khiến bao thanh niên hừng hực khí thế trong việc chống quân thù.
Năm 1993 chị được nhà nước Việt Nam truy tặng huy chương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Ngoài ra ngôi mộ chị cũng được sửa chữa khang trang hơn.
Bên trong nghĩa trang Hàng Dương có gì
Bên trong nghĩa trang Hàng Dương là hơn 2000 ngôi mộ của chiến sĩ cách mạng với diện tích 20ha.
-
Khu A: Gồm 688 ngôi mộ (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 trở về trước. Nơi đây có mộ của liệt sĩ cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
-
Khu B: Gồm 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể) trong đó 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1945 đến 1960. Nơi đây có mộ của nữ anh hùng Võ Thị Sáu và anh hùng Cao Văn Ngọc.
-
Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số các phần mộ từ năm 1960 đến 1975. Nơi đây có mộ của anh hùng Lê Văn Việt.
-
Khu D: Gồm 157 ngôi mộ, trong đó 14 mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt mộ khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cau và Hàng Kẹo về.
Trích từ Wikipedia.
Tham khảo thêm du lịch Côn Đảo có gì và cách đi:
- Tàu Phú Quốc Express đi Côn Đảo.
- Nhà tù Côn Đảo.
- An Sơn Miếu (Miếu bà Phi Yến) Côn Đảo.
- Bãi Nhát Côn Đảo.
- Bãi biển đẹp nhất Côn Đảo – Bãi Đầm Trầu.