1. Tìm hiểu Tổng biên tập tiếng Anh là gì?
Trong tiếng Anh, thuật ngữ Tổng biên tập được gọi là editorial director. Họ đảm đương nhiệm vụ, chức trách của một người đứng đầu trong phạm vi của một tờ báo, tờ tạp chí hay đừng đầu của một ấn phẩm nào đó. Người tổng biên tập sẽ chịu mọi trách nhiệm liên quan đến mặt chính trị cùng tất cả mọi hoạt động trong một nhà xuất bản, một toàn soạn báo hay là một tạp chí.
Không chỉ vậy, trong phân công nhiệm vụ, người tổng biên tập còn xây dựng các kế hoạch và thực thi nó, giám sát chặt chữ tất cả các nội dung, hình ảnh và hình thức của một tờ báo. Trong mối quan hệ nghề nghiệp, có thể coi tổng biên tập chính là người trợ thủ đắc lực của tổng giám đốc để lập ra các kế hoạch và thực hiện kế hoạch đó trong toàn bộ đơn vị công tác.
Vị trí tổng biên tập giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình vận hành một tòa soạn hay một nhà xuất bản. Chính vì thế, đã có không ít ý kiến bàn luận sâu hơn về vị trí này kèm theo các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn của nó. Trong một bài tham luận “Tổng biên tập, họ là ai?” được đưa ra bởi ông Bandhit Rajavatanadhanin – một cựu nhà báo Thái Lan, cũng là người đã có công rất lớn trong việc kết nối các mối quan hệ báo chí giữa Việt Nam và Thái Lan.
Theo lý luận của ông, tổng Biên tập chính là người cai quản, coi sóc, chỉ huy, nói ví von hơn thì họ chính là linh hồn thoát thai trong một ấn phẩm báo chí và có trách nhiệm đối với toàn bộ mọi thứ liên quan như xu hướng chính trị, hình thức, nội dung,… Hơn hết, vị cựu nhà báo này còn tự tin khẳng định rằng tổng biên tập có quyền quyết định tất cả mọi nội dung sẽ được trình bày trong mỗi một ấn phẩm, nói chung tổng biên tập là một người như thế nào thì đồng nghĩa ấn phẩm sẽ mang theo phong thái ấy.
Xem ngay: Việc làm báo chí – truyền hình
2. Vị trí tổng biên tập trong cái nhìn Quốc tế và Việt Nam
Hoa Kỳ, Thái Lan và các nước Phương Tây khác có một thể chế chính trị không giống như Việt Nam. Chính vì thế, đặc trưng, bản chất của nền báo chí của các nước đó cũng khác biệt so với nền báo chí của nước ta. Trong đó, báo chí của Hoa Kỳ hay Thái Lan,… mang đặc điểm của nền báo chí tư nhân và là báo chí của tư nhân. Theo đó, người tổng biên tập và người chủ báo sẽ được phân biệt với nhau, là hai cá thể, hai vị trí. Chủ báo sẽ là người đứng đầu với tư cách là chủ tư bản, chính họ xây dựng đế chế báo chí cho riêng mình với mục đích tác động tới các đảng đối lập với họ. giá trị của báo chí tại các nước này chủ yếu là phục vụ cho mục đích kinh doanh bên cạnh một chút mục tiêu chính trị chỉ để bảo vệ chế độ của mình. Từ người chủ bảo, họ sẽ tuyển ra các tổng biên tập để hỗ trợ họ phụ trách các nội dung. Quá trình tuyển chọn khá khắt khe buộc tổng biên tập phải giỏi nghề, có nhiều mối quan hệ xã hội, chỉ đảm đương vai trò coi sóc, cai quản.
Trong khi đó, nghề tổng biên tập ở Việt Nam lại mang hơi hướng hoàn toàn dân chủ. Nền báo chí Việt Nam do chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, có sự hoạt động dưới sự quản lý bởi Nhà nước, sự giám sát từ Nhân dân. Dưới một nền dân chủ như thế, nền báo chí Việt Nam chính là một cơ quan ngôn luận của Đảng, của chính quyền và của tất cả mọi đoàn thể, tổ chức tại Việt Nam.
Nhà báo Hoàng Tùng với quãng đời làm Tổng Biên tập tòa Báo Nhân Dân kéo dài trên 1/3 thế kỷ, sinh thời cũng đã có những phát ngôn hùng hồn về nghề Tổng Biên Tập, được đăng tải trên Nội san nghiệp vụ của tờ báo Nhân Dân đại ý nói rằng, một Tổng Biên tập giỏi cần được đào tạo bài bản, bản thân người đó cũng phải tự mình học tập rèn luyện dù có phải trải qua nhiều khổ ải. Tổng biên tập đích thị là một nghề và chúng ta cần phải coi nó là một nghề.
Hơn một lần nữa, vị trí Tổng biên tập lại được Thiếu tướng Trần Công Minh khẳng định là một nghề, ông kêu gọi tất cả mọi người cần phải đối xử với nó đúng như đối xử với một nghề chân chính vậy. Ông Lưu Qúy Kỳ trong thời chống Mỹ, với vai trò của một người làm báo lão thành, đã truyền tải những lý luận nghiệp vụ báo chí trong bài giảng bồi dưỡng nghiệp vụ đối với lãnh đạo của các đơn vị tổ chức báo chí. Trong bài giảng của mình, ông đã đưa ra một ví von rất hay về nghề tổng biên tập, mục đích cũng để nhắc nhở những nhà báo ghi nhớ và hoàn thành trách nhiệm của mình. Ông nói: “Chỉ huy làm báo chẳng khác nào chỉ huy tác chiến,… vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”. Ở vào thời chiến, một người Tổng biên tập giỏi ắt phải biết tuân thủ một cách nghiêm ngặt những mệnh lệnh và kỷ luật của Bộ Tư lệnh Đảng.
Thêm một ý kiến mang giá trị tầm cỡ để chúng ta nhìn nhận rõ hơn nữa về nghề Tổng Biên tập được Tổng Biên tập của Đài tiếng nói Việt Nam đưa ra ngay trong một buổi tọa đàm về báo chí rằng, nghề Tổng Biên tập đòi hỏi khắt khe về tính nghề nghiệp và tính chính trị.
Rò ràng, trước những nhận định rất rõ ràng về vị trí Tổng Biên tập được đưa ra bởi chính những “người trong cuộc”, đã có cuộc đời làm nghề Tổng Biên tập rất lâu, điểm gặp gỡ chung của họ đều là sự mẫn cán, nhạy bén, sáng ngời bản lĩnh nghề và bản lĩnh chính trị, luôn quyết đoán và dám chịu mọi trách nhiệm trước Đảng và Nhà nước, trước nhân dân thì mới xứng danh là người đại diện của cơ quan ngôn luận Việt Nam.
Tham khảo thêm: Có thể bạn chưa biết thông tin về biên tập viên học ngành nào?
3. Đặc trưng của nghề Tổng Biên tập là gì?
Luật báo chí tại Việt Nam nói rằng, Tổng biên tập chính là những người đứng đầu, có quyền lớn nhất ở tòa báo. Hành trình trở thành một tổng biên tập được đo bằng quãng đời làm một nhà báo giỏi. Họ vừa thực hiện những nhiệm vụ của một người viết báo lại đồng thời làm người phụ trách và quản trị báo và cả tòa soạn. Đích thị Tổng biên tập chính là một nghề đầy tính nghệ thuật, có thể giúp cho người đảm đương có thể phát huy được hết thảy tài năng của bản thân trong cuộc đời làm nghề của mình. Họ phải vận dụng được nghệ thuật quản lý trên nền tảng của một kỹ năng làm báo giỏi. Không làm báo giỏi ắt không thể quản trị tòa báo tốt, đây vốn là quy luật bất thành văn của con đường bước đến vị trí Tổng Biên tập.
Có đứng vào vị trí này người ta mới tỏ, cái nghề phải làm báo giỏi, viết báo tốt, nhất là phải có thể hành bút tốt ở các thể loại thuộc trường phái lý luận như nghị luận, bình luận. Tự bản thân họ hiểu rõ nhất, tổng biên tập hay chăng chính là sự kết hợp hài hòa của hai yếu tố: làm báo và quản lý. Tất cả các “mặt trận” này họ đều hoàn thành một cách xuất sắc nhiệm vụ của mình.
Tuyển dụng: việc làm cộng tác viên báo chí
4. Những nhiệm vụ quan trọng của nghề Tổng Biên tập
Trong vai trò của người đứng đầu có quyền hành cao nhất của một tòa soạn thì người Tổng Biên tập cần thực hiện tốt ba nhiệm vụ quan trọng theo thông tin chia sẻ sau đây.
4.1. Quản lý tờ báo, tham gia các công việc biên tập
Để quản lý tốt một tờ báo trong trách nhiệm của mình, họ sẽ tập hợp một đội ngũ nghiêm chỉnh với những nhân tố làm báo tài năng. Trong quá trình làm việc, bản thân họ phải luôn giữ nghiêm kỷ luật, thực hiện tuân thủ đúng kế hoạch đã xây dựng, luôn nêu cao tính tự giác của các thành viên trong đội ngũ làm báo để nhằm đảm bảo không làm mất đi khả năng sáng tạo của họ.
Cùng với đó người tổng biên tập phải là người có lập trường rõ ràng, có dũng khí và tinh thần chiến đấu cao để có thể đương đầu dẫn dắt các bài báo mang tính chiến đấu chống tham những, chống lại mọi thói xấu hay các vấn đề tiêu cực trong xã hội và trong cả bộ máy chính trị.
4.2. Duyệt bài và làm tốt nhiệm vụ biên tập
Khi thực hiện nhiệm vụ duyệt bài và biên tập nội dung, Tổng Biên tập cần phải nêu cao tinh thần tôn trọng đối với phong cách của những nhà báo, không nên biên tập quá nhiều hay thô bạo vì việc này sẽ khiến cho phong cách riêng của các phóng viên, nhà báo, biên tập viên bị mai một đi và không còn “tinh thần” của họ trong bài viết sau biên tập nữa, thậm chí còn không thể hiện được ý diễn đạt ban đầu của chính người viết.
Xem thêm: CV báo chí – truyền hình
4.3. Lo nhiệm vụ kinh tế báo chí
Đưa nghề báo vào bối cảnh hiện thời, có thể thấy rằng vị trí Tổng biên tập cũng tương đương với vai trò của một người giám đốc, người thủ lĩnh vực một doanh nghiệp. Đã là như thế thì kinh tế cũng là một mục tiêu phát triển của tòa báo. Mặc dù ở tòa soạn nào thì người Tổng biên tập cũng đã có một trợ thủ thay mình quản lý các vấn đề kinh tế – tài chính cho tòa soạn, chính là Phó Tổng Biên tập thì nhưng chắc chắn bản thân người Tổng Biên tập đó không được đứng bên lề nhiệm vụ này, phải làm tốt vai trò quán xuyến và lo toan, cũng sẽ là người đứng ra chịu trách nhiệm cuối cùng.
Đến cùng, Tổng Biên tập xuất hiện trong tâm trí của chúng ta chính là linh hồn, là xương sống, trụ cột của các đơn vị báo chí. Ở họ cần phải hội tụ một cách hoàn hảo cả hai yếu tố, một là phẩm chất, hai là năng lực. Hơn bất cứ thành phần nào trong xã hội, người Tổng Biên tập cần phải có một phẩm chất đạo đức chính trị xã hội thật chuẩn mực vì họ chính là người đại diện cho quyền lực của thông tin và công luận, những ấn phẩm báo chí được phát hành có vai trò lớn trong việc dẫn dắt mọi dư luận. Thế mới thấy nghề báo đã rất quan trọng, nghề Tổng Biên tập còn quan trọng hơn rất nhiều. Việc chúng ta làm rõ Tổng biên tập tiếng Anh là gì và những vấn đề xoay quanh vị trí này rất cần thiết. Sau bài viết này, Hy vọng có thể giúp ích được nhiều cho bạn trong việc hiểu về nghề Tổng Biên tập. Nếu các bạn thấy bài viết hay, bổ ích thì đừng quên chia sẻ nó với bạn bè và đọc thêm những bài viết thú vị khác: forbes là gì, cầu truyền hình là gì, hbr là gì,… tại Timviec365.vn nhé!