Quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình đã tồn tại được hơn 1000 năm, song hành với các triều đại lừng lẫy như nhà Đinh, Tiền Lê và đầu nhà Lý đến tận ngày nay. Bỏ qua sự khắc nghiệt của thời gian, chùa vẫn đứng vững và trở thành danh thắng tâm linh nổi tiếng tại vùng đất Ninh Bình.
Đôi nét về chùa Bái Đính Ninh Bình
Quần thể Chùa Bái Đính Ninh Bình ở đâu?
Ngôi chùa nằm trên núi Bái Đính thuộc xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình và nằm trong quần thể du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An. Nơi này cách cố đô Hoa Lư khoảng 5km, khu du lịch Tràng An hơn 11km và cách thủ đô Hà Nội khoảng 100km đi xe.
=>> Đọc thêm: Khám phá Ninh Bình
Giá vé vào chùa Bái Đính Ninh Bình
Vào chùa không hề mất vé, tuy nhiên khuôn viên chùa rất nhiều và có các khu vực khác nhau. Vì vậy để hạn chế thời gian thì du khách có thể đi xe điện tham quan chùa.
Dịch vụ khi tham quan chùa Giá vé Xe điện 60.000 VNĐ/ người Tham quan bảo tháp 50.000 VNĐ/ người Hướng dẫn viên 300.000 VNĐ/ tour
Ngoài ra, để trải nghiệm được khu du lịch Tràng An trọn vẹn, bạn sẽ cần phải đi đò. Giá vé đi đò là 150.000đ/người. Vì vậy bạn hãy lưu ý và sắp xếp thời gian thật tốt để chuyến đi đc trọn vẹn nhé.
Giờ mở cửa: 6 giờ đến 21 giờ tất cả các ngày trong tuần.
Bản đồ chùa Bái Đính Ninh Bình
Khám phá quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình
Chùa Bái Đính Cổ Tự
Đền thờ Thánh Nguyễn
Nhìn sơ qua thì ngôi đền không có gì đặc biệt nhưng lại được xây dựng mang một ý nghĩa theo thế “tựa núi nhìn sông”. Bên trong đền thờ đặt tượng thờ thiền sư Nguyễn Minh Không – là danh y nổi tiếng bốc thuốc giúp đỡ người dẫn và còn được tôn là tổ sư nghề đúc đồng. Đặc biệt, ông được thờ nhiều nơi tại Ninh Bình bởi ông đã có công tìm hiểu nguồn gốc văn minh Đông Sơn thời Việt Cổ và sưu tầm các đồ đồng cổ với mục đích ngôi phục nghề đúc đồng đã mai một theo năm tháng.
=>> Xem thêm: Kinh nghiệm cầu duyên tại chùa Duyên Ninh Ninh Bình
Hang Sáng, Động Tối
Để tới được hang Sáng và Động Tối, du khách cần đi 300 bậc thang để tới cổng Tam Quan chùa Bái Đính, sau đó sẽ thấy 2 ngã ba ở bên cạnh dốc. Đi theo con đường đó sẽ dần tới khu vực độc đáo này.
Hang Sáng là khu vực thờ Thần và thờ Phật sâu 25m, rộng 15m và cao hơn 2m. Bên ngoài cửa đặt hai tượng thần có vẻ mặt uy nghiêm và dữ dằn. Du khách đi sâu vào bên trong sẽ thấy nơi đặt tượng thờ Phật, đi đến cuối hang sẽ sang bên đền thờ Thần Cao Sơn.
Tiếp theo là Động Tối, nơi này có hệ thống chiếu sáng huyền ảo. Phía trên là các mảng đá thạch nhũ hình thành theo mạch nước ngấm vô cùng đẹp mắt. Các lối đi là bậc thang được trang trí bằng hình rộng uốn lượn vô cùng sinh động. Ở chính giữa là giếng nước tự nhiên điều hòa không khí khiến động vô cùng mát mẻ. Bên trong thờ mẫu và các vị tiên, nhiều bức tượng còn đặt trong các ngách đá và đồ thờ riêng biệt.
Giếng Ngọc chùa Bái Đính Ninh Bình
Giếng Ngọc có đường kính rộng gần 30m, độ sâu 6m, diện tích khoảng 6000m2 và có bốn góc là 4 lầu bát giác. Theo truyền thuyết nước ở Giếng Ngọc được Thiền sư Nguyễn Minh không đã dùng sắc thuốc chữa bệnh cho nhà vua và người dân. Giếng được ghi vào kỉ lục Việt Nam với màu nước xanh ngọc bích vô cùng độc đáo.
Đền thờ thần Cao Sơn
Cuối cùng là đền thờ thần Cao Sơn – vị thần cai quản vùng núi Vũ Lâm. Gắn liền với lịch sử thì đây là nơi Đinh Bộ Lĩnh sống khi còn nhỏ và được xây dựng vào thời điểm 968 – 980. Theo dân cư xung quanh, thần Cao Sơn là Lạc tướng Vũ Lâm – con thứ 17 của Lạc Long Quân. Ngài đã dạy bảo và giúp đỡ người dân quanh đó làm ăn sinh sống. Vì vậy đây chính là lý do nhân dân lập đền thờ và hương khói hàng năm. Ngôi đền hiện đã được tu tạo với lối tựa lưng vào núi, có hành lang ngăn cách với thung lũng.
=>>> Xem thêm: Cẩm nang đi chùa Bích Động Ninh Bình linh thiêng
Nhà Bia chùa Bái Đính Ninh Bình
Nhà Bia chùa có 55 gian, những cái tên trên bia đều là những người đã tiến cúng xây dựng nên ngôi chùa này. Khu vực này có 3 phúa đó là phía Tây, Đông, Nam chia đều mỗi bên 18 gian. Mỗi gian là một tấm bia đá trên lưng con rùa bằng đá. Mỗi bia đều có chiều cao 2,9m – rộng 1,45m – dày 0,4m. Còn con rùa đá có chiều ngang của thân là 1,7m – dày 0,97m – cao 2,95m. Riêng bia đá đặt ở gian giữa trên bệ rông cao nhất với 6,9m – rộng 3,5m – dày 0,6m.
Vườn thuốc chùa Bái Đính
Vườn thuốc này nằm ngay phía trước đền thờ thần Cao Sơn. Theo lịch sử, đây chính là vườn thuốc chữa bệnh cho người dân của thiền sư Nguyễn Minh Không. Vườn thuốc này có tên là Sinh Dược với ý nghĩa là vườn thuốc sống, tự nhiên khác với bào chế và sao tẩm. Vườn có diện tích là 4ha, bên trong vườn có cây thuốc quý như: sinh địa, đẳng sâm, ngũ da bì, đơn xương,..
Khu vực Chùa Bái Đính mới
Tháp chuông chùa Bái Đính Ninh Bình
Tháp Chuông được xây dựng bằng bê tông cốt thép giả gỗ, mô phỏng theo lối kiến trúc thời xưa. Bên trong tháp Chuông có quả chuông đồng nặng lên tới 36 tấn ( lớn nhất Việt Nam), điêu khắc nhiều cổ tự bằng chữ Hán và hình rồng uốn lượn sinh động.
Hành lang La Hán chùa Bái Đính Ninh Bình
Hành lang La Hán có chiều dài lên tới 1052m với 234 gian nối liền hai đầu Tam Quan với nhau. Khi đi với con đường dài như vậy với rất nhiều bức tượng lớn nhỏ trải khắp hành lang thì có rất nhiều bạn hỏi “chùa Bái Đính có bao nhiêu vị La Hán?” Ngôi chùa hiện đang có hơn 500 bức tượng các vị La Hán được làm từ đá xanh nguyên khối nặng 4 tấn, được mệnh danh là hành lang La Hán dài nhất châu Á.
Khi đi dọc hành lang, bạn sẽ chiêm ngưỡng những dáng vẻ, biểu cảm đầy sức sống của các vị La Hán như còn đang trên trần thế vậy.
Điện Tam Thế chùa Bái Đính Ninh Bình
Điện Tam Thế được có 3 tầng với chất liệu bê tông cốt thép giả gỗ và được xây dựng theo lối kiến trúc xưa. Bên trong Điện Tam Thế có 7 gian, 3 gian giữa đặt 3 bức Hoành Phi, ba cửa võng làm bằng gỗ, sơn son thếp bạc phủ hoàng kim. Các cửa võng ở đây có ý nghĩa lóe lên những điểm sang vàng, khiến ai tới đây đều hướng vào cõi Phật thanh tịnh.
Trong tòa Tam thế chùa Bái Đính còn có 3 pho tượng bằng đồng nguyên khối, mỗi bức cao 7,2m và nặng 30 tấn dát vàng. Ba pho tượng này được ghi vào kỷ lục Việt Nam là “bộ tượng Tam Thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam” vào ngày 12/12/2007.
Tượng Phật Di Lặc chùa Bái Đính Ninh Bình
Một trong những cái nhất của chùa thì tượng Phật Di Lặc không thể không nhắc đến. Bức tượng nặng 80 tấn, cao 10m và tọa lạc trên ngọn đồi cao lớn. Khi đứng tại khu vực này, du khách có thể chiêm ngưỡng được toàn cảnh chùa Bái Đính phía dưới.
Bảo tháp chùa Bái Đính
Khu bảo tháp nằm ngay bên cạnh hành lang La Hán, ở phía Tây của điện Tam Thế. Tòa Bảo Tháp xây dựng 13 tầng và có chiều cao 100m, bên trong có thang máy và 72 bậc thang leo, đây là nơi lưu giữ Xá Lợi Phật từ Ấn Độ và Miến Điện. Đây là công trình Bảo tháp cao nhất Đông Nam Á.
Ở trên là các khu vực được nhiều du khách tìm tới và khám phá, bạn còn có thể đến các khu vực nổi bật khác như: Tam Quan Nội, Tam Quan Ngoại, điện Phật Bà, hồ phóng sinh,..
Lễ hội chùa Bái Đính Ninh Bình
Nếu bạn là người yêu thích các lễ hội tâm linh lớn thì không thể bỏ qua lễ hội tại chùa Bái Đính. Tại đây có lễ hội đặc trưng diễn ra hàng năm, gọi là lễ hội xuân, khai mạc mùng 6 tết và kéo dài hết tháng 3 âm lịch. Lễ hội có 2 phần chính là phần lễ và phần hội:
- Phần lễ sẽ là các nghi thức dâng hương thờ cúng tới Phật, đức Thánh Nguyễn, Thần Cao Sơn,..
- Phần hội là các trò chơi dân gian, hát chèo ,hát xẩm,..
Hình ảnh chùa Bái Đính Ninh Bình về đêm
Ăn chạy tại chùa Bái Đính Ninh Bình
Nhà hàng chay Tâm An – Thiền An
Nhà hàng chay Tâm An – Thiền An có lối kiến trúc kết hợp giữa Tây Âu và Á Đông vô cùng độc đáo. Khi thực khách bước vào, không gian mở của quán giúp quý khách có cảm giác thoải mái giữa thiên nhiên vậy. Ngoài kiến trúc và không gian yên tĩnh thì ẩm thực nơi đây đều là các món thuần chay vô cùng thơm ngon. Từng món ăn đều được sắp xếp tinh tế. Ẩm thực tại đây giúp quý khách ngạc nhiên từ mùi hương cho đến hương vị.
- Địa chỉ: Khuôn viên Chùa Bái Đính Ninh Bình
- Điện thoại: 0912.096.116 và 0229.3868.789.
Nhà hàng chay Hoa Lư (LOVING HUT)
Đây là cửa hàng chuyên phục vụ các món thuần chay. Đồ dùng ở đây đều theo thiên hướng bữa cơm chay truyền thông nên vô cùng hợp của người Việt. Đặc biệt, vào những ngày mùng 1 và 15 thì sẽ có thêm tiệc buffet vô cùng hấp dẫn. Quán mở buffet vào lúc 10:30 sáng đến 2 giờ chiều, mosnc hay chủ yếu là bún riêu, phở, súp, salad,..
- Địa chỉ: Tọa lạc tại 56 Đường Lương Văn Thăng, Đông Thành.
- Điện thoại: +84-2296543368 hoặc 0889 680 800.
Video du lịch chùa Bái Đính
13 kỷ lục của chùa Bái Đính Ninh Bình
1 – Chuông đồng lớn nhất tại Việt Nam với chiều cao 18,25m và nặng 36 tấn.
2 – Pho tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nặng và nặng nhất tại Việt Nam với 100 tấn, cao 10m
3 – Bộ Tượng Tam thế bằng đồng lớn nhất Việt Nam với mỗi tượng năng 50 tấn và cao 7,2m
4 – Chùa có Giếng Nước đường kính 30m lớn nhất Việt Nam
5 – Tượng phật bà Quan Thế Âm bằng đồng nặng 80 tấn, cao 5,4m lớn nhất Việt Nam
6 – Chùa có hành lang lên tới 500 vị La Hán nhiều nhất Việt Nam.
7 – Ngôi chùa có nhiều cây bồ đề nhất Việt Nam.
8 – Bộ tượng bát bộ kim cương bằng đồng với mỗi tượng nặng 4 tấn và cao 3,95m nặng nhất Việt Nam
9 – Tượng ông Khuyến Thiện và Trừ Ác bằng đồng nặng 20 tấn, cao 5,2m với kỷ lục cao và nặng nhất Việt Nam
10 – Chùa có bệ thờ bằng gỗ lớn nhất Việt Nam.
11 – Chùa có cặp hạc làm bằng đồng lớn nhất Việt Nam
12 – Pho tượng Phật Di Lặc bằng đồng ặng 80 tấn, cao 10m lớn nhất Đông Nam Á
13 – Tòa bảo tháp với 13 tầng, cao 99m được mệnh danh là Tòa bảo tháp thờ Phật cao nhất Châu Á
Ngoài ra chùa còn có các công trình khác vẫn đang được tiếp tục xây dựng và phát triển.
Lưu ý khi đi chùa Bái Đính
Tới chùa bằng cách nào?
- Di chuyển bằng xe máy: Du khách chỉ cần đi theo quốc lộ 1A đến trung tâm thành phố Ninh Bình, trên đường sẽ thấy rất nhiều bảng chỉ dẫn đi theo là có thể tới quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình.
- Di chuyển bằng xe khách: Nếu ở Hà Nội, du khách có thể tới các chuyến ở bến xe Giáp Bát, Mỹ Đình. Giá vé tầm 70.000vnđ – 80.000vnd để tới được tp Ninh Bình, sau đó bắt xe taxi để tới chùa.
- Di chuyển bằng tàu hỏa: Du khách cũng có thể tới ga tàu, chi phí dao động từ 70.000 – 120.000vnđ
Tới chùa Bái Đính vào thời điểm nào đẹp nhất?
Du khách nên đi vào khoảng thời gian mùa xuân tháng 1 đến tháng 3 bởi vì lúc này thời điểm rất ấm áp và cảnh vật nở rộ rất đẹp mắt. Hơn nữa bạn có thể du xuân quanh khu vực chùa cũng rất thú vị.
Đi chùa Bái Đính cần chuẩn bị những gì?
Trước khi khám phá ngôi chùa, bạn hãy chuẩn bị những đồ vật này để có chuyến đi trọn vẹn nhất nhé:
- Bởi vì ngôi chùa rất rộng nên du khách sẽ phải đi bộ khá nhiều. Vì vậy bạn hãy đi những đôi giày thể thao thoải mái, tránh đi giày cao gót nhé.
- Hãy mang theo ô hay kem chống nắng để đề phòng mưa hay trời nắng gắt nhé.
- Bởi vì chùa rộng nên đi rất mất sức và mệt mỏi, hãy mang ít đồ ăn nhẹ và nước uống nhé.
=>>> Xem thêm: Chùa Vàng Ninh Bình | Chốn tu tập an yên giữa hồ nước rộng lớn.
Khách sạn Bái Đính
Memorina Ninh Binh cách chùa Bái Đính 4km và nằm giữa các khu du lịch như Tràng An, Tam Cốc – Bích Động,.. Memorina chú trọng đến thiên nhiên cùng lối thiết kế mộc – mát – lành, Farmstay dành nhiều tâm sức vào không gian nghỉ dưỡng đậm màu xanh. Kết hợp với các hoạt động trải nghiệm dân gian, nơi đây là điểm dừng chân phù hợp mỗi khi mỏi mệt, giúp quên đi thành phố xô bồ. Món quà Memorina Ninh Binh Farmstay dành tặng cho bạn, không chỉ là một kỳ nghỉ, mà còn là chuyến du hành ngược về quá khứ.
Tạm quên hàng giờ đồng hồ căng thẳng vì công việc, xua tan cơn đau đầu thường trực với dịch vụ Spa. Gói dịch vụ gồm chăm sóc toàn thân, massage, yoga, các lớp thiền, phòng tập… thiết kế đa dạng cho nhiều nhu cầu khác nhau. 60 phút thư giãn “khởi động” lại cơ thể, giúp bạn sẵn sàng cho ngày mới đầy trải nghiệm thú vị tiếp theo.
Đội ngũ nhân viên tại Memorina Ninh Bình Farmstay chắc chắn sẽ mang lại cho quý khách thời gian nghỉ dưỡng đáng nhớ. Mỗi nhân viên tại đây là người bản xứ, mang trong mình dấu ấn riêng của con người nơi đây, với sự chân thành, mộc mạc và thân thiện sẽ mang đến cho bạn không gian nông thôn miền Bắc trọn vẹn.
- Hotline: 1900.8888.33
- Địa chỉ: Xóm 1, xã Gia Sinh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
- Trang web: https://memorina.com.vn
Những điều có thể bạn chưa biết về chùa Bái Đính
Trụ trì chùa Bái Đính là ai?
Trụ trì của chùa là Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu – hiện đang là phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cũng là trụ trì chùa Tam Chúc – Hà Nam.
Diện tích chùa Bái Đính rộng bao nhiêu?
Ngôi chùa có tổng khuôn viên rộng tới 539 ha, trong đó chùa cổ tự rộng 27ha và chùa mới xây dựng 80ha, cuối cùng là các công trình khác như học viện,…
Chùa Bái Đính có cáp treo không?
Ngôi chùa hiện không có cáp treo hoạt động. Du khách cần dùng phương tiện thông thường để tới đây.
Chùa Bái Đính của ai?ai xây chùa bái đính Chùa xây hết bao nhiêu tiền?
Chùa Bái Đính cổ được xây dựng năm 1136 do thiền sư Nguyễn Minh Không sáng lập. Hiện nay ngôi chùa đã được xây dựng nhiều công trình, hạng mục kiến trúc vô cùng lớn với 1.863 tỷ đồng. Trong đó, ông Nguyễn Xuân Trường – tổng giám đốc doanh nghiệp Xuân Trường, là đơn vị chính trực tiếp, giám sát và thi công công trình này, ông đã ủng hộ 100.000 USD. Hơn nữa ông còn đích thân sang tận Ấn Độ đón Ngọc Xá Lợi cho chùa.
Đặc biệt, ông đã đầu tư lên tới 200 tỷ đồng để hoàn thiện nhà khách được thiết kế phong cách cổ điển mang màu sắc Á Đông với chất liệu gỗ quý hiếm và lên tới diện tích 20.000m2. Ông là người ít khi xuất hiện trên báo chí và từ chối chụp ảnh hay ra mặt trên truyền thông.
Quần thể chùa Bái Đính Ninh Bình là địa điểm không thể bỏ qua khi du khách mong muốn được khám phá khu du lịch tâm linh. Không chỉ chứa đựng những ý nghĩa về đạo Phật mà còn mang cảnh sắc hùng vĩ, thơ mộng, cổ kính. Chúc bạn có chuyến đi vui vẻ và an toàn.