Rutin là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa rutin

Rutin là gì? Tác dụng, cách dùng, tác dụng phụ, thực phẩm chứa rutin

Rutin là gì

Rutin là một sắc tố thực vật được tìm thấy trong một số loại trái cây và rau quả, giúp hỗ trợ lưu thông máu, tăng sức bền thành mạch. Để hiểu hơn về những công dụng, cách dùng, tác dụng phụ mà rutin mang lại cũng như nguồn thực phẩm chứa rutin, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

Rutin là một bioflavonoid có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ cơ cơ thể trước các tác nhân gây ung thư và các bệnh khác. Nó cũng giúp cơ thể sản xuất collagen và sử dụng vitamin C. Quan trọng nhất, rutin giúp củng cố lớp niêm mạc của các mạch máu khắp cơ thể, làm giảm chảy máu vỡ mạch. Tham khảo bài viết sau đây để có thêm những thông tin hữu ích về rutin cũng như cách sử dụng rutin đúng cách.

1Rutin là gì?

Rutin là gì?

Rutin là một loại đường phức hợp được tìm thấy nhiều trong kiều mạch, nụ hòe và một lượng ít hơn trong măng tây, đại hoàng, và vỏ của trái cây họ cam quýt. Trước năm 1950, rutin được gọi là “vitamin P”, mặc dù nó không thực sự là một loại vitamin.

Rutin có thể kết hợp với các kim loại nặng, liên kết chúng và ngăn chúng gây ra các tác dụng độc hại cho cơ thể. Trong cơ thể con người, rutin có thể loại bỏ sắt và đồng dư thừa. Tuy nhiên, nó cũng có thể ngăn cản canxi, sắt và mangesium hấp thụ từ thức ăn, vì vậy không nên dùng rutin cùng với chất bổ sung khoáng chất.

2Tác dụng của rutin đối với cơ thể

Giúp lưu thông máu

Rutin giúp lưu thông máu

Rutin từ lâu đã được sử dụng để hỗ trợ lưu thông tuần hoàn, giúp củng cố độ bền thành mạch. Một dẫn xuất của rutin được gọi là hydroxyethylrutoside (hoặc chính xác hơn là trihydroxyethylrutoside) điều trị tình trạng bệnh lý gọi là suy tĩnh mạch mãn tính, trong đó các van tĩnh mạch ở chân không thể bơm đủ lượng máu nghèo oxy trở lại tim.

Các mạch máu được tăng cường giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Điều này có thể giúp giảm bớt các tình trạng liên quan, bao gồm vết bầm tím, tĩnh mạch mạng nhện và giãn tĩnh mạch. Rutin có thể hỗ trợ điều trị bệnh trĩ (nguyên nhân là do các tĩnh mạch bị sưng) và phục hồi sau phẫu thuật cắt bỏ trĩ.

Ngăn ngừa cục máu đông

Rutin ngăn ngừa cục máu đông

Rutin chống lại yếu tố kích hoạt tiểu cầu (PAF), yếu tố gây ra sự hình thành cục máu đông gây ra các phản ứng viêm do dị ứng. Điều này cho thấy rutin có thể làm giảm nguy cơ đông máu. Ngăn ngừa cục máu đông có thể giúp giảm nguy cơ phát triển các biến chứng đe dọa tính mạng như:

– Đau tim

– Đột quị

– Thuyên tắc động mạch phổi

– Huyết khối tĩnh mạch sâu.

Rutin có thể giúp giảm cholesterol

Rutin có thể giúp giảm cholesterol

Rutin có thể làm giảm tốc độ cholesterol LDL bị oxy hóa thu hút các tế bào bạch cầu biến nó thành mảng bám làm xơ cứng động mạch.

Giảm đau do viêm khớp

Rutin giảm đau do viêm khớp

Một trong những tác dụng của rutin được biết đến nhiều là giảm đau do viêm khớp, nó hỗ trợ trong việc ngăn chặn quá trình oxy hóa tại các ổ viêm ở khớp. Điều này là do đặc tính chống viêm và chống oxy hóa mạnh của rutin.

3Cách dùng rutin

Cách dùng rutin

Chúng ta có thể bổ sung rutin qua thực phẩm, lượng rutin có trong trái cây và rau quả chúng ta bổ sung thường an toàn với cơ thể.

Khi dùng bằng đường uống: Khuyến cáo thông thường là 250 mg hai lần một ngày. Người lớn sử dụng rutin để điều trị viêm xương khớp có thể được khuyên dùng 250 mg ba lần mỗi ngày hoặc 12 giờ một lần.

Rutin tương đối an toàn khi dùng bằng đường uống với lượng có trong thuốc trong tối đa 12 tuần.

Rutin có thể thoa lên da dưới dạng kem.

Phụ nữ mang thai và cho con bú: chưa có đủ bằng chứng khoa học để đảm bảo tính an toàn của rutin khi sử dụng cho đối tượng này.

4Tác dụng phụ khi sử dụng rutin

Tác dụng phụ khi dùng Rutin liều cao

Những tác dụng phụ liên quan đến việc bổ sung rutin thường là kết quả của việc sử dụng rutin liều lượng cao. Một số tác dụng phụ phổ biến gồm:

– Đau đầu

– Đau dạ dày

– Mờ mắt

– Da ửng đỏ

– Phát ban

– Lo lắng, bồn chồn

– Thay đổi nhịp tim

– Tăng bạch cầu.

Nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào trong số này khi dùng chất bổ sung rutin, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ. Hay gặp bất kỳ dấu hiệu nào của phản ứng dị ứng, hãy ngừng dùng chất bổ sung rutin ngay lập tức.

5Thực phẩm chứa nhiều rutin

Thực phẩm chứa nhiều rutin

Bạn có thể thêm rutin vào chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn các loại thực phẩm có chứa rutin.

Rutin có nhiều trong nụ hoa hòe, kiều mạch. Các nguồn rutin khác bao gồm hoa cây chìa vôi, hoa cơm cháy, táo gai, Ginkgo, các loại trái cây và rau quả khác, trà đen và trà xanh cũng chứa rutin.

Thông qua bài viết trên hy vọng bạn đọc hiểu rõ hơn về vai trò và cách sử dụng rutin. Rutin đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta vậy nên hãy chú ý bổ sung đầy đủ và đúng cách rutin để cơ thể khỏe mạnh hơn. Lựa chọn những thực phẩm giàu rutin thêm vào thực đơn hằng ngày để đạt được những lợi ích tuyệt vời từ thành phần này các bạn nhé!

Nguồn: healthline, WebMD, healthifybody