Phiến diện là từ được sử dụng rất nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, bạn đã hiểu đúng phiến diện là gì? hay chưa? Bài viết này sẽ giúp Quý độc giả hiểu thêm về phiến diện, góp phần tránh phiến diện trong suy nghĩ, giải quyết vấn đề.
Phiến diện là gì?
Phiến diện (one-sidedness) có nghĩa là một chiều, chỉ thiên về một mặt, một phía, không đầy đủ các mặt, các khía cạnh của vấn đề.
Trái nghĩa với phiến diện là toàn diện.
Phiến diện thường được sử dụng để nói về cách nhìn, cách suy nghĩ và giải quyết vấn đề không toàn vẹn, một chiều.
Ví dụ về phiến diện
Chuyện ngày xưa 5 ông thầy bói xem 1 con voi. Ông sờ vòi bảo nó như con đỉa. Ông sờ chân bảo nó như cái cột đình. Ông sờ tai bảo nó như cái quạt. Ông sở đuôi bảo nói như cái chổi cùn. Ông sờ ngà bảo nó như cái đòn càn( đòn gánh). Đây là một câu chuyện rất nổi tiếng về phiến diện.
Trong cuộc sống hiện nay, phiến diện cũng không phải là hiếm gặp. Khi suy nhĩ, nhìn nhận về một vấn đề, có người chỉ chăm chăm nhìn vào những mặt hạn chế, tiêu cực, có người chỉ nhìn vào những mặt tích cực. Hay có người chỉ dựa vào những dấu hiệu nhất thời để đánh giá bản chất của một người, hành vi của một người. Đây đều là những biểu hiện của suy nghĩ phiến diện.
Ví dụ:
Một người đàn ông nọ luôn phàn nàn vợ mình dùng kem mỹ phẩm. Cứ mỗi buổi sáng vợ mình đi làm đều sử dụng kem bôi rất nhiều. Người chồng nghĩ vợ mình ăn diện có mối quan hệ khác bên ngoài. Nhưng không tìm hiểu, nhưng sự thật là cô vợ dùng kem che khuyết điểm những vết rạn da. Chính vì thế 2 người xảy ra mâu thuẫn gia đình.
Có một bài đăng lên mạng xã hội về các tình tiết của một vụ việc bắt cóc, giết người, một số cư dân mạng vội vã phán xét một người có liên quan đến vụ việc là người đã thực hiện hành vi bắt cóc và giết người, thậm chí bôi nhọ người này. Khi lực lượng chức năng làm sáng tỏ vụ việc kết luận người có liên quan này không thực hiện hành vi phạm tội.
Hậu quả của phiến diện
Thứ nhất: Phiến diện khiến chúng ta nghĩ sai lệch về vấn đề.
Phiến diện khiến chúng ta chỉ đơn thuần nhìn vào một mặt xấu hoặc mặt tốt. Chẳng hạn, khi bạn nhận xét người khác không thực sự giỏi chỉ vì đơn thuần họ không nổi bật trong học tập, đây là cái nhìn phán diện.
Để nhận xét người khác giỏi hay không, phải xét tổng quát. Ý chí quyết tâm, tư duy phản biện hay kỹ năng mềm phong phú cũng có thể là điểm mạnh của 1 người. Vì thế, đừng vội nghĩ người khác không giỏi chỉ vì kết quả học tập không cao.
Hầu hết những người đưa ra tư duy phiến diện như vậy là bởi họ thiếu kiến thức, chuyên môn. Như vậy, sẽ không có luận cứ thuyết phục để nhìn vấn đề ở 1 khía cạnh khác.
Thứ hai: Suy nghĩ phiến diện khiến giải quyết vấn đề không hiệu quả.
Để giải quyết vấn đề nào đó, chúng ta cần phải nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều hướng khác nhau. Cụ thể, khi nhận thức được mặt tốt, mặt xấu, chúng ta mới chọn được giải pháp tối ưu, toàn diện.
Nếu như xét ở 1 khía cạnh nào đó, phương án đưa ra cũng sẽ phù hợp và giải quyết được duy nhất 1 vấn đề.
Thứ ba: Phiến diện định hình cách tư duy của chúng ta.
Tư duy là 1 trong những kỹ năng quan trọng của mỗi người. Khi tư duy, chúng ta nên mở rộng khả năng của mình bằng cách nhìn nhận theo những chiều hướng khác nhau. Đây cũng là cách để phát triển tư duy, cải thiện trí tuệ của mỗi người.
Trong những cuộc tranh luận, bạn sẽ nhận thấy rằng hầu hết những người đưa ra lý lẽ, luận điểm thuyết phục đều nhìn vấn đề theo nhiều chiều. Cũng vì thế mà khả năng tư duy thường nhạy bén hơn.
Hiểu rõ phiến diện là gì cũng như tác hại của nó ra sao sẽ giúp chúng ta dễ dàng hơn trong tư duy, giao tiếp hay làm việc. Lối suy nghĩ, tư duy phiến diện có thể gây ra những sai lầm và khiến bạn khó đạt được hiệu quả trong công việc, thậm chí là trong mối quan hệ thường ngày. Vì thế, nếu như bạn đã và đang suy nghĩ phiến diện, hãy thay đổi ngay nhé.