Trong cuộc sống ngày càng phát triển và hiện đại như hiện nay đã kéo theo nhiều vấn đề được phát sinh trong đời sống. Con người ngày càng có nhiều thủ đoạn tinh vi, gian xảo và lừa dối lẫn nhau để trục lợi cho bản thân. Cũng chính vì vậy mà sự bất công đang xảy ra tại nước ta khá nhiều và khiến cho nhiều người tin rằng công lý là một điều viễn vông.
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
1. Công lý là gì?
Thuật lý “công lý” là một trong những thuật ngữ được sử dụng nhiều trong đời sống xã hội và được sử dụng thường xuyên trong môi trường pháp lý và đặc biệt là hoạt động tư pháp.
Hiện nay vấn đề công lý đang được quan tâm rất nhiều khi tình trạng bất công đang diễn ra rất nhiều trong đời sống.
Theo đó, công lý được hiểu là sự công bằng, chính nghĩa, đúng đắn về một vấn đề gì đó theo đúng với bản chất vốn có của nó. Và trong lĩnh vực tư pháp thì công lý chính là nguyên tắc làm việc, hoạt động của những cơ quan, đơn vị làm việc trong nhà nước. Bắt buộc mọi người đều phải tuân thủ theo để đảm bảo quyền lợi của người dân.
Công lý được dịch sang tiếng anh như sau: Justice
Khái niệm về công lý được dịch sang tiếng anh như sau:
Justice is understood as being fair, just and right about something in accordance with its inherent nature. And in the field of justice, justice is the working principle and operation of agencies and units working in the state. It is compulsory for everyone to comply to ensure the interests of the people.
2. Lý luận cơ bản về công lý và đảm bảo công lý:
Trong cuộc sống hiện nay thì công lý chính là điều mà mọi người đều mong muốn để đảm bảo cho một nền kinh tế, xã hội phát triển. Do đó, công lý sẽ có những lý luận cơ bản sau đây:
Thứ nhất, công lý luôn là sự đề cao, là phẩm giá mà mọi người đều mong muốn đạt được để đảm bảo một xã hội công bằng và bình đẳng. Tuy nhiên, phẩm giá này không phải ai cũng có, vốn dĩ con người sinh ra đều rất đơn thuần nhưng vì một số lý do nào đó mà con người dần dần bị xã hội tha hóa, từ đó có những hành vi sai lệch, trái với luân thường đạo lý, với pháp luật chỉ vì muốn đạt được lợi ích của bản thân. Chính vì vậy mà công lý luôn đòi hỏi con người cần có thái độ và nghĩa vụ tôn trọng người khác. Từ đó khi con người biết tôn trọng nhau thì việc xảy ra những vấn đề sai trái sẽ được hạn chế.
Thứ hai, công lý luôn chứa đựng sự thật khách quan, đó là những phản ánh trung thực về lẽ công bằng sẽ luôn được tồn tại nếu ở đó có sự bất công và đứng lên đấu tranh giành lại công lý. Trong mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có những vấn đề khác nhau xảy ra, hay những mối quan hệ thể hiện sự nhận thức của con người về một vấn đề nào đó. Tại mỗi hoàn cảnh khác nhau sẽ có những chủ thể đặc biệt và hướng đến các khách thể gắn với mong muốn, nguyện vọng của mỗi chủ thể. Cụ thể như tại nước ta tại những giai đoạn kháng chiến chống giặc, khi người dân nước ta đã rơi vào hoàn cảnh bất công, bị chèn ép, bóc lột một cách dã man thì ông cha ta đã dũng cảm đứng lên đầu tranh và giành lấy nền độc lập như hiện nay. Điều này chứng tỏ con người luôn nhận thức được những hành vi bất công và việc có dũng cảm đứng lên đấu tranh hay không thì đều phụ thuộc vào con người. Như vậy, sự khách quan là cơ sở và cũng là nền tảng để con người nhận thức được đâu là sự sai trái, là hành vi bất công để từ đó xây dựng nên nền tảng cho các nhà chính trị ban hành những quy định và chế tài về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi cá nhân trong những mối quan hệ nhất định.
Thứ ba, công lý luôn gắn liền với sự những sự cam kết, các thỏa thuận của các chủ thể do các bên tự nguyện tham gia và thảo luận với nhau, qua đó xác định được những quyền và nghĩa vụ đối với các bên. Đảm bảo các bên phải tuân theo những nguyên tắc đã được lập nên, đây chính là sự ràng buộc cho các bên xuất phát từ sự tự nguyên trước đó do các bên đã tự thỏa thuận với nhau.
Thứ tư, công lý có mối quan hệ chặt chẽ với truyền thống văn hóa và tín ngưỡng. Không chỉ riêng tại nước ta mà các quốc gia trên thế giới đều tin vào tín ngưỡng. Hầu như tín ngưỡng đã điều chỉnh hành vi con người rất nhiều. Với nền văn hóa tín ngưỡng tại nước ta từ trước đến nay thì tín ngưỡng có một vai trò rất quan trọng. Điều này được thể hiện qua việc rất nhiều ngôi chùa, đền, miếu được xây dựng và có rất nhiều người tham gia. Tại nước ta thì Phật giáo là một trong những tôn giáo được nhiều người tin tưởng và sùng bái. Những giáo điều được quy định, ghi chép trong kinh thánh được lưu truyền và nhiều thế hệ khác nhau. Và mang những nội dung điều chỉnh hành vi con người, giáo dục, dạy bảo con người cần phải sống thiện lương, giúp đỡ nhau, không được có lòng tham, tôn trọng lẫn nhau…đa phần những nội dung đều hướng con người phải thực hiện, hành động đúng với luân thường đạo lý, có trách nhiệm với cuộc sống với những gì đã nhận được thì phải cống hiến và có trách nhiệm với tổ quốc, đất nước…Chính vì vậy mà có tác động rất nhiều đến suy nghĩ, hành động của mỗi cá nhân.
Thứ năm, công lý luôn hướng đến các giá trị và liên quan đến việc đánh giá các giá trị. Những giá trị này có tầm quan trọng rất lớn trong xã hội và đối với bản thân mỗi người trong từng mối quan hệ khác nhau. Giá trị này có thể được ước tính dựa trên nhiều yếu tố khác nhau như về thiệt hại do hành vi bất công gây ra, thiệt hại về tài sản, tiền bạc hay sức khỏe, tinh thần, nhân đạo hoặc dân chủ…Một số có những giá trị mang tính lịch sử, chính trị và tính chất lâu dài…Như tại nước ta trước kia thì người dân nước ta bị áp bức bóc lột nặng nề và từ đó mới nhận ra rằng tất cả những vấn đề này mang lại giá trị thiệt hại về tinh thần và chính trị của một quốc gia. Do đó, khi Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận ra được giá trị của nền dân chủ, độc lập thì lúc này Người đã dũng cảm đứng lên và lãnh đạo nhân dân đứng lên khởi nghĩa, đấu tranh chống lại thực dân Mỹ và Pháp. Như vậy, nhân dân nước ta đã nhận được giá trị chính trị, nhân đạo. Do vậy, công lý sẽ mang lại những giá trị vô cùng lớn đối với những chủ thể nhất định. Những giá trị này có thể sẽ không xác định được giá trị thật sự hay định lượng được giá trị bao nhiêu.
Như vậy, chúng ta có thể nhận thấy giá trị do công lý mang lại luôn khó có thể đo lường và xác định được giá trị thực tế mang lại. Với sáu nội dung nêu trên chúng ta có thể nhận thấy quan điểm, tư tưởng phổ biến của con người về công lý trong suốt quá trình vận động và xây dựng phát triển đất nước. Cũng nhận biết được những giá trị này mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được đều này mà Người đã định hướng và dẫn dắt nhân dân ta đứng lên đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc.
3. Mối quan hệ giữa công lý và pháp luật:
Trong mọi thời đại thì lẽ phải, công bằng luôn là những vấn đề được nhiều quan tâm và tìm kiếm. Bởi lẽ khi xã hội phát triển, mối quan hệ giữa con người đã không còn đơn thuần và trong sáng, con người ngày càng trở nên tính toán và lợi dụng lẫn nhau để trục lợi nhiều nhất cho bản thân. Cũng chính vì điều này mà pháp luật được ban hành ngoài chức năng chính là xây dựng hệ thống chính trị, thì còn phải ổn định nền kinh tế, xã hội để bảo vệ sự công bằng, lẽ phải cho những đối tượng thấp cổ, bé họng trong đời sống. Chúng ta ai cũng biết pháp luật được biểu tượng bởi cán cân công lý. Nơi nào có bất công thì luôn cần đến pháp luật để giải quyết. Chính vì vậy mà giữa công lý và pháp luật có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Và lẽ công bằng chính là cầu nối giữa pháp luật và công lý. Cho đến nay chưa có bất kỳ một văn bản nào đưa ra khái niệm cho lẽ công bằng là gì? Tuy nhiên, có một khái niệm được đưa ra để định nghĩa cho cụm từ này như sau:
Lẽ công bằng được hiểu là những giá trị, tư tưởng, có giá trị đạo đức là những gì phù hợp với đời sống xã hội, với con người trong quan hệ dân sự. Có tác giả khác lại đưa ra định nghĩa về lẽ công bằng chính là lẽ phải, là sự minh bạch, bình đẳng trong đời sống xã hội. Nó phải mang lợi ích chính đáng vốn dĩ của nó cho người được hưởng…
Đối với những vụ việc trong đời sống xã hội hiện này đều sẽ được pháp luật nước ta quy định chi tiết tại các điều luật trong các văn bản pháp luật. Theo đó, mọi cá nhân, tổ chức phải tuân thủ theo những nguyên tắc, quy định đó để thực hiện theo, đảm bảo quyền lợi của các chủ thể trong mối quan hệ đó. Ngoài ra đối với những yêu cầu giải quyết vụ, việc dân sự hay hình sự nào của các cá nhân, tổ chức thì Tòa án đều sẽ phải thụ lỹ để giải quyết. Trường hợp các vụ, việc đó chưa có điều luật để áp dụng thì Tòa án nhân dân dựa vào các quy định về tập quán, tương tự pháp luật, nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ và lẽ công bằng được áp dụng để giải quyết những vụ việc này. Như vậy có những vấn đề chưa được pháp luật quy định nhưng cũng sẽ đượ giải quyết dựa theo những nguyên tắc trên để đảm bảo quyền lợi của các bên hay nói cách khác chính là đảm bảo sự công bằng cho những chủ thể tham gia mối quan hệ này. Đảm bảo được quyền con người, quyền công dân, nhằm giảm bớt được tình trạng khiếu kiện kéo dài. Và quan trọng hơn hết chính là pháp luật chính là nơi đảm bảo sự công bằng, lẽ phải phải được thực hiện theo đúng với bản chất vốn có của nó.
Qua những nội dung nêu trên chúng ta có thể nhận thấy Nhà nước ta đã sử dụng công cụ pháp luật để đảm bảo công lý cho mọi đối tượng, chủ thể trong đời sống xã hội. Lựa chọn pháp luật để giải quyết các vấn đề trong đời sống xã hội chính là lựa chọn chính xác để đảm bảo công lý.