1. International Business Machines – IBM là gì?
IBM là một trong số các công ty công nghệ thông tin có quy mô lớn nhất thế giới, chuyên về lĩnh vực cung cấp các sản phẩm, dịch vụ phần cứng – phần mềm và dịch vụ. Và đã tồn tại và phát triển trong nhiều thập kỷ qua trở thành nhà cung cấp máy tính lớn nhất. Bên cạnh đó IBM đã chuyển trọng tâm từ phần cứng (hardware) sang phần mềm và dịch vụ. Đến những năm 2010, IBM lại nhấn mạnh và đầu tư nhiều hơn vào các lĩnh vực như dịch vụ dựa trên đám mây (Cloud) và điện toán.
Mặc dù trong thời gian 18 quý trở lại đây IBM đang có dấu hiệu mất đi sự thống trị của mình trên thị trường phần mềm và dịch vụ, bởi chuyển đổi hình thức kinh doanh sang các công nghệ và ngành nghề kinh doanh mới. Tuy nhiên khi nhắc đến IBM thì vẫn thu hút được nhiều sự quan tâm đặc biệt, và tình hình hoạt động kinh doanh của tổ chức vẫn vượt xa so với nhiều tổ chức cùng lĩnh vực khác. Và đương nhiên IBM vẫn mang lại nhiều cơ hội việc làm it đầy triển vọng đa ngành nghề, đặc biệt là dân IT. Để thấy rõ được điều đó thì các bạn tham khảo tiếp nội dung bên dưới nhé.
Xem thêm: Scrum là gì? Blog cẩm nang cho người mới tìm hiểu
Việc làm IT Phần cứng – mạng
2. Lịch sử ra đời của IBM
Tập đoàn IBM được sáng lập bởi Herman Hollerith vào năm 1914, đến năm 1964, IBM đã giới thiệu đến người dùng về những tiêu chuẩn thực tế đối với các máy tính tại các doanh nghiệp và tạo ra được dấu ấn lịch sử đối với chính IBM. Đó là số lượng đơn đặt hàng cho dòng máy tính vượt xa so với số lượng doanh số được dự báo, đó là khoảng hơn 1.000 đơn đặt hàng/ bốn tuần từ khi công bố đến cộng đồng. Vào thời điểm đó Ibm đã bắt đầu tạo ra được nhiều ấn tượng tốt và tình hình kinh doanh cũng đã có nhiều triển vọng hơn.
Sau một thời gian thì IBM cũng phải đối mặt với thách thức của máy tính mini hoặc những hệ thống có giá tầm trung, và nó trở thành đối tượng cần đến của các doanh nghiệp. Bởi nó ít tốn kém như máy tính lớn và phù hợp với nhiều tổ chức có quy mô bình thường.
Tuy nhiên, khi thấy được những điều đó thì IBM lại tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những thay đổi công nghệ. Đến đầu những năm 1970, thiết bị đầu cuối hiển thị tương tác (IBM 3270…). Thời điểm này máy tính cá nhân bắt đầu đạt được bước tiến khá thuận lợi cùng với sự xuất hiện của Apple II vào năm 1977. Chính vì vậy mà kiến trúc PC của IBM trở thành tiêu chuẩn nhiều đối tượng sử dụng.
Vào cuối những năm 1980, IBM đã thêm một nền tảng phần cứng khác vào danh sách các sản phẩm của mình. Điều này đã khiến những người theo dõi ngành công nghiệp đặt câu hỏi về chiến lược kinh doanh cùng với nền tảng tạo ra sự khác biệt của IBM thế nào mà lại hiệu quả đến vậy. Và có một thực tế mà ít bạn biết rằng, IBM đã thực hiện các bước để cơ cấu lại các hoạt động của mình, trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các bộ phận sản phẩm khác nhau của mình để cải thiện hoạt động. Tuy nhiên IBM cũng đã tuyên bố mất khá nhiều chi phí vào việc sáng kiến tái cấu trúc, nghỉ hưu sớm…
Giữa những lúc còn nhiều hạn chế đó thì IBM lại bắt đầu đẩy mạnh dịch vụ công nghệ thông tin và nó đã trở thành một yếu tố quan trọng của doanh nghiệp dịch vụ của IBM. Sau đó IBM vẫn tiếp tục đẩy mạnh dịch vụ của mình và mở rộng thêm nhiều các lĩnh vực hoạt động. Như đã chia sẻ ở trên phần IBM là gì? Thì IBM đã đẩy mạnh phát triển phần mềm và dịch vụ bởi xu hướng của thời đại trong những năm 2005 là như vậy. Nên IBM đã tìm cách loại bỏ bộ phận hoạt động phần cứng của mình cho Tập đoàn Lenovo.
Vào những năm 2010, IBM đã bắt đầu tự nhận mình là một công ty giải pháp nhận thức và nền tảng điện toán đám mây. Đồng thời nhấn mạnh cốt lõi trong chiến lược kinh doanh đối với IBM chính là: phân tích, đám mây, di động và bảo mật.
Việc làm Công nghệ cao
3. Các sản phẩm và dịch vụ của IBM
Với sự phát triển vượt bậc cùng với nhiều điểm khác biệt của Ibm mà hiện nay tổ chức hiện đang sở hữu khá nhiều sản phẩm và dịch vụ hữu ích khác nhau. Để hiểu thêm về “IBM là gì?” thì có lẽ đây là phần thông tin mà bạn không thể bỏ qua.
– Phần cứng máy chủ/ Server hardware: IBM nhắm mục tiêu một loạt các giải pháp cho các sản phẩm Dòng z của mình bao gồm phân tích, blockchain, đám mây và DevOps. Và IBM còn giới thiệu hệ thống Linuxone của mình như một nền tảng phần cứng.
– Lưu trữ/ Storage: Về mặt phần cứng, IBM cung cấp các sản phẩm bao gồm mảng flash toàn hệ thống FlashSystem, hệ thống Storwize và các mảng lai khác, phần cứng mạng lưu trữ của Kênh sợi quang, phương tiện lưu trữ và các sản phẩm băng. Ngoài ra công ty còn đang đẩy mạnh việc lưu trữ bằng phần mềm với bộ lưu trữ Spectrum và công nghệ lưu trữ đối tượng Cleversafe.
– Phần mềm/ Software:
• Dòng phần mềm đa dạng của IBM bao gồm các dịch vụ phân tích như IBM Cognos Analytics, IBM SPSS, IBM Maximo Asset Management và DB2.
• Dòng phần mềm của công ty trong không gian xã hội và di động bao gồm dịch vụ email doanh nghiệp IBM Verse và sản phẩm cộng tác IBM Notes.
– Dịch vụ/ Services: bao gồm Dịch vụ doanh nghiệp toàn cầu, và Dịch vụ công nghệ toàn cầu, cung cấp tính di động, kết nối mạng, liên tục kinh doanh và thuê ngoài,…các dịch vụ khác.
– Đám mây/ Cloud: IBM đã kết hợp các dịch vụ đám mây xung quanh nền tảng Bluemix của mình như một dịch vụ cung cấp.
– Nhận thức/ Cognitive offerings: Một số công nghệ và các sản phẩm riêng biệt đã tách ra khỏi hệ thống máy tính nhận thức của IBM và các nghiên cứu liên quan của nó. Khách hàng, có thể sử dụng API Watson để nhúng các thành phần điện toán nhận thức vào các ứng dụng của họ. IBM cũng cung cấp các sản phẩm có khả năng nhận thức tích hợp.
Xem thêm: Ruby on Rails là gì? Những điều bạn nên biết về Ruby on Rails
4. Cơ hội việc làm đầy triển vọng tại IBM
Song song với sự phát triển của ngành công nghệ thông tin là cơ hội việc làm của nguồn nhân lực được mở rộng thành nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt được những cơ hội đó.
Trên thực tế thì IBM đặt trụ sở tại Khu Công nghệ phần mềm tại thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp các dịch vụ công nghệ thông tin đã từ rất lâu trước, sau nhiều năm xâm nhập vào thị trường Việt Nam thì IBM cũng đã đánh dấu được nhiều điểm quan trọng trong hoạt động lĩnh vực thương mại điện tử, phân phối và quản lý điện tử, quản lý chuỗi cung ứng…
Trung tâm dịch vụ toàn cầu Ibm – International Business Machines cũng đã mang lại nhiều cơ hội được phát triển năng lực bản thân của các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin. Khi làm việc tại đây các bạn sẽ được tiếp cận với nhiều kỹ thuật công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ công nghệ, được phát huy hết năng lực của bản thân dưới sự hỗ trợ và tạo điều kiện hết mình của tổ chức IBM tại Việt Nam.
Tuy nhiên để được làm việc tại tổ chức này cũng không phải là chuyện đơn giản, là tổ chức nổi tiếng với những yêu cầu cao thì chắc hẳn các bạn ứng viên cũng cần phải là người có nhiều kỹ năng và khả năng làm việc. Để tìm hiểu kỹ hơn về nội dung tuyển dụng thì các bạn có thể tham khảo thêm việc làm cntt tphcm trên timviec365.vn, thường thì thông tin tuyển dụng của Ibm đều dưới dạng tiếng Anh nên các bạn cũng cần phải có trình độ tiếng anh nhất định thì mới có thể đáp ứng được. Tại đây các thông tin được cung cấp một cách đầy đủ và được tuyển dụng theo đợt. Một số cơ hội việc làm mà các bạn có thể quan tâm như.
4.1. Contract Support Professional Full-time
Là một vị trí làm việc cần đến sử dụng máy tính khá nhiều và chịu trách nhiệm hoàn thành hợp đồng từ đầu đến cuối liên quan đến các quy trình phần cứng, phần mềm, dịch vụ. Một số nhiệm vụ chủ yếu để các bạn tham khảo như:
Xác nhận hợp đồng chuẩn bị;
Đăng ký hợp đồng;
Chuẩn bị hóa đơn và duy trì một loạt các tập tin, hồ sơ, cơ sở dữ liệu database;
Quản lý điều chỉnh hóa đơn;
Hỗ trợ khách hàng truy vấn trên hóa đơn, ví dụ: thông tin thanh toán sai, yêu cầu của khách hàng mất RI…;
Lập báo cáo sử dụng Hóa đơn Thuế cho Cục Thuế;
Đăng ký Hóa đơn Thuế in sẵn với Cục Thuế;
Ngoài ra còn một số nhiệm vụ khác nữa, còn tùy thuộc vào từng thời điểm làm việc. Tuy nhiên thì bất cứ một nhân viên CSP đều cần phải tuân thủ tất cả các quy trình được quy định bởi công ty. Với những nhiệm vụ chính kể trên thì có lẽ các bạn cũng thấy được thời gian làm việc của vị trí này chủ yếu là liên quan đến máy tính và phần mềm. Nên chắc chắn các bạn phải đáp ứng được điều kiện về kỹ năng Microsoft Office, Microsoft Excel (các bảng tính:Pivot / VLOOKUP…); kỹ năng giao tiếp; kỹ năng thuyết trình và vượt qua được các vòng tuyển chọn khắt khe.
4.2. System Engineer – Kỹ sư hệ thống
Nếu bạn là dân IT thì có lẽ cũng không xa lại gì khi nghe đến cái tên này rồi đúng không, là vị trí chịu trách nhiệm đưa ra các giải pháp CNTT theo nhu cầu của khách hàng hoặc Phòng kinh doanh.
Phát triển các tài liệu liên quan đến việc thực hiện, chẳng hạn như lịch trình, tham số để cài đặt, kế hoạch thực hiện. Lập kế hoạch dịch vụ bảo trì thường xuyên và cung cấp hỗ trợ kỹ thuật tại chỗ cho khách hàng. Đảm bảo chất lượng dịch vụ bằng cách quản lý và điều phối công trình giữa các nhà cung cấp khác nhau.
Ngoài ra còn chịu trách nhiệm xử lý nhiều nhiệm vụ khác nữa, tuy nhiên các bạn cũng nên xác định đây là vị trí có yêu cầu khá cao, nhà tuyển dụng khá khó tính với vị trí chủ chốt trong công ty. Nếu bạn thực sự mong muốn được làm việc tại vị trí này thì nên cố gắng rèn luyện thật kỹ các kỹ năng cùng với việc trau dồi kiến thức chuyên môn. Bởi đây là vị trí đáng để bạn theo đuổi.
Ngoài ra còn có một số việc làm khác như kỹ sư an ninh mạng, tư vấn dịch vụ… đều là những vị trí quá quen thuộc với các bạn rồi. Để biết thêm nhiều thông tin tuyển dụng khác nữa các bạn có thể tham khảo trực tiếp tại Timviec365.vn. Trên đây là một số chia sẻ về công ty công nghệ IBM và các thông tin liên quan. Hy vọng với những chia sẻ về “IBM là gì?” đã mang lại hữu ích đến bạn!
Bài viết tham khảo: Reverse proxy là gì? Tác dụng tuyệt vời của Reverse proxy