112, 113, 114, 115 là gì, các số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam

112, 113, 114, 115 là gì, các số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam

114 là gì

112, 113, 114, 115 là số điện thoại gì? Cách gọi số điện thoại khẩn cấp

Số điện thoại khẩn cấp là những thông tin mà bất cứ ai cũng cần phải nhớ để sử dụng khi cần thiết. Vậy 112, 113, 114, 115 là gì? Những số điện thoại khẩn cấp ở Việt Nam nào bạn bắt buộc phải nhớ, mời các bạn cùng TimDapAntìm hiểu ngay sau đây nhé.

Các số điện thoại khẩn cấp tại Việt Nam

112, 113, 114, 115 là gì?

Số điện thoại khẩn cấp ở mỗi quốc gia là khác nhau. Nhưng đặc thù của nó đều là gồm ba chữ số, thông thường sẽ chỉ khác nhau chữ số cuối để người dân dễ nhớ và có thể bấm nhanh trong lúc khẩn cấp.

Ở Việt Nam các số điện thoại khẩn cấp mà ai cũng cần phải nhớ là:

112 là gì?: Là đầu số yêu cầu trợ giúp và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi toàn quốc

113 là gì?: Là đầu số gọi công an hoặc cảnh sát khi có việc liên quan đến an ninh trật tự

114 là gì?: Là đầu số gọi cơ quan phòng cháy chữa cháy, cứu nạn

115 là gì?: Là đầu số gọi cấp cứu về y tế

Cách gọi các số điện thoại khẩn cấp, có cần sử dụng mã vùng không?

Đối với điện thoại bàn

Các cuộc gọi đến số điện thoại khẩn cấp từ thuê bao cố định thì không cần phải bấm mã vùng. Các bạn chỉ cần bấm thẳng số khẩn cấp cần gọi, cuộc gọi sẽ được tự động kết nối như những cuộc gọi trong nước thông thường.

Đối với điện thoại di động

Khi thực hiện cuộc gọi đến các số khẩn cấp từ các máy điện thoại di động:

Nếu cuộc gọi đó phát sinh trong nội tỉnh, thành phố thì không cần phải bấm mã vùng chúng ta chỉ cần bấm thẳng số cần gọi. Ví dụ như chúng ta gọi đến 113 chỉ cần bấm 113 là xong.

Nếu cuộc gọi phát sinh ngoại tỉnh, nghĩa là chúng ta đang đứng ở tỉnh thành này mà lại gọi sang tỉnh thành khác, thì chúng ta phải bấm mã vùng của tỉnh thành cần gọi trước sau đó mới thêm số khẩn cấp đằng sau rồi mới ấn gọi, ví dụ các bạn đang ở Vĩnh Phúc mà cần gọi khẩn cấp đến 113 ở Hà Nội các bạn phải bấm mã vùng Hà Nội rồi bấm 113 sau đó ấn nút gọi.

Số điện thoại khẩn cấp ở Việt Nam

Khi nào gọi 112

112 là đầu số cứu nạn khẩn cấp, nơi tiếp nhận yêu cầu trợ giúp tìm kiếm cứu nạn chung cho mọi tình huống và được sử dụng trên phạm vi toàn quốc.

Gọi 112 trong trường hợp chúng ta cần sự hỗ trợ giúp đỡ tìm kiếm cứu hộ cứu nạn, đó là trong những tình huống chủ yếu do thiên tai gây nên như bão lụt, lũ quét, lũ ống, sạt lở… hoặc những tình huống trên sông, trên biển do tàu bè bị chìm, bị trôi dạt, bị hư hỏng mất phương hướng.

Khi nào gọi 113

Chúng ta hãy gọi 113 trong các tình huống cần yêu cầu giúp đỡ là những vụ, việc mang tính khẩn cấp liên quan đến an ninh trật tự và yêu cầu chính đáng của nhân dân.

Cụ thể như sau: quan sát thấy có người đột nhập vào nhà hàng xóm, nhìn thấy một người hoặc một nhóm người đang đe dọa ai đó, một nhóm người bị thương đang đối mặt với nguy hiểm, gần nơi mình ở đang có mâu thuẫn xảy ra các vụ xô xát… và trong những tình huống nguy hiểm khác mà chúng ta không thể tự mình giải quyết được hãy gọi 113 để được trợ giúp ngay nhé.

Khi nào gọi 114

114 là số điện thoại để thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền về tình huống khẩn cấp cứu hỏa ở Việt Nam.

Trong những trường hợp xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ, hoặc bị mắc kẹt trong những tòa nhà, thang máy, dưới hầm mỏ… chúng ta phải bình tĩnh gọi ngay cho 114 để được ứng cứu kịp thời.

Khi nào gọi 115

115 là số điện thoại của hệ thống cấp cứu về y tế ngoài bệnh viện. Chúng ta gọi đến số này để khai báo về tình trạng người bệnh và xe cấp cứu sẽ đến theo địa chỉ ta yêu cầu để sơ cứu và vận chuyển bệnh nhân.

Khi thấy những tình huống như một người nào đó đang gặp nguy kịch cần phải chuyển nhanh đi để cấp cứu, hay khi xảy ra tai nạn giao thông nghiêm trọng mà nạn nhân đang rất nguy hiểm đến tính mạng, chúng ta phải gọi ngay 115 để được cấp cứu kịp thời, để giảm thiểu tối đa khả năng tử vong của nạn nhân.

Qua đây chúng ta có thể thấy được sự cần thiết và quan trọng của các số điện thoại khẩn cấp và hiểu rõ các số 112, 113, 114, 115 là gì rồi, nó sẽ hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong cuộc sống, vì vậy các bạn hãy ghi nhớ nó nhé!