1. Tự giác là gì??
Trước khi hiểu thế nào là Tự giác chúng tôi muốn bạn đọc câu chuyện dưới đây:
Ngày xưa, có một ông Vua của một đất nước nọ sai quân lính đặt một hòn đá to chắn ngang đường sau đó ông núp vào bụi cây, định xem thái độ của mọi người sẽ như thế nào khi thấy hòn đá chắn lối đi.
Trong ngày hôm đó, từ sáng tới trưa từng người, từng người một đi qua ai cũng chỉ tặc lưỡi, trách nhà Vua không giữ đường sá sạch sẽ ngay cả ngài Tể tướng đi qua, ông cũng tảng lờ nhà Vua giận lắm, nhưng không nói gì vì ông nghĩ rằng, nhất định sẽ có một người nào đó nhấc tảng đá này khỏi đường đi.
Ông đoán không sai, chiều ngày hôm đó, có một người nông dân ngồi trên một chiếc xe chất đầy cỏ, kéo đi bởi 2 con ngựa khi nhìn thấy hòn đá chắn lối đi, ông đã kéo ngựa dừng lại rồi phóng xuống.
Ông đến bên hòn đá, nhìn nó rồi cúi xuống, khuôn hòn đá đi ra chỗ khác, vừa làm ông vừa lẩm nhẩm: “Chắc là sẽ đau lắm nếu ai đó vấp phải mày đấy, tao nên đưa mày ra khỏi đây trước khi mày làm ai đó ngã xuống vì vấp phải mày”.
Xong xuôi, ông vừa trèo lên xe ngựa thì thấy ngay ở chỗ hòn đá mà ông vừa khuân đi, một túi vàng rất to, số vàng bên trong nó có thể nuôi sống ông cả đời, khi ông còn đang ngẩn ngơ không biết túi vàng ở đâu ra thì chợt nhìn thấy một mẩu giấy bên dưới.
Ông đọc xong và mỉm cười, sau đó ông lấy số vàng đó chất lên xe, rồi viết ở mặt kia lại một lá thư, rồi dặt lại ngay chỗ cũ, ông Vua lúc đó đang nấp trong bụi cỏ rất ngạc nhiên, chờ ông nông dân đi khỏi liền chạy ra nhặt lấy và đọc nó lần này lại đến lượt ông mỉm cười.
Bật mí, bức thư của nhà Vua viết thế này:
“Đây là phần quà cho sự trách nhiệm của ông”
Dấu ấn
“Vua”
Còn bức thư của ông nông dân thì viết là: “Thưa ông, tôi rất cảm ơn ông về những gì ông ban cho tôi nhưng mà người dân quê tôi còn nghèo. Cho nên, xin phép ông, lấy số vàng này thay vì tặng cho tôi, tôi sẽ thay ông tặng cho những người nghèo khác, họ cần số vàng này hơn tôi với lại công việc hiện nay của tôi đủ nuôi sống cả nhà tôi rồi!”.
Câu chuyện kết thúc tại đây.
Qua câu chuyện trên chúng ta sẽ thấy được bài học được rút ra từ câu chuyện này: Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy là ý thức tự giác đó chính là một cơ hội, là một chìa khóa giúp bạn gặp lúc khó khăn
Vậy qua câu chuyện này bạn có thấy mình trong câu chuyện này không? Nếu chưa thấy thì hãy thực hiện nó ngay bây giờ nhé.
Tự giác không phải là bẩm sinh, nhiều đánh giá cho rằng điều quyết định hành vi tự giác của một người phụ thuộc vào ý thức của những người trong cùng một gia đình, một đứa trẻ sẽ không có ý thức tự giác khi cha mẹ chúng không có cũng giống như một học sinh cũng sẽ không có ý thức học bài nếu anh chị nó không làm điều đó. Bởi vậy ý thức của một đứa nhỏ được rèn luyện ngay từ nhỏ.
Ý thức tự giác có thể được rèn luyện để cải thiện, duy trì và phát triển, ví dụ như việc một đứa trẻ sẽ tự giác đánh răng mỗi tối trước khi đi ngủ nếu như anh chị hoặc ba mẹ chúng đều làm như vậy và một đứa trẻ có tự giác ngay từ khi còn nhỏ sẽ quyết định tính cách của nó khi lớn lên.
Tự giác có nghĩa là tự mình nhận thức về trách nhiệm, tự mình làm những công việc cần làm mà không cần ai nhắc nhở
Đối với các em học sinh thì tự giác trong học tập là tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập một cách tốt nhất, tự mình xây dựng kế hoạch học tập, tự mình xác định mục đích học tập đựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo. Học sinh có ý thức tự giác trong học tập lúc nào cũng chủ động trong nhiệm vụ học tập luôn đúng giờ, luôn hoàn thành kịp thời và tốt nhất công việc học tập như: học thuộc bài, làm đủ bài tập, thực hiện trách nhiệm đối với trường lớp, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ,…
Có thể nói tự giác là một hình thức rèn luyện bản thân chọn lọc, tạo nên thói quen mới trong cách suy nghĩ, phát ngôn và hành động với mục tiêu nâng cao bản thân và hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
2. Rèn luyện ý thức tự giác cho bản thân
Hành vi mang tính chất của một kỹ năng mềm sẽ luôn được duy trì nếu như chúng ta rèn luyện nó và không bị ảnh hưởng bởi những tác nhân xấu, việc đứa trẻ tự giác làm những việc của nó mỗi ngày sẽ không bao giờ bị mất đi nếu không bị ảnh hưởng bởi sự lười biếng, cẩu thả của một người anh hay chị nào đó và việc một đứa trẻ tự giác từ nhỏ sẽ quyết định tính cách của nó khi lớn lên rất nhiều.
Tự giác là một hình thức rèn luyện bản thân để biết cái nào đúng cái nào sai, cái nào nên làm và cái nào không nên làm, tạo nên những thói quen mới trong cách suy nghĩ, hành động và diễn thuyết nhằm mục đích nâng cao bản thân và hướng đến thành công cho bản thân mỗi người.
Rèn luyện ý thức tự giác là nhiệm vụ được định hướng và có chọn lọc, nó là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại, kiên trì và bền bỉ nỗ lực chứ không phải là tự nhiên mà nó có sẵn trong người.
Bạn có thể rèn luyện ý thức tự giác bản thân bằng việc lên kế hoạch thực hiện những việc nhỏ trong một thời gian nhất định, hãy lên kế hoạch cho bản thân mỗi ngày và duy trì việc thực hiện.
2.1. Tập cách cân nhắc việc chần chừ
– Lên kế hoạch thực hiện một nhiệm vụ cụ thể vào mỗi ngày, hãy chia nhiệm vụ nhỏ ra mỗi một nhiệm vụ đó không được kéo dài hơn 15 phút bởi như vậy bạn sẽ không có động lực để thực hiện nó, bạn cảm thấy nó quá nhàm chán và mất thời gian.
– Khi thời gian chính xác đã đến bạn không được chần chừ mà phải dứt khoát và bắt đầu thực hiện nhiệm vụ ngay.
– Đảm bảo thực hiện theo thời khóa biểu với mục tiêu đó trong ít nhất là hai thán, việc lên kế hoạch giúp bạn tập trung vào những thứ cần ưu tiên giúp bạn chú trọng để thực hiện nhiệm vụ hơn là hoàn thành chúng, tránh được sự chần chừ không đáng có.
– Theo dõi quá trình thực hiện nó, đến cuối ngày bạn hãy ghi chép lại những việc đã hoàn thành, chưa hoàn thành trong ngày hôm đó. Với nhiệm vụ đã hoàn thành thì thời gian vừa đủ hay thiếu cần phải rõ ràng để có thể rút kinh nghiệm. Đây chính là một bài học của sự tự giác
– Việc lập bảng ghi chép sẽ giúp bạn theo dõi xem bản thân đã mất bao nhiêu thời gian để làm những công việc đó, từ đó điều chỉnh lại cho thích hợp nếu bạn có dư thời gian, hãy lấp đầy khoảng thời gian ấy bằng một vài công việc nhỏ và ghi chú lại, lên kế hoạch cho những nhiệm vụ khác.
– Ngoài ra, cần theo sát quá trình thực hiện, đánh giá những gì làm được và chưa làm được, mất bao nhiêu thời gian để làm được việc đó để điều chỉnh lại cho phù hợp
2.2. Từ việc rèn luyện ý thức tự giác và nghiệm ra cách quản lý quỹ thời gian
Quản lý quỹ thời gian có thể là một công việc rất vất vả, nếu bạn không quản lý được bản thân thì bạn sẽ không thể quản lý được thời gian của mình, khi bạn kiểm soát được công việc, bạn xây dựng ý thức tự giác sau đó sẽ hình thành được cách quản lý thời gian, điều đó giúp bạn xây dựng lòng tự tin của mọi người cùng như thấy được sự tiến bộ trong việc tự giác trong mọi việc của mình.
2.3. Duy trì việc ghi nhận quá trình rèn luyện ý thức tự giác
Để duy trì việc tự giác của mình cần phải biết ghi lại những nhiệm vụ mình bắt đầu làm và kết thúc công việc đã đúng với số thời gian đã quy định chưa sau đó xem lại những thông tin phản hồi từ quá trình thực hiện, đây là một dạng nhật ký rèn luyện, là một công cụ quý giá giúp cho những hoạt động của bạn đạt được kết quả tốt hơn, nó sẽ giúp bạn phân loại công việc ưu tiên, nhận ra cái nào quan trọng, cái nào không, cũng như ước lượng thời gian thích hợp cho nó.
2.4. Lên kế hoạch cho ngày làm việc hoặc học tập của bạn
Khi bạn chuẩn bị bắt đầu ngày làm việc cũng như việc học tập của bản thân, hãy dành ra vài phút để note những công việc mà bạn cần phải thực hiện và hoàn thành trong ngày, để thực hiện nó bạn cần phải thực hiện được các nhiệm vụ sau:
+/ Thứ nhất : Lên danh sách những công việc quan trọng cần làm trước và được ưu tiên, mỗi công việc dành bao nhiêu phút để thực hiện nó.
+/ Thứ hai: Nên làm những công việc quan trọng nhất trước để cảm thấy thoải mái khi làm những nhiệm vụ còn lại.
+/ Thứ ba: Cần phải duy trì được phong độ ngày trong ít nhất một tuần để nó thành thói quen, hình thành ý thức tự giác để giúp ích cho bạn.
+/ Thứ tư: Việc lên kế hoạch nhỏ hằng ngày đó sẽ hình thành thói quen theo thời gian, còn việc mất bao lâu là tùy thuộc vào bạn và thói quen của bạn.
Khi bạn hình dung rõ được những cái mà bạn muốn đạt trong ngày, thì khả năng hoàn thành những công việc đó của bạn sẽ rất cao, viết hoặc phác thảo ra một ngày làm việc sẽ giúp bạn rất nhiều và đặc biệt các bạn cần phải rèn luyện được các ý thức này:
+/ Thứ nhất: Không được nản chí, không thể để các thử thách làm bạn chùn bước.
+/ Thứ hai: Mọi thử thách luôn gắn liền với thất bại bởi vậy bạn hãy nhớ rằng nếu bạn thất bại trong nhiệm vụ mình muốn thức hiện đó là một chuyện bình thường, tuy nhiên bạn phải cần phải cố gắng hơn nữa để thực hiện nó chứ không phải là chùn bước.
+/ Thứ ba: Sau một cú vấp ngã hãy nghỉ ngơi và đứng dậy rồi lại đối đầu với những thử thách đó nhé
Những điều này đều muốn nhắc nhở các bạn rằng cho dù gặp khó khăn nhưng sự ý chí và có trách nhiệm của bạn sẽ giúp bạn thành công thông qua “ Ý thức tự giác” được mọi việc nên thực hiện như thế nào.
2.5. Phối hợp thói quen mới với thói quen cũ
Nếu bạn hay uống cà phê sáng, hãy tự mình có thói quen tự giác đi mua lấy cho mình một tách các phê, đây cũng chính là một kiểu rèn luyện ý thức tự giác, tự giác cho việc uống cà phê mỗi ngày chứ không phải chờ đợi ai mua về cho uống hay lười đến mức không tự giác đi mua cho bản thân một tách Cà phê buổi sáng giúp bạn tỉnh táo làm việc, bên cạnh đó hãy kết hợp vừa uống tách cà phê đầu tiên trong ngày vừa viết và phân loại ưu tiên những công việc của bạn, việc phối hợp này sẽ tạo nên sự liên kết trong hệ thần kinh và giúp chúng ta dễ ghi nhớ hơn.
2.6. Đánh dấu quá trình của bạn
Để quá trình rèn luyện ý thức tự giác của bạn, bạn cần phải đánh dấu quá trình thực hiện của bản thân, mọi nhiệm vụ của bạn sẽ được đánh dấu xung quanh khu vực bạn sinh sống làm việc và học tập như trên lịch để bàn, trên trang word máy tính, trên bàn ăn sáng, bất cứ đâu thuận tiện bạn sẽ đánh dấu chỗ đó để thấy được những gì bạn đã thực hiện được trong ngày, nếu bạn phá vỡ quá trình hãy bắt đầu lại, việc này giúp bạn có thể hình dung ra kế hoạch làm việc để củng cố quá trình thực hiện của bạn.
Bên cạnh đó, bạn nên quan sát những người xung quanh bạn để xem ý thức tự giác và thói quen đã giúp họ hoàn thành mục tiêu như thế nào, xem điều nào đã thực sự có tác dụng, điều nào không để từ đó mình rút ra được những kinh nghiệm riêng cho bản thân để thực hiện việc rèn luyện ý thức tự giác hiệu quả.
Rèn luyện ý thức tự giác sẽ giúp bạn quản lý thời gian, quản lý bản thân hiệu quả, do đó hãy duy trì quá trình rèn luyện ý thức tự giác, đừng nản chí, đừng để những thử thách khó khăn làm bạn có thói quen lười biếng cũng như làm bạn chùn bước.
Tự giác là một trong các kỹ năng mềm cần thiết để thành công, những người tự giác từ nhỏ cho đến khi lớn lên đi học và làm việc luôn là những người nổi bật giúp bạn thành công hơn, hạnh phúc hơn trong học tập, công việc và cuộc sống.
Họ sẽ được những nhà tuyển dụng, cấp trên hay đồng nghiệp đặc biệt quan tâm, để ý bởi ý thức tự giác, sự năng động và tích cực của bản thân, thậm chí nếu bạn là một người có ý thức tự giác cao bạn sẽ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc bao nhiêu khi mình đóng vai trò là một người truyền cảm hứng. Hãy rèn luyện ý thức tự giác cho bản thân để trở thành một người tốt, có ích và có chỗ đứng trong xã hội hiện nay nhé.
Bài viết trên đây đã chia sẻ những kinh nghiệm trong việc ý thức tự giác cho bản thân cũng như một số cách rèn luyện ý thức tự giác.Chúc các bạn thực hiện thành công!
>> Tham khảo thêm:
- Người truyền cảm hứng và cách học nhanh bí quyết truyền cảm hứng
- Câu trả lời hoàn hảo nhất cho đam mê là gì?
- Bí kíp giúp bạn có động lực khi đi làm