Xét nghiệm SGPT là gì? Có lẽ là câu hỏi của nhiều người bệnh khi được bác sĩ chỉ định thực hiện, rất muốn hiểu rõ kỹ thuật này nhưng lại ngại hỏi. Do đó bài viết này của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xét nghiệm SGPT hay còn được gọi là xét nghiệm ALT.
06/02/2022 | Bác sĩ tư vấn ý nghĩa và cách đọc các chỉ số xét nghiệm gan17/12/2021 | Xét nghiệm gan: phân loại và đối tượng nên thực hiện19/10/2021 | Xét nghiệm gan tại nhà trong mùa dịch được bệnh nhân đánh giá cao
1. Xét nghiệm SGPT là gì?
Xét nghiệm SGPT hay còn được gọi là xét nghiệm ALT. ALT là tên viết tắt của một loại enzyme được tìm thấy rất nhiều trong tế bào ở gan, một ít có ở thận, cơ xương và tim. Tên của nó là Alanine Aminotransferase.
Đối với những người sức khỏe tốt và bình thường thì chỉ số ALT trong máu tương đối thấp. Nhưng trong suốt quãng thời gian sống, vì bất kỳ một lý do nào đó tác động gây tổn thương đến gan thì enzyme này được giải phóng vào máu. Lúc này chỉ số ALT sẽ tăng lên cao.
Bác sĩ sẽ sử dụng kỹ thuật này để phát hiện những tổn thương do bệnh lý gây ra cho gan, chẩn đoán, sử dụng thuốc. Khi nồng độ ALT trong máu quá cao thì điều này đồng nghĩa gan đang bị tổn thương nghiêm trọng. Ngoài ra bác sĩ sẽ kết hợp xét nghiệm SGPT và SGOT, hai xét nghiệm này bổ trợ cho nhau một là đánh giá tổn thương ở gan, một là đánh giá chức năng của gan.
Nếu bạn thắc mắc xét nghiệm SGPT là gì thì đây là một kiểm tra giúp “đọc vị” sức khỏe của lá gan
2. Khi nào sẽ được chỉ định xét nghiệm SGPT?
Thời điểm nào cần làm xét nghiệm cũng là câu hỏi của rất nhiều người khi tìm hiểu xét nghiệm SGPT là gì. Thông qua quá trình hỏi về tiền sử bệnh, khám lâm sàng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định thực hiện xét nghiệm khi có những triệu chứng của suy giảm chức năng gan như:
-
Buồn nôn, biếng ăn, ăn không ngon.
-
Sốt, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
-
Đau bụng, đặc biệt là bên phải phía dưới sườn, ngay tại vị trí của gan.
-
Xuất hiện hoàng đản ở da, mắt, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu do bilirubin không được thải ra ngoài cùng phân mà đi vào máu rồi tích tụ dưới da và niêm mạc.
-
Nổi mề đay, ngứa, mụn nhọt,…
Những đối tượng thường xuyên sử dụng các thức ăn, đồ uống có hại cho gan như rượu bia, thuốc lá hay bị béo phì, tiếp xúc lâu dài với hóa chất độc hại, người có tiền sử hay gia đình có người mắc các bệnh lý về gan,… cũng sẽ được chỉ định thực hiện xét nghiệm SGPT.
Hoàng đản có thể là dấu hiệu giúp nhận biết các bệnh lý về gan
Bên cạnh đó, kiểm tra nồng độ ALT trong máu cũng được sử dụng trong các trường hợp như theo dõi tiến triển của bệnh lý ở gan (gan nhiễm mỡ, viêm gan, xơ gan,…), xác định thời gian sử dụng các phương án điều trị bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.
Gan đang bị tổn thương sẽ dẫn đến chỉ số ALT tăng cao, thông thường chỉ số của những người khỏe mạnh sẽ dao động trong khoảng từ 7 đến 56 U/L. Tuy nhiên việc thực hiện đơn lẻ xét nghiệm ALT sẽ không mang lại kết quả chính xác về tình trạng hiện tại của gan. Do đó, bệnh nhân có thể được chỉ định thêm một vài các xét nghiệm kết hợp khác để mang lại hiệu quả chẩn đoán chính xác nhất.
3. Ý nghĩa của chỉ số SGPT
Có những bệnh nhân khi được chỉ định xét nghiệm thường sẽ không hiểu rõ được mục đích thực hiện kỹ thuật này. ALT là một chỉ số đặc trưng cho men gan phục vụ cho việc chẩn đoán, đánh giá mức độ tổn thương của gan.
Khi chỉ số này nằm trong ngưỡng giới hạn bình thường thì gan vẫn khỏe mạnh, không có dấu hiệu bất thường. Nhưng một khi chỉ số tăng lên, phụ thuộc vào tăng nhẹ hay tăng mạnh cũng sẽ có những cảnh báo khác nhau về chức năng gan của người bệnh. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có dấu hiệu nặng hơn, kèm với những biến chứng nguy hiểm khó lường, đe dọa đến tính mạng của bệnh nhân.
Chỉ số SGPT dao động từ nhẹ đến trung bình
Hàm lượng ALT trong máu của những bệnh nhân bị viêm gan nhẹ, cấp tính, mạn tính, xơ gan,… thì chỉ số sẽ tăng nhẹ đến trung bình. Ở mức độ này, tổn thương gan sẽ được chẩn đoán là nhẹ, nhưng người bệnh tuyệt đối không được chủ quan mà cần phải theo dõi thường xuyên để không xảy ra tình huống xấu.
Tác nhân khiến nồng độ tăng nhẹ đến trung bình là tại tắc nghẽn ống mật, gan nhiễm mỡ,… Bên cạnh đó còn thường gặp ở những người nghiện rượu bia, có khối u gan, tổn thương tim,… các tác nhân này cũng sẽ khiến chỉ số tăng lên.
Gan là nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi những thói quen sinh hoạt không lành mạnh
Chỉ số SGPT tăng cao
Nồng độ ALT trong máu tăng cao đến rất cao, khi chỉ số này tăng cao gấp 100 lần so với ngưỡng bình thường. Dấu hiệu này báo động về bệnh lý mà gan đang gặp phải hết sức nghiêm trọng như viêm gan do virus cấp hay mạn tính, tiếp xúc lâu dài với hóa chất độc hại, tổn thương do sử dụng thuốc, hoại tử tế bào gan, trụy mạch. Đặc biệt hơn khi chỉ số tăng lên 5,000 U/L là do suy gan cấp tính, sốc gan.
Với những bệnh nhân bị viêm gan cấp tính, thì nồng độ ALT sẽ tăng cao. Sau khi điều trị trong khoảng từ 3 – 6 tháng, chỉ số sẽ dần giảm xuống đến mức bình thường.
4. Xét nghiệm SGPT ở đâu?
Xét nghiệm SGPT khá phổ biến do đó rất nhiều cơ sở y tế tư nhân, công lập thực hiện kỹ thuật này. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý nên chọn những cơ sở uy tín để khám hay làm xét nghiệm. Và Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một trong những lựa chọn đáng tin cậy để thực hiện điều này.
Với đội ngũ chuyên gia, y bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao và trang thiết bị tiên tiến, máy móc hiện đại, đặc biệt Trung tâm Xét nghiệm của MEDLATEC là đơn vị y tế đầu tiên được cấp chứng chỉ CAP song hành cùng tiêu chuẩn ISO 15189:2012 đảm bảo cho ra kết quả xét nghiệm nhanh, chuẩn xác. Ngoài ra, bệnh viện còn cung cấp dịch vụ xét nghiệm tại nhà đặc biệt hữu ích. Trong thời buổi bệnh dịch hoành hành như hiện nay, việc lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tận nơi này vừa đảm bảo giãn cách mà vẫn có thể theo dõi tình trạng sức khỏe định kỳ.
Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC chu đáo, tận tâm
Qua những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết, chắc hẳn đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi xét nghiệm SGPT là gì. Nếu bạn đang cảm thấy có những bất thường về sức khỏe, hoặc mắc bệnh lý về gan, cần được thăm khám định kỳ, hãy liên hệ Tổng đài 1900 56 56 56 hoặc truy cập medlatec.vn để được tư vấn, đặt lịch khám.