Lạc đà dự trữ nước ở đâu? Dự trữ nước là điều vô cùng quan trọng và cần thiết ở lạc đà bởi môi trường sống của chúng là sa mạc, nơi khan hiếm nguồn nước. Nhưng các bạn có biết lạc đà dự trữ nước ở đâu? Và những cái bướu của chúng chứa gì không? Cùng Hoatieu.vn tìm hiểu nhé.
1. Lạc đà dự trữ nước ở đâu?
Nơi dự trữ nước của lạc đà sẽ khiến nhiều người bất ngờ đấy. Chúng ta ai cũng lầm tưởng rằng lạc đà dự trữ nước ở bướu, nhưng thực chất chỗ dự trữ nước của chúng chính là dòng máu đấy.
Điều này thật đặc biệt phải không? Nguyên nhân lạc đà trữ nước ở máu được lí giải như sau:
Không giống như các loài động vật có vú khác – có tế bào máu hình cầu, tế bào máu của lạc đà lại có hình bầu dục, chúng có thể trôi dễ dàng qua thành mạch cho dù bị mất nước, và vì thế chúng có thể hấp thu rất nhiều nước mà không bị đứt vỡ mạch máu. Bên cạnh đó, lạc đà cũng tự bảo vệ mình trước điều kiện sa mạc khắc nghiệt bằng cách toát mồ hôi ít hơn rất nhiều so với các loài vật khác, chúng còn đóng chặt lỗ mũi của mình lại để nước không bị bay hơi đi, đi tiểu rất ít và phân thì khô, phản xạ ánh nắng mặt trời qua bộ lông. Lạc đà có thể uống tới 114 lít nước trong một lần ngồi, chúng bài tiết phân khô để giữ nước và thận của chúng loại bỏ hiệu quả các chất độc khỏi nước trong cơ thể để có thể giữ lại nhiều nhất có thể. Lạc đà có một số cách khác để di chuyển xa chẳng hạn như bằng cách hút hơi ẩm từ mỗi hơi thở chúng.
2. Bướu lạc đà chứa gì?
Nếu lạc đà không dự trữ nước ở bướu thì bướu của chúng dùng để chứa gì? Câu trả lời chính là mỡ. Bướu lạc đà chứa mỡ.
Bướu chính là kho lưu trữ năng lượng của lạc đà. Lạc đà dự trữ năng lượng trong bướu của chúng cho những thời điểm khi nguồn thức ăn khan hiếm. Bất cứ khi nào một sa mạc khô héo hoặc một mùa đông khắc nghiệt giết chết thảm thực vật ở vùng đất cát, hy vọng duy nhất của nó là chất béo mà chúng tích trữ trong bướu.
Bướu lạc đà chứa chất béo tích lũy được khi chúng ăn cỏ. 80% khối lượng của nó là chất béo hơi cô đặc. Bướu của lạc đà gồm 2/3 axit béo no, có nhiệt độ trên 80 độ C. Vì vậy ngay dưới mặt trời nóng gắt, bướu vẫn không bị chảy ra. Ngược lại, khi lạc đà đốt phần năng lượng dự trữ đó thì da nó co lại và cái bướu xẹp đi.
Sự chuyển hóa của bướu chậm lại khi sức nóng tăng lên từ 34 đến 42 độ. Các mô mỡ trong bướu lạc đà có tác dụng cách nhiệt để chống lại sự biến động nhiệt độ khắc nghiệt (nóng vào sáng sớm và lạnh vào buổi tối).
Qua bài viết này, Hoatieu.vn giúp bạn trả lời được câu hỏi Lạc đà trữ nước ở đâu và hiểu đúng về những chiếc bướu của chúng. Hãy tham khảo những thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của HoaTieu.vn.
Các bài viết liên quan:
- Quân triều đình là gì?
- Kiểm soát quân sự (Ksqs) là gì?