1. Shortening là gì?
Shortening là một loại nguyên liệu chất béo, tồn tại ở dạng thể rắn và được sản xuất từ dầu thực vật (như đậu tương, dầu hạt bông,…) có pha trộn với mỡ heo. Nhiều người gọi shortening là mỡ cừu hoặc mỡ trừu.
Đặc tính của shortening có tính dẻo, xốp, màu trắng đục, bề mặt bóng mịn không bị nứt và thường nóng chảy ở nhiệt độ cao.
Khi nóng chảy, shortening có dạng trong suốt, màu vàng nhạt, không có mùi nhưng lại có vị đặc trưng, nên được dùng để làm bánh hoặc một số công thức nấu ăn khác.
Shortening thuộc acid béo no, dạng rắn được tạo ra do quá trình hydro hóa các acid béo giữa các nguyên tử hydro với các acid béo chưa no (dạng lỏng). Vì thế, ở nhiệt độ phòng, shortening có dạng rắn, điểm nóng chảy của shortening rơi vào khoảng từ 40 – 47 độ.
Mỗi nước và thói quen người dùng, shortening sẽ được pha chế khác nhau. Thông thường, thành phần của shortening là hỗn hợp các loại dầu đặc và chất bảo quản, dường như không cho thêm bất kỳ chất phụ gia khác nào.
Ví dụ: Ở Malaysia, shortening được tạo ra từ 50% dầu cọ và 50% dầu gan cá hydro hóa, hoặc 60% dầu cọ hydro hóa và 40% dầu bơ. Còn ở Việt Nam thì dùng khoảng 30- 50% dầu lỏng, 40- 60% dầu dừa và mỡ lợn 20%, hoặc theo công thức 50% dầu dừa và 50% dầu lạc (đậu phộng), vừng.
2. Công dụng của shortening
Shortening được ứng dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm bởi các công dụng như sau:
- Giữ cấu trúc bánh: shortening giữ dáng cho bánh, ít bị sụp vì nhiệt độ tan chảy cao.
- Tạo độ xốp và mềm cho bánh: shortening làm cho phần vỏ bánh trở nên tơi xốp hơn đối với các loại bánh như bánh tart, bánh pie, kem bánh quy,….
- Có thể đánh bông thành kem shortening để trang trí một số loại bánh.
- Tăng độ ngọt cho bánh.
- Tăng thời gian bảo quản bánh lâu hơn.
3. Mua Shortening ở đâu?
Bạn có thể tìm mua shortening dễ dàng tại các cửa hàng chuyên bán nguyên liệu làm bánh, tại chợ hoặc một số cửa hàng bán nguyên liệu online. Hãy chú ý đến nguồn gốc sản phẩm trước khi mua, giá trung bình shortening dao động khoảng 23 nghìn đồng đến 30 nghìn đồng với mỗi gói loại 500 gram.
Vì có độ béo tương tự như bơ, shortening có thể được dùng để thay thế cho nguyên liệu này. Tuy nhiên, với một số công thức món ăn (hay món bánh), bạn cần chú ý đến khối lượng shortening giảm từ 18 – 20% khi dùng thay thế cho bơ (giống như bạn thực hiện với bơ khan vậy).
4. Cách đánh shortening đúng cách
Như Điện máy XANH đã chia sẻ, shortening có thể dùng để đánh bông thành kem shortening – trang trí lên một số loại bánh. Vì thế, bạn có thể thực hiện các bước gợi ý sau để đánh shortening sao cho đúng cách nhé!
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu:
- Đường xay mịn: 900 gram.
- Shortening: 400 gram.
- Nước: 80 ml.
- Muối: khoảng ¼ đến ½ muỗng café.
- Vani: khoảng ½ muỗng café.
Bước 2: Tiến hành cách làm sau:
- Đầu tiên, bạn cần trộn 100 gram shortening với nước, đường, muối và vani vào trong một thố lớn. Đảm bảo các nguyên liệu được trộn đều vào nhau.
- Tiếp theo, cho phần shortening còn lại vào trộn. Lúc này, bạn dùng máy đánh trứng, điều chỉnh tốc độ nhỏ rồi đánh hỗn hợp khoảng 5 – 7 phút cho tới khi nào bạn thấy shortening bông lên. Bạn khéo léo vét kỹ các nguyên liệu bám vào thố (thau) để cho phần kem shortening được đánh đều kĩ.
- Cuối cùng, bạn điều chỉnh tốc độ máy đạt trung bình, đánh thêm hỗn hợp khoảng 2 phút nữa trước khi hoàn thành phần bông kem shortening.
5. Cách bảo quản shortening đúng cách
Shortening có nhiệt độ nóng chảy cao nên bạn có thể bảo quản shortening ở nhiệt độ phòng một cách thoải mái. Đồng thời, hãy ưu tiên bảo quản ở những nơi thoáng mát và tránh nơi có độ ẩm quá cao.
Ngoài ra, thời gian bảo quản shortening tương đối khá lâu, kéo dài đến tận 2 năm kể từ ngày sản xuất. Tuy nhiên, sau khi mở bao bì ra để sử dụng, bạn nên dùng shortening trong vòng 6 tháng là tốt nhất.
Tham khảo máy đánh trứng đang được kinh doanh tại Điện máy XANH:
Như vậy, Điện máy XANH đã giúp bạn hiểu rõ hơn về shortening là gì, cũng như một số công dụng và cách sử dụng của shortening ra sao trong việc chế biến thực phẩm từ trước tới nay.
*Nguồn tổng hợp