Iodine (Iốt) là gì? lợi ích, liều dùng, tác dụng phụ, những loại thực phẩm chứa nhiều i ốt

Iodine (Iốt) là gì? lợi ích, liều dùng, tác dụng phụ, những loại thực phẩm chứa nhiều i ốt

Iodine là gì

Iốt là một khoáng chất cần thiết trong chế độ ăn uống để đảm bảo tuyến giáp hoạt động tốt. Hormone tuyến giáp đóng một vai trò quan trọng trong một loạt các chức năng của cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất, sức khỏe của xương, phản ứng miễn dịch và sự phát triển của hệ thần kinh trung ương. Bổ sung iod là việc cần thiết, iod có trong các thực phẩm dễ dàng mua được như: rong biển, muối iod, bánh mì, trứng,…

1Iodine (Iốt) là gì?

Muối iod là một nguồn cung cấp iod chính cho cơ thể

Iod là một nguyên tố hoá học. Trong bảng tuần hoàn nó có ký hiệu I và số nguyên tử 53. Trong đời sống nó là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của mọi người. Nhưng cơ thể chúng ta không thể tự tổng hợp được iod, vì vậy phải cần bổ sung từ bên ngoài từ các loại thực phẩm chứa nhiều iod trong đó có muối iod, một trong những nguồn cung cấp iod chính cho cơ thể.

Iod là một thành phần thiết yếu của các hormone tuyến giáp thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3). Hormone tuyến giáp điều chỉnh nhiều phản ứng sinh hóa quan trọng, bao gồm tổng hợp protein và hoạt động của enzym và là những yếu tố quyết định quan trọng đến hoạt động trao đổi chất. Chúng cũng cần thiết cho sự phát triển hệ thống thần kinh trung ương và hệ xương thích hợp ở thai nhi và trẻ sơ sinh. Khoảng 70 đến 80% iod được tìm thấy trong tuyến giáp ở cổ. Phần còn lại nằm trong máu, cơ bắp, buồng trứng và các bộ phận khác của cơ thể.

Chức năng tuyến giáp chủ yếu được điều chỉnh bởi hormone kích thích tuyến giáp (TSH), còn được gọi là thyrotropin. Nó được tiết ra bởi tuyến yên để kiểm soát việc sản xuất và bài tiết hormone tuyến giáp, do đó bảo vệ cơ thể khỏi bệnh suy giáp và cường giáp. Sự tiết TSH làm tăng sự hấp thu iốt của tuyến giáp và kích thích sự tổng hợp và giải phóng T3 và T4. Khi không có đủ i-ốt, TSH khi đó vẫn được tiết ra, tuyến giáp phải hoạt động nhiều hơn để lấy lượng iod có trong máu, cố gắng bù chỗ vào chỗ thiếu iod dẫn đến tuyến giáp phình ra để bắt giữ nhiều iod nhất có thể gây ra ớu cổ.

Iod được hấp thu nhanh chóng và gần như hoàn toàn trong dạ dày và tá tràng. Khi iod đi vào vòng tuần hoàn, tuyến giáp sẽ tập trung nó với một lượng thích hợp để tổng hợp hormone tuyến giáp và phần lớn lượng còn lại được bài tiết qua nước tiểu.

2Lợi ích của Iodine (Iốt) đối với cơ thể

Tăng cường sức khỏe tuyến giáp

Iod là thành phần quan trọng để phát triển tuyến giáp

Như đã đề cập ở trên, iod đóng một vai trò quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Nếu thiêu hụt iod, sản xuất hormone tuyến giáp sẽ giảm và khi đó tuyến giáp “hoạt động kém” hoặc kém hoạt động có thể dẫn đến một tình trạng gọi là suy giáp .

Bạn có thể nhận đủ i-ốt từ chế độ ăn uống của mình bằng cách ăn các sản phẩm từ sữa, thực phẩm tăng cường và cá nước muối. Iod cũng có sẵn trong thực phẩm thực vật mọc ở đất giàu iốt tự nhiên. Bạn cũng có thể nhận được khoáng chất này bằng cách nêm vào thức ăn của mình với muối iốt .

Giảm rủi ro mắc bệnh bướu cổ

Bướu cổ là tình trạng của việc thiếu iod

Tuyến giáp nằm ở gốc của phía trước cổ của bạn, giúp điều chỉnh việc sản xuất hormone. Một tình trạng làm tăng kích thước của tuyến giáp của bạn được gọi là bướu cổ. Bướu cổ có thể phát triển ở bất kỳ ai, nhưng phổ biến hơn ở phụ nữ.

Tình trạng thiếu iod là một trong những nguyên nhân dẫn đến bướu cổ. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh bướu cổ trên toàn thế giới, khi bạn không có đủ iod, tuyến giáp sẽ làm việc tích cực hơn để tạo ra hormone tuyến giáp, khiến tuyến này phát triển lớn hơn.

Chứng bướu cổ do iod có thể được hồi phục bằng cách bổ sung thực phẩm hoặc chất bổ sung giàu iod trong chế độ ăn uống.

Sự phát triển của trẻ khi còn trong bụng mẹ

Iod góp phần quan trọng trong việc phát triển trí não của thai nhi

Việc cung cấp đủ iod trong quá trình mang thai là một điều quan trọng. Trong thời kỳ đầu mang thai, khi tuyến giáp của thai nhi phát triển chưa hoàn thiện, thai phụ thuộc hoàn toàn vào T4 của mẹ và vì vậy nên cần một lượng iod từ mẹ.

Theo bài viết thiếu iốt trong thai kỳ của Sheila A. Skeaff đã chỉ ra rằng việc thiếu i-ốt trầm trọng trong thai kỳ là một nguyên nhân được biết đến của chứng đần độn và chậm phát triển trí tuệ [1].

Một phân tích tổng hợp về tình trạng thiếu i ốt của mẹ đối với chỉ số IQ của trẻ trên 6.180 cặp mẹ – con từ ba nhóm tình nguyện ở Hà Lan, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh cho thấy chỉ số IQ được đánh giá ở trẻ từ 1,5 đến 8 tuổi thấp hơn nếu mẹ của chúng có tình trạng i-ốt thấp hơn trong ba tháng đầu của thai kỳ [2].

Để đảm bảo có đủ lượng iốt cho sự phát triển thích hợp của thai nhi và trẻ sơ sinh, người mẹ cần bổ sung từ 150-250mcg iod. Nếu bạn đang mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có chế độ bổ sung iod phù hợp với bản thân

Hỗ trợ điều trị bệnh xơ nang tuyến vú

Iod đang được kì vọng nhiều trong việc điều trị xơ nang tuyến vú

Bệnh xơ nang tuyến vú một tình trạng lành tính có đặc điểm là vú nổi cục, đau và có thể sờ thấy xơ. Nó thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, nhưng nó cũng có thể xảy ra trong thời kỳ mãn kinh, đặc biệt là ở phụ nữ dùng estrogen .

Theo một thử nghiệm lâm sàng ảnh hưởng của nồng độ i ốt trên sinh lý với 111 phụ nữ có tiền sử đau vú và bị xơ hóa, họ sử dụng viên nén iod với lần lượt các hàm lượng 1.5mg, 3mg và 6mg trong 6 tháng. Sau 5 tháng quan sát cho kết quả những phụ nữ dùng liều 3 hoặc 6mg i-ốt đã giảm đáng kể tình trạng đau, căng và nổi nốt ở vú so với những người dùng 1.5mg i-ốt [3].

Mặc dù có một số hứa hẹn rằng i-ốt có thể giúp điều trị u nang vú xơ nang, nhưng bạn không nên tự điều trị. Chỉ dùng iod nếu bác sĩ của bạn khuyến nghị đặc biệt. Nếu không, bạn có thể có nguy cơ bị các phản ứng phụ do dùng quá liều iod.

Điều trị ung thư tuyến giáp

Uống iod phóng xạ là một trong những cách điều trị ung thu tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp là loại ung thư nội tiết phổ biến nhất. Tuyến giáp có khả năng hấp thụ gần như tất cả iốt khi được đưa vào trong cơ thể bạn. Do đó, iốt phóng xạ – Radioiodine có thể được sử dụng để điều trị ung thư tuyến giáp.

Khi bạn uống iốt phóng xạ, thuốc sẽ phá hủy các tế bào tuyến giáp, bao gồm cả các tế bào ung thư. Nó có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị sau khi phẫu thuật tuyến giáp để đảm bảo rằng tất cả các tế bào ung thư đã được loại bỏ khỏi cơ thể.

Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ về liệu pháp Iốt phóng xạ (Radioiodine) cho bệnh ung thư, phương pháp điều trị bằng iốt phóng xạ giúp gia tăng đáng kể cơ hội sống sót cho những người bị ung thư tuyến giáp [4].

3Liều dùng, cách dùng Iodine (Iốt)

Ngoài bổ sung iod bằng thực phẩm ta có thể dùng iod ở dạng viên

Liều lượng bổ sung i ốt hằng ngày sẽ thay đổi tuỳ thuộc vào từng đối tượng khác nhau:

– Đối với trẻ sơ sinh đến 6 tháng: 110mcg

– Trẻ từ 7-12 tháng: 130 mcg

– Trẻ từ 1-3 tuổi: 90 mcg

– Trẻ từ 4-8 tuổi: 90 mcg

– Trẻ từ 9-13 tuổi: 120 mcg

– Trẻ từ 14-18 tuổi: 150 mcg

– Người 19 tuổi trở lên: 150 mcg

– Phụ nữ có thai và cho con bú: 220- 290 mcg

Với liều lượng như trên, bạn có thể bổ sung iod thông qua chế độ ăn uống của bạn với các thực phẩm giàu iod hoặc dùng các loại thực phẩm chức năng có chứa iod đang được bán trên thị trường

4Tác dụng phụ khi sử dụng Iodine (Iốt)

Dùng quá nhiều iod có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là hôn mê

Các tác dụng phụ có thể xảy ra do quá nhiều iốt bao gồm:

– Buồn nôn hoặc nôn mửa

– Tiêu chảy

– Sốt

– Cảm giác bỏng rát ở cổ họng và miệng

– Đau bụng

– Trong trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ dẫn đến hôn mê

5Thực phẩm chứa nhiều Iodine (Iốt)