Hiện nay Y học bổ sung đang phát triển rất mạnh ở Việt Nam cũng như trên Thế Giới. Góp phần vào việc chăm sóc sức khỏe cho Cộng Đồng. Như Diện chẩn, tác động cột sống, khí công Y Đạo…
Trong giai đoạn hiện nay khi bệnh tật ngày càng nhiều và phức tạp. Các Bệnh viện thì luôn trong tình trạng quá tải. Ngành Y Học bổ sung nở rộ thật đúng lúc và ngày càng được Cộng Đồng đón nhận tích cực. Ngày càng đi sâu vào quần chúng, góp phần chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân Dân. Những Ai đã từng được chăm sóc bằng Y Học bổ sung sẽ hiểu rõ hơn Ai hết.
Với những ưu điểm chung.
Dễ học, dễ thực hành, không phải dùng thuốc, dùng kim hoặc không dùng kim, ít gây đau cho Bệnh nhân, mang lại hiệu quả mau chóng có khi đến bất ngờ. Ai ai cũng có thể học và hành được, mang tính Đại Chúng cao.
Bên cạnh những ưu điểm trên. một vấn đề lớn trong Y Học cũng nên được quan tâm đế ngành Y học Bổ sung ngày càng hoàn thiện. Đó chính là (Trị Bệnh Tất Cầu Kỳ Bản), tri bệnh phải tìm ra gốc bệnh. Bệnh học cần phân biệt rõ BẢN (gốc bệnh) TIÊU (ngọn) triệu chứng của bệnh. Vì triệu chứng đôi khi giống nhau nhưng gốc bệnh lại khác. Ví dụ: cùng là đau đầu, nhưng do huyết áp cao, do mất ngủ, do cảm, do sốt vi rút, do ngộ độc, do ứ huyết,..do đó chữa đỡ đau thì dễ (chữa chứng) còn chữa khỏi bệnh tất phải tìm rõ nguyên nhân gây bệnh (Bản). Hay cùng chứng đau bụng, nhưng do Dạ dày, do giun, do gan, do tụy, do đại tràng…các bệnh khác cũng vậy.
Muốn biết rõ nguyên nhân Người Thầy Thuốc phải có kiến thức căn bản về giải phẫu, sinh Bệnh lý học Tây Y hoặc Đông y biết cả thì càng tốt.
Đối với bệnh cấp tính (bệnh cục bộ) thì thường đau đâu trị đó. Ví dụ viêm phổi cấp, trị vào phổi viêm dạ dày cấp trị thẳng vào dạ dày..
Nhưng đối với bệnh mãn tính thì hoàn toàn khác. Bệnh biến từ tạng này qua tạng khác. Ở dạng này Đông Y có ưu thế hơn thông qua lý luận tạng, phủ, học thuyết kinh lạc, âm dương ngũ hành.
Ví dụ: bệnh hen phế quản mãn tính, cơn hen biểu hiện ở phổi (phế). Nhưng gốc bệnh có khi ở tỳ (lách+tụy). Theo ngũ hành thì phế thuộc hành kim, là con của tạng tỳ thuộc hành thổ. Tỳ là Mẹ của phế (thổ sinh kim),theo nguyên tắc con hư bổ mẹ. Phế hư là do tỳ không nuôi được (thổ bất sinh kim) trên cơ sở đó pháp trị (cách chữa) phải bổ tỳ mà dưỡng phế, (bồi thổ sinh kim pháp) người bốc thuốc bắc thường dùng bài lục Quân tử thang gia giảm. Người châm cứu thường dùng các huyệt: Ẩn bạch, thái bạch, túc tam lý, phong long, tỳ du, quan nguyên, khí hải. Nếu làm diện chẩn thì phải dùng tam giác tỳ 37, 40, 481 thêm huyệt 63, 113, 7. .và tam giác phế 61 467 491 làm chủ. + 26 14 28 mới đúng pháp (trị gốc).
Hoặc bệnh đau dạ dày (vị quản thống) tuy đau ở dạ dày nhưng gốc lại ở can(gan) chẳng hạn. Ví dụ: người đau dạ dày mà có các chứng, tay chân nóng, mặt đỏ, dễ nổi cáu mạch huyền sác(mạch căng, nhanh) trường hợp này nếu chỉ chữa vào dạ dày thì chỉ cắt cơn đau hay giảm đau trong một lúc hoặc trong ngày sau đó lại đau. Bệnh này Đông y gọi là can khí phạm vị. Nghĩa là can khí uất kết mà làm dạ dày bị tổn thương. Vì can thuộc hành mộc, vị hành thổ, theo ngũ hành thì mộc khắc thổ để lập cân bằng, nhưng nếu can khắc quá mức làm vị bị bệnh gọi là Can thừa vị (tương thừa). Vậy gốc bệnh do can khí gây nên. Tri bệnh này phải dụng pháp bình can bổ thổ mới đúng cách. Trong bốc thuốc thường dùng bài tiêu giao gia giảm. Châm cứu phải tả huyệt hành gian, thái xung làm chủ..trong diện chẩn phải tả tam giác can 50 41 233. 423 + thêm huyệt 26 38, làm mát trên nền tảng ấy mới day các sinh huyệt tam giác vị 39 120 121, thêm 7 113 63 61 mới đúng pháp.
Ngoài ra bệnh ở một tạng nào đó nhưng xuất hiện nhiều chứng. Ví dụ tạng Tỳ: theo sinh bệnh lý tạng phủ Đông y thì tỳ chủ về vận hóa thủy cốc (cơm nước) tỳ khí giúp vị co bóp để tiêu hóa thức ăn,nếu tỳ khỏe ăn ngon dẽ tiêu hóa. Nếu tỳ hư dẫn đến kém ăn, ăn khó tiêu, tỳ chủ về cơ nhục. Cơ nhục do tỳ nuôi dưỡng, tỳ khỏe cơ nhục khỏe. Tỳ hư cơ nhục yếu. có thể dẫn tới huyết áp thấp do trương lực cơ tim yếu (cơ tim do tỳ nuôi dưỡng). Tỳ chủ nhiếp huyết (cai quản huyết chạy trong mạch) nếu tỳ hư không nhiếp huyết. huyết sẽ chạy ra ngoài mà thành chứng rong kinh. Tỳ chủ thăng khí. nếu tỳ không thăng được khí sẽ hãm xuống (khí hư hạ hãm) mà thành các chứng. Sa dạ dày, sa tử cung, trĩ ngoại. .
Giả dụ một người có 4 chưng trên cùng một lúc. Ta sẽ rất dễ nhầm là họ mắc 4 bệnh. Có thể sẽ lập phác đồ chữa như._ kém ăn, ăn khó tiêu thì dùng tam giác vị 39 120 121 thêm sinh huyệt của vị 7 113 61 63.._ huyết áp thấp dùng các huyệt. 127 22 63 19 1 103 126…_ sa dạ dày dùng bộ thăng thêm huyệt vị._ rong kinh dùng phản chiếu tử cung thêm huyệt câm máu như 61 16 0 50…
Trên lâm sàng thì 4 chứng trên đều gốc do tỳ khí hư mà thành. do đó cách trị chỉ cần bổ tỳ ích khí làm chủ. các chứng sẽ hết.
Ví dụ tỳ dương hư(tỳ lạnh) thì dùng ngải cứu hơ ấm vùng tỳ ở bàn chân, bàn tay cộng tam giác tỳ 37 40 481 thêm các huyệt 22 phản chiếu của huyệt (quan nguyên) 127 phản chiếu của huyệt (khí hải) để bổ khí, thăng khí làm chủ. Rồi gia giảm thêm bộ vị.
Cách tri như trên gọi là Trị Bệnh Tất Cầu Kỳ Bản.
Trong phạm vi bài viết này Tôi không thể nêu hết được toàn bộ lý luận của tạng phủ được. mà chỉ nêu vài chứng của tạng tỳ làm ví dụ.Trong bài giảng ở các lớp nâng cao mới đủ thời lượng để trình bày Toàn bộ hệ thống lý luận Đông y ứng dụng vào chẩn trị.
Trên đây là những kiến thức đã học được của các Lão Y trong thời gian học tại Trung Ương Hội Đông y, Viện Đông Y trung Ương, Viện châm Cứu. cùng những thực tế bốc thuốc, châm cứu, Diện chẩn tới nạy xin chia sẻ cùng Đồng Nghiệp.
Rừng Y, Biển Dược thật mênh mông học cả Đời cũng chưa được bao nhiêu. Mong các Minh Sư bỏ qua những khiếm khuyết. Trân Trọng!
L. Y: Đồng Xuân Toán
- Bộ ảnh vui về nỗi khổ của những người đeo kính
- 3 bước điều trị đau lưng
- 3 cách tự chữa bệnh dị ứng nổi mề đay
- 4 bước chữa nhức mỏi cổ vai gáy
- Bấm huyệt cận thị và lão thị
- Cách chữa chảy mũi, nghẹt mũi, ho bằng Diện Chẩn