Mở Salon tóc không phải là ý tưởng mới mẻ nhưng lại có tỷ lệ hồi vốn khá nhanh. Vậy nên cho dù đã xuất hiện từ lâu nhưng mở salon vẫn là sự lựa chọn của rất nhiều người. Bài viết này, hãy cùng Sapo.vn tìm hiểu qua salon là gì, các bước mở salon hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.
1. Salon là gì?
Salon là gì? Salon là những tiệm cắt tóc tạo kiểu dành cho cả nam và nữ. Khách hàng khi đến đây vừa có thể sở hữu bộ tóc ưng ý mà còn có thể trải nghiệm những dịch vụ phụ khác như gội đầu, massage,…
Điểm dễ nhận thấy nhất ở các salon là sở hữu nhiều máy móc hiện đại như máy uốn, máy hấp, máy ép,…Ngoài ra, salon tóc còn có rất nhiều các loại thuốc nhuộm, thuốc tẩy, dầu gội – xả… Tất cả những thứ này khách hàng đều có thể quan sát ngay khi bước và không gian quán.
Khác với barber shop, khi nhắc đến salon người ta thường có tâm lý “tốn kém” hơn, dịch vụ cũng đa dạng hơn. Còn về trình độ các nhân viên, cả barber shop và salon đều có những thế mạnh riêng biệt. Nếu bạn đang muốn mở salon, hãy cùng đọc tiếp để tìm hiểu các bước chuẩn bị cơ bản để có một salon hoàn chỉnh.
2. Các bước cần chuẩn bị để mở salon là gì?
Để bắt đầu kinh doanh, bản chất ngành nghề nào cũng phải trải qua những bước khởi đầu khá gian nan, và mở salon không phải ngoại lệ. Sau đây, Sapo.vn sẽ liệt kê những bước chuẩn bị cơ bản dành cho những ai đang nung nấu ý định kinh doanh lĩnh vực này.
2.1 Học nghề salon
Tất nhiên, để mở salon, điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất là bạn phải có tay nghề. Bạn có thể tìm đến các học viện đào tạo hoặc các trung tâm salon có tiếng để học nghề.
Với phương án thứ nhất là tìm đến học viện, chi phí chắc chắn sẽ cao, nhưng đổi lại bạn sẽ được cấp bằng và được đào tạo từ a-z trong thời gian ngắn nhất.
Với phương án thứ hai là xin học nghề tại các cửa hàng, bạn sẽ có cơ hội nhận lương phụ việc và được trực tiếp làm cho khách. Nhưng với phương án này, đòi hỏi bạn sẽ phải nỗ lực rất nhiều vì nếu không mãi mãi bạn sẽ chỉ dừng lại ở vị trí phụ việc.
Sau khi đã chắc chắn tay nghề và có kinh nghiệm xử lý những tình huống khó trong nghề, hãy chuẩn bị tinh thần kiên định để thực hiện những bước tiếp theo.
2.2 Lên kế hoạch mở salon
Lên kế hoạch mở salon là việc làm rất cần thiết vì sẽ đảm bảo mọi dự định của bạn đang đi đúng hướng. Với lĩnh vực này, bạn sẽ có hai hình thức kinh doanh: nhượng quyền và tự xây dựng thương hiệu. Hai hình thức này chỉ khác nhau về vốn vậy nên bạn có thể cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn.
Tiếp theo, hãy lên danh sách các dịch vụ cung cấp. Với mỗi dịch vụ của salon cần đảm bảo bạn sẽ đảm nhận được hoặc sẽ phải có người nhận vị trí đó. Nhờ vậy, bạn sẽ có thể giải quyết bài toán về nhân sự cùng những cột mốc doanh thu bắt buộc phải đạt được.
2.3 Chuẩn bị vốn
Bạn sẽ cần phải chuẩn bị số vốn nhất định để trang bị máy móc, thuê mặt bằng và sửa sang lại cửa hàng của mình (nếu cần). Những chi phí này lẻ tẻ nhưng thật sự tốn của bạn không ít tiền.
Ngoài vốn cố định, bạn nên chuẩn bị cho mình 1 khoản dự phòng và chỉ dùng nó trong trường hợp vô cùng cần thiết. Nếu không, bạn cần chắc chắn rằng, khi bạn cần xoay vốn để mở salon, bạn sẽ biết tìm đến những ai để nhờ cậy.
2.4 Tìm mặt bằng kinh doanh
Nếu bạn lựa chọn hình thức sang nhượng cửa hàng, chi phí đầu tư sẽ không cần nhiều, thậm chí bạn còn tiết kiệm được cả thời gian tìm mặt bằng. Nhưng nếu bạn tự mở salon, hãy ưu tiên lựa chọn những nơi có mật độ dân cư đông đúc, có thể không cần là mặt đường nhưng phải có chỗ để xe rộng rãi, dễ tìm và an ninh.
2.5 Decor lại không gian
Tuỳ vào ngân sách mà bạn có thể tự thiết kế salon hoặc thuê các đội thi công bên ngoài. Nhưng dù bạn có chọn decor như nào, cũng nên bố trí các không gian sau:
– Khu vực khách chờ đến lượt làm dịch vụ
– Khu vực làm dịch vụ chính
– Khu vực gội đầu, các dịch vụ phụ
– Kho để đồ
Đặc biệt với không gian làm dịch vụ chính, bạn nên thiết kế làm sao để khi kê máy móc không bị chật chội, khó di chuyển.
2.6 Trang bị các thiết bị, máy móc
Các thiết bị máy móc ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng dịch vụ sau này của salon. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng đến từ các nước khác nhau. Bạn có thể tham khảo các thiết bị đến từ các hãng Trung Quốc, Hàn Quốc, hoặc hàng châu Âu.
Nhưng để chắc chắn hơn, bạn hãy tìm mua tại những địa chỉ phân phối tin cậy để được bảo hành. Ngoài ra, bạn cũng không nên mua sắm quá nhiều, chỉ mua đủ dùng, rồi trong quá trình kinh doanh nếu thiếu sẽ sắm thêm, tránh tình trạng lãng phí, tốn tiền của.
Đừng quên, bạn cũng cần phải sắm hoá mỹ phẩm như thuốc nhuộm, tẩy tóc, phục hồi tóc, dầu gội dầu xả cho salon của mình nữa nhé.
2.7 Tuyển nhân viên
Kể cả khi salon của bạn mô hình nhỏ thì cũng cần ít nhất 1 – 2 người phụ giúp bạn. Đừng quá tham công tiếc việc mà ôm tất cả vào người, bạn càng tối ưu thời gian làm việc, bạn càng có thêm nhiều cơ hội để phục vụ các khách hàng khác của mình.
2.8 Truyền thông salon của bạn
Trước khi khai trương, bạn hãy chạy thử chương trình để thu hút khách hàng và để họ biết đến salon của bạn. Có thể là tờ rơi, quảng cáo fanpage, băng rôn…Những chương trình mà bạn có thể tham khảo đó là combo nhuộm – hấp – gội, miễn phí cắt khi làm tóc hoặc giảm giá xx%. Đừng ngần ngại đầu tư vào truyền thông vì đây chính là cầu nối quan trọng dẫn khách hàng đến với salon.
Có thể nói, salon tóc là lựa chọn kinh doanh khá lý tưởng mà bạn có thể tham khảo và lựa chọn. Hãy nắm bắt lấy cơ hội để làm chủ một cơ ngơi lý tưởng đúng như kỳ vọng của bản thân nhé.
Xem thêm: Barber shop là gì? Phân biệt barber shop và salon tóc