Quảng cáo trên Google được xem là chiến dịch hiệu quả nhất giúp doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng của mình. Thế nhưng trên thực tế, doanh nghiệp không chỉ cần quan tâm số lượng người xem mà để đo lường chất lượng của chiến dịch quảng cáo còn cần chú ý đến CPE. Vậy CPE là gì? Cách đo lường độ hiệu quả của CPE? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. CPE là gì?
CPE – Cost Per Engagement
CPE (viết tắt của cụm từ Cost Per Engagement) là chi phí mà nhà quảng cáo cần phải trả khi người xem có bất kỳ tương tác gì với quảng cáo của mình.
Tương tác ở đây có thể hiểu là mọi hành vi tác động lên quảng cáo khi đang chạy không phân biệt đó là tương tác tích cực hay tiêu cực, chẳng hạn như: bày tỏ cảm xúc, like, dislike, share, bình luận, bấm nút tạm dừng, bấm vào link dưới quảng cáo, bấm vào xem page. Thậm chí khi người xem kéo xuống đọc bình luận, bày tỏ cảm xúc với bình luận ấy hoặc report page/bình luận thì cũng vẫn được tính là tương tác.
CPE thường được sử dụng phổ biến nhất cho các rich media. Rich media là dạng quảng cáo có sự kết hợp giữa nhiều thành tố media: hình ảnh, âm thanh và các công cụ truyền thông khác nhằm tăng tương tác với người xem. Các nền tảng rich media phổ biến nhất hiện nay là Facebook, Instagram, Tiktok, Youtube.
2. Vai trò của CPE trong chiến lược Marketing
CPE giúp xác định nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu
CPE có vai trò rất quan trọng trong chiến dịch Marketing mà bạn không nên bỏ qua. Tương tự như CPC (Cost Per Click), CPE cho thấy độ hiệu quả của chiến dịch Marketing thông qua mức độ chú ý từ người xem.
Cả hai dạng quảng cáo này chỉ tính phí khi người xem click chuột vào, vì vậy nó thể hiện được có bao nhiêu khách hàng tiềm năng đang quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của bạn (trừ số ít trường hợp họ nhấn nhầm). CPE giúp doanh nghiệp xác định và nhắm mục tiêu vào nhóm đối tượng khách hàng của mình được chính xác hơn.
So với CPC thì CPE cho thấy sự quan tâm có mức độ sâu hơn so với CPC, vì người dùng không chỉ xem quảng cáo mà còn có sự tương tác. Nhờ tính năng này mà CPE rất có ích trong việc giúp bạn lựa chọn những quảng cáo và bài post có lượt tương tác cao, những nội dung thu hút người xem và từ đó đề ra những chiến lược phù hợp để nhắm vào các khách hàng mục tiêu hiệu quả nhất.
3. Cách tính CPE
CPE = (Số người tương tác x số lượng tượng tác) / (số người thấy quảng cáo x 100%)
Nếu chỉ tính CPE của từng quảng cáo thôi thì bạn mới có một nửa thông tin mà mình cần vì nó vẫn chưa nói lên được gì. Bên cạnh việc tính chi phí CPE cơ bản mà bạn phải trả, thông số % trong công thức này giúp bạn tính ra sức ảnh hưởng của từng quảng cáo trên tổng số người xem các quảng cáo của bạn.
Từ đó bạn có thể so sánh sự chênh lệch về độ tương tác giữa các chiến dịch quảng cáo và lựa chọn những content, bài post nào có hiệu quả tốt nhất để đẩy mạnh.
Cách tính phí này thường được áp dụng trên nền tảng Facebook Ads (like, share, comment) hoặc Google Ads.
4. Cách đo lường hiệu quả của chỉ số CPE
Để có một cái nhìn bao quát hơn về chiến dịch quảng cáo của mình thì sau khi tính CPE, bạn cần thêm một dữ liệu nữa nhằm đo lường được độ hiệu quả của chỉ số CPE một cách chính xác hơn, đó là Reach. Công thức như sau:
Reach = Organic search + Paid reach + Viral Reach
Trong đó:
-
Organic reach: là tổng số người xem bài đăng của bạn trên Newsfeed một cách hoàn toàn tự nhiên (không trả phí). Số lượng người tiếp cận ở đây sẽ bao gồm người like, thấy bài post và follow
-
Paid reach: Tổng số người thấy và xem bài quảng cáo có trả phí của bạn để xuất hiện trên Newsfeed của họ
-
Viral reach: Tổng số người nhìn thấy và xem bài quảng cáo của bạn thông qua các hành động tương tác của những người trong danh sách bạn bè của họ. Các tương tác này có thể là like, bình luận, share.
Reach cho thấy phạm vi tiếp cận của quảng cáo
Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một giải pháp cho chiến dịch quảng cáo CPE của mình thì hãy liên hệ với Fago Agency để được tư vấn nhiệt tình và chuyên nghiệp. Fago Agency cung cấp dịch vụ tham vấn các chiến dịch quảng cáo trên Google với các chuyên viên Marketing dày dặn kinh nghiệm giúp doanh nghiệp có chiến lược Marketing hiệu quả nhất.
Kết luận
Bài viết vừa rồi đã tóm gọn lại những thông tin thiết yếu nhất để bạn hiểu thêm về CPE trong marketing và làm thế nào để đo lường được độ hiệu quả của CPE trong chiến dịch quảng cáo. Mong rằng bạn đã có những kiến thức hữu ích cho công việc của mình và hẹn gặp lại trong những bài viết sau!
Bạn đang cân nhắc và lên kế hoạch cho một chiến dịch quảng cáo Google nhưng vẫn chưa biết bắt đầu từ đâu? Hãy liên hệ Fago Agency để nhận được sự tư vấn tận tâm từ các chuyên viên Marketing dành cho doanh nghiệp của bạn.
TÌM HIỂU THÊM:
- CPM là gì? Ứng dụng quảng cáo CPM cho chiến lược Digital Marketing
- CPC là gì? Tại sao nên chọn CPC cho quảng cáo Ads?
- CPR trong Marketing là gì? Cách tính CPR như thế nào?
- MCC là gì? Cách đăng ký tài khoản Google Adwords MCC