Những điều cần biết về khái niệm maker & taker

Maker là gì

Maker & taker là hai vai trò khác nhau của người dùng trong việc thực thi các lệnh trên các sàn giao dịch tiền điện tử hiện nay.

Bối cảnh hình thành

Trước hết, để hiểu khái niệm maker và taker, chúng ta hãy xem qua về cơ chế khớp giá của các sàn giao dịch hiện nay. Về cơ bản, chúng ta có thể hiểu đây là một cơ chế thỏa thuận giữa người mua và người bán. Lấy ví dụ, trong vai trò người bán, bạn dự định sẽ bán 1 Bitcoin (BTC) của mình với mức giá 50,000 USD. Để lệnh bán này sau khi gửi lên sàn giao dịch được thực hiện thành công, bạn sẽ cần một người mua chấp nhận mua 1 BTC với mức giá 50,000 USD kể trên. Nếu tìm kiếm được một người mua phù hợp, giao dịch sẽ được thực thi và ngược lại. Chúng ta gọi chung cơ chế khớp lệnh như vậy là order book (sổ lệnh).

Vấn đề ở đây là khi có một người tạo ra một lệnh bán (hoặc một lệnh mua), nó sẽ tạo ra một lượng thanh khoản nhất định. Điều đó có nghĩa là những người khác cũng có thể dễ dàng tạo ra một lệnh mua (hoặc bán) đáp ứng điều kiện của người kia. Nói cách khác, thị trường được hình thành từ hai người mua/bán này. Không chỉ riêng trong lĩnh vực tiền điện tử, cho dù là Forex hay cổ phiếu, mọi người tham gia thị trường đều thuộc ít nhất một trong hai phía này. Khái niệm maker & taker được hình thành để đại diện cho bên mua và bên bán mà chúng ta đang nói đến ở trên.

Vậy maker & taker là gì?

Quay trở lại với ví dụ trên, trong một quy trình giao dịch khép kín, khái niệm maker và taker được định nghĩa như sau:

  • Maker (Người tạo lập): Là những người tạo các lệnh mua hoặc bán trên thị trường đối với một loại tài sản nhất định. Họ tạo tính thanh khoản thông qua các lệnh này. Ví dụ, họ tạo một lệnh mua 1 BTC với giá 50,000 USD. Lệnh này của maker sẽ được đưa vào order book và chờ đợi người bán với khối lượng và mức giá tương tự. Nói cách khác, maker là những người chủ động tạo ra thị trường. Và đương nhiên, họ sẽ phải trả một mức phí nhất định để đạt được mục đích đó.
  • Taker (Người tham gia): Ngược lại với khái niệm maker là taker. Nó ám chỉ những người giúp thực hiện các giao dịch đặt hàng của maker. Nghĩa là khi có một maker tạo một lệnh mua 1 BTC với giá 50,000 USD trên Fiahub và có một người đồng ý bán 1 BTC với mức giá đó thì người đó được gọi là taker. Tương tự như maker, taker cũng sẽ phải mất một lượng phí để thực hiện giao dịch. Và thông thường, mức phí đó sẽ cao hơn so với mức phí mà maker phải chịu.

Phí dành cho maker & taker

Như Fiahub đã chia sẻ ở trên, bản thân các sàn giao dịch sẽ tính phí dựa trên từng giao dịch của người dùng. Bất kỳ khi nào bạn tạo một lệnh và lệnh đó được thực thi thành công, bạn sẽ phải trả một khoản phí. Đương nhiên, khoản phí đó sẽ khác nhau giữa các sàn giao dịch. Ngoài ra, nó cũng có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô giao dịch của bạn. Và thường thì khối lượng giao dịch càng lớn thì khoản phí sẽ càng nhỏ đi và ngược lại.

Trên thực tế thì đây là một mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Bởi lẽ, về phía sàn giao dịch, khi có một khối lượng lớn giao dịch được thực hiện sẽ tăng tính thanh khoản cho sàn. Một sàn giao dịch có tính thanh khoản tốt chắc chắn sẽ được các nhà đầu tư ưa chuộng và sử dụng nhiều hơn. Ngược lại, ở góc độ của người dùng, các sàn giao dịch sẽ chiết khấu một phần phí dựa trên những điều này như là một cách để thúc đẩy họ giao dịch nhiều hơn nữa.

Lời kết

Tóm lại, để giúp bạn có thể hiểu nhanh hơn về hai khái niệm này, chúng ta có thể hình dung như sau. Maker là người giao dịch và có vai trò tạo ra lệnh đặt hàng và chờ đợi để các lệnh đó được thực thi. Trong khi taker chính là người thực hiện các lệnh đặt hàng của maker. Điểm mấu chốt ở đây là maker là nhà cung cấp thanh khoản.

Đối với các sàn giao dịch sử dụng mô hình maker-taker, các maker đóng vai trò quan trọng đối với sàn vì họ mang đến tính thanh khoản. Để ghi nhận đóng góp này, các sàn giao dịch thường tính phí cho maker thấp hơn khi họ cung cấp tính thanh khoản. Ngược lại, taker tận dụng khả năng thanh khoản này để dễ dàng mua hoặc bán tài sản. Nhưng họ thường phải trả một khoản phí cao hơn cho việc này.

Hi vọng bài viết này đã mang đến cho độc giả của Fiahub những thông tin cần thiết về hai khái niệm này. Đừng quên chia sẻ nó nếu như bạn thấy hay và hẹn gặp lại trong các bài viết tiếp theo nhé.