UNICEF là gì? Chức năng và vai trò của quỹ nhi đồng Liên Hợp Quốc UNICEF

Unicef là gì

UNICEF là tổ chức quốc tế đi đầu trong lĩnh vực thúc đẩy và bảo vệ quyền trẻ em ở 190 quốc gia, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, thực chất không phải ai cũng hiểu rõ UNICEF là gì, đây là viết tắt của từ nào và hoạt động ra sao.

Tổng đài Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7: 1900.6568

1. UNICEF là gì?

Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc viết tắt là UNICEF là một quỹ cứu tế được thành lập bởi Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 11 tháng 12 năm 1946.

Năm 1953, Liên Hiệp Quốc thay tên của nó từ Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (tiếng Anh: United Nations International Children’s Emergency Fund) mà được biết dưới tên tiếng Việt là Cơ quan Cứu trợ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng nó vẫn được gọi tắt theo từ chữ đầu UNICEF bắt nguồn từ tên cũ.

UNICEF tiếng Anh là United Nations International Children’s Emergency Fund

UNICEF, also known as the United Nations International Children’s Emergency Fund, is a United Nations agency responsible for providing humanitarian and developmental aid to children worldwide. The agency is among the most widespread and recognizable social welfare organizations in the world, with a presence in 192 countries and territories. UNICEF’s activities include providing immunizations and disease prevention, administering treatment for children and mothers with HIV, enhancing childhood and maternal nutrition, improving sanitation, promoting education, and providing emergency relief in response to disasters.

Xem thêm: ASEAN là gì? Chức năng và vai trò của hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN

2. Lịch sử hình thành của UNICEF:

Như bạn đã biết về UNICEF la gi ở phần thông tin trên, vậy UNICEF bắt đầu từ khi nào và nguyên nhân gì dẫn đến sự hình thành của tổ chức này?

UNICEF đã được thành lập để cứu trợ, giúp đỡ, và ủng hộ trẻ em trong những tình huống cấp thiết và nguy hiểm.

Năm 1946, Quỹ Khẩn cấp Nhi đồng Quốc tế Liên Hiệp Quốc (United Nations International Children’s Emergency Fund – UNICEF) được Liên Hiệp Quốc thành lập để cung cấp thực phẩm, quần áo, và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em châu Âu sau Thế chiến II.

Năm 1953, tổ chức này trở thành một bộ phận thường trực của tổ chức Liên Hiệp Quốc, đổi tên thành Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc, nhưng vẫn giữ tên viết tắt cũ là UNICEF. Vì vậy khi được bất kì ai hỏi rằng UNICEF là tổ chức gì, bạn chỉ cần trả lời là Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc là đủ.

Trong những năm 1960, tổ chức UNICEF đã mở rộng phạm vi, nhiệm vụ, và lĩnh vực hoạt động để bao gồm cả việc ủng hộ và thúc đẩy quyền trẻ em về giáo dục, chăm sóc sức khỏe, và đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng.

Năm 1965, tổ chức UNICEF được trao giải thưởng Nobel Hòa bình với những thành tựu và mục tiêu cao cả của mình. Sau đó, tổ chức UNICEF bắt đầu mở rộng phạm vi hoạt động của mình để hỗ trợ và đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ ở các nước đang phát triển, nhất là những người đang làm mẹ.

Năm 1982, tổ chức UNICEF thành lập một chương trình chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, tập trung vào việc theo dõi mức độ tăng trưởng, liệu pháp bù nước bằng miệng, ủng hộ cho con bú và tiêm chủng.

Năm 1989, Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc (United Nations General Assembly) đồng ý thông qua Công ước về Quyền trẻ em mà UNICEF đã sử dụng trong các chương trình và hệ thống của mình.

Xem thêm: NATO là gì? Giới thiệu về Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)

3. Mục tiêu của tổ chức UNICEF:

Theo tuyên bố về sứ mệnh của tổ chức UNICEF, tổ chức UNICEF được Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ủy quyền với mục tiêu bảo vệ quyền trẻ em, giúp đáp ứng các nhu cầu cơ bản của trẻ em, và mở rộng cơ hội phát triển đầy đủ tiềm năng của trẻ em. Các hoạt động của tổ chức UNICEF có thể chia thành bốn nhóm chính:

Bảo vệ trẻ em khỏi các tình huống bạo lực, bóc lột, và lạm dụng. Các vấn đề quan tâm bao gồm lao động trẻ em, hôn nhân trẻ em, tuyển dụng trẻ em vào quân đội, buôn bán trẻ em, cắt xén bộ phận sinh dục nữ, bom mìn, và bạo lực tình dục.

Chấm dứt các trường hợp tử vong và các vấn đề phát triển của trẻ em có thể phòng ngừa, ngăn chặn thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng, nước, và vệ sinh.

Hỗ trợ giáo dục cơ bản và bình đẳng giới, bao gồm giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học và trung học, và đảm bảo khả năng tiếp cận giáo dục công bằng cho cả nam và nữ.

Cung cấp các viện trợ nhân đạo trong thời gian khủng hoảng và khẩn cấp, tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi và sinh mạng của trẻ em phải chịu đựng cả thiên tai (như sóng thần) và các thảm họa do con người gây ra (như chiến tranh).

Xem thêm: UN là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Liên hợp quốc?

4. Vai trò của tổ chức UNICEF là gì?

Tổ chức UNICEF là một nhân tố, là nguồn động lực góp phần giúp xây dựng một thế giới mà quyền lợi của mọi trẻ em đều được đảm bảo. Tổ chức có thẩm quyền toàn cầu để tác động đến những người ra quyết định và các đối tác khác ở cấp cơ sở để biến những ý tưởng sáng tạo nhất thành hiện thực.

Điều này làm cho tổ chức UNICEF trở nên độc nhất trong số các tổ chức thế giới và là duy nhất trong số những tổ chức chú trọng vào giới trẻ.

4.1. Đối với thế giới:

– Cung cấp lương thực cần thiết cho trẻ

Đối với những vùng bị nạn đói và không có đủ lương thực, UNICEF sẽ hỗ trợ bằng cách cung cấp các bữa ăn cho trẻ, đồng thời trẻ sẽ được cân và đo để theo dõi mức tăng trưởng và dinh dưỡng.

– Mang lại giáo dục và kiến thức cho trẻ

UNICEF cũng khuyến khích, đảm bảo cho sự giáo dục của các bé gái (tối thiểu các bé phải được hoàn thành giáo dục cấp tiểu học) vì điều này mang lại lợi ích cho tất cả trẻ em, cả bé trai lẫn bé gái. Những bé gái được giáo dục khi lớn lên sẽ có tư duy tốt hơn để có thể trở thành một công dân tốt hơn, một người mẹ tốt hơn để nuôi dạy con cái.

– Tiêm chủng và ngăn ngừa bệnh tất cho trẻ

Tổ chức UNICEF luôn hành động để đảm bảo tất cả trẻ em đều được tiêm chủng để chống lại các bệnh thông thường ở trẻ em, đảm bảo trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt bởi vì việc trẻ em bị đau hoặc chết vì những điều có thể phòng ngừa là một điều sai trái.

Ngoài ra, UNICEF luôn hành động để ngăn chặn sự lây lan của bệnh HIV/AIDS ở những người trẻ tuổi bời vì việc bảo vệ họ khỏi các tổn hại là đúng và điều này cũng giúp họ có ý thức rằng việc bảo vệ những người khác cũng là điều đúng và cần làm. Điều này còn giúp trẻ em và các gia đình chịu ảnh hưởng bởi HIV/AIDS được sống cuộc sống của họ một cách bình thường.

– Đảm bảo quyền trẻ em trên toàn thế giới

Tổ chức UNICEF luôn duy trì Công ước về Quyền trẻ em. Tổ chức này hoạt động để đảm bảo sự bình đẳng cho những người bị phân biệt đối xử, đặc biệt là phái nữ. Tổ chức cũng hoạt động để nhắm đến Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millennium Development Goals) và những tiến bộ được đề cập trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc (United Nations Charter). Tổ chức phấn đầu vì hòa bình và an ninh cũng như đảm bảo mọi bên có trách nhiệm với lời hứa dành cho trẻ em toàn cầu.

4.2. Đối với Việt Nam:

UNICEF Việt Nam được thành lập để hợp tác với những tổ chức khác để khắc phục và loại bỏ những trở ngại của nạn nghèo đói, bạo lực, bệnh tật, và sự phân biệt đối xử trong thế giới trẻ em.

– Đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ

Nạn đói ở Việt Nam tuy đã được giảm trong những năm gần đây, tuy nhiên vẫn còn khá nhiều trẻ em tại các vùng sâu vùng xa Việt Nam hiện vẫn còn nghèo đói, không đủ mức dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy vai trò của UNICEF chính là cung cấp cho trẻ đầy đủ lương thực và dinh dưỡng hàng ngày.

– Hỗ trợ giáo dục cho trẻ

UNICEF ủng hộ các biện pháp mang kiến thức giáo dục trong cuộc sống của trẻ em, bởi chỉ có kiến thức mới có thể tạo nên nền tảng vững chắc nhất cho tương lai của trẻ.

– Bảo vệ trẻ em tại Việt Nam

Tổ chức UNICEF kết nối tất cả mọi người trong việc tạo ra môi trường an toàn cho trẻ em. Tổ chức này tồn tại để giảm cứu viện trong các trường hợp khẩn cấp, tại bất kỳ nơi nào có trẻ em bị đe dọa bởi vì không có trẻ em nào nên và phải tiếp xúc với bạo lực, làm dụng, hay bóc lột.

– Cải thiện cuộc sống của trẻ

Xem thêm: WTO là gì? Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của Tổ chức mậu dịch quốc tế WTO

5. Giới thiệu về UNICEF Việt Nam:

UNICEF Việt Nam là một phần của Phong trào Toàn cầu dành cho Trẻ em (Global Movement for Children). Đây là một liên minh rộng lớn với mục đích cải thiện cuộc sống của mọi trẻ em trên thế giới. Thông qua phong trào này và các sự kiên như Phiên họp Đặc biệt về Trẻ em của Liên Hiệp Quốc (United Nations Special Session on Children), tổ chức UNICEF khuyến khích những người trẻ tuổi lên tiếng và tham gia vào các quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

UNICEF Việt Nam là một trong 190 văn thành viên của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc trên toàn thế giới. Việt Nam là một đối tác phát triển chiến lược và đáng tin cậy của UNICEF từ năm 1975. Nhiệm vụ là giúp cải thiện cuộc sống của trẻ em và gia đình của chúng. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở khu vực châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em năm 1990. Việt Nam và trẻ em Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức mới nổi lên sau thời kỳ phát triển và tăng trưởng kinh tế năng động và bền vững. Trước tình hình đó, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc đang phối hợp với chính phủ và các tổ chức liên quan để giảm thiểu sự chênh lệch, xây dựng một xã hội bình đẳng và hòa nhập, không có sự phân biệt đối xử. Quan tâm bảo vệ 26 triệu trẻ em tại Việt Nam.

Sứ mệnh

– Sứ mệnh của tổ chức UNICEF Việt Nam là đảm bảo rằng mọi trẻ em tại VN đều khỏe mạnh, được học tập và an toàn, không bị xâm hại, có được cơ hội phát triển tối đa tiềm năng của chúng cũng như hưởng lợi từ sự thịnh vượng của quốc gia. UNICEF Việt Nam tin rằng trẻ em có quyền được sống trong một xã hội công bằng hơn, nơi mà tiếng nói của trẻ em được lắng nghe và nhu cầu của các em được đáp ứng như một vấn đề ưu tiên trong Mục tiêu Phát triển Bền vững.

– UNICEF giúp xây dựng một thế giới nơi mà các quyền của mỗi đứa trẻ được thực hiện đầy đủ. Đó cũng là niềm tin của chúng tôi rằng nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em là nền tảng của sự tiến bộ của con người.

– UNICEF được thành lập vào năm 1946, luôn nỗ lực đồng hành cùng với chính phủ Việt Nam, các tổ chức đối tác và người dân vượt qua những trở ngại mà nghèo đói, bạo lực, bệnh tật và phân biệt đối xử trên con đường đời của một đứa trẻ. UNICEF có uy tín trên toàn cầu và có nhiều ảnh hưởng tích cực đến các lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách và nhiều đối tác ở cấp cơ sở để biến những ý tưởng sáng tạo nhất thành hiện thực.