Từ xưa đến nay trong hoạt động kinh tế con người luôn có những động cơ nhất định. Động cơ ra đời từ đó sẽ thúc đẩy con người hành động. Và đặc biệt là mối quan hệ về lợi ích kinh tế cũng được nhiều chủ thể đặc lên hàng đầu. Chắc hẳn hiện nay vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về thuật ngữ này.
1. Tìm hiểu về lợi ích trong kinh tế:
Khái niệm lợi ích trong kinh tế được hiểu như sau:
Lợi ích là một thuật ngữ được sử dụng trong kinh tế dùng để nhằm mục đích chỉ sự hài lòng nhận được từ việc tiêu thụ hàng hóa hoặc dịch vụ. Các lí thuyết kinh tế cũng sẽ dựa trên sự lựa chọn hợp lí thường cho rằng các chủ thể là những người tiêu dùng sẽ cố gắng tối đa hóa lợi ích của họ. Lợi ích kinh tế của hàng hóa hoặc dịch vụ rất quan trọng, bởi vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu, và do đó ảnh hưởng đến giá cả của hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Trên thực tế, lợi ích của các chủ thể là những người tiêu dùng là không thể đo lường và định lượng. Tuy nhiên, một số chủ thể là những nhà kinh tế tin rằng họ có thể gián tiếp ước tính đâu là lợi ích cho hàng hóa hoặc dịch vụ kinh tế bằng cách sử dụng các mô hình khác nhau.
Lợi ích kinh tế thực chất sẽ là lợi ích vật chất, lợi ích kinh tế phản ánh mục đích và động cơ khách quan của các chủ thể khi tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội và do hệ thống quan hệ sản xuất quyết định. Mỗi một con người hay xã hội muốn tồn tại và phát triển thì nhu cầu của họ phải được đáp ứng. Lợi ích và nhu cầu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Lợi ích kinh tế bắt nguồn từ nhu cầu và là cái để đáp ứng nhu cầu, nhu cầu làm nảy sinh lợi ích.
Cũng giống như lợi ích của con người nói chung, lợi ích kinh tế hiện nay cũng gắn liền với nhu cầu, tuy nhiên đây không phải là nhu cầu bất kỳ, mà là nhu cầu kinh tế. Chỉ có những nhu cầu kinh tế mới làm phát sinh lợi ích kinh tế. Vì vậy ta nhận thấy rằng, lợi ích kinh tế là một phạm trù kinh tế, một mặt, nó phản ánh những điều kiện, những phương tiện nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất của mỗi con người, mỗi chủ thể.
Từ đó, ta nhận thấy, lợi ích kinh tế được biểu hiện ở mức độ của cải vật chất mà mỗi con người có được khi tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội. Mặt khác, lợi ích kinh tế cũng phản ánh quan hệ giữa con người với con người trong quá trình tham gia vào các hoạt động đó để tạo ra của cải vật chất cho mình. Những quan hệ đó chính là quan hệ sản xuất trong xã hội. Cũng chính bởi vì vậy lợi ích kinh tế còn là hình thức biểu hiện của quan hệ sản xuất, do quan hệ sản xuất quyết định.
Quan hệ sản xuất, mà trước hết là quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất sẽ có ý nghĩa quyết định vị trí, vai trò của mỗi con người, mỗi chủ thể trong quá trình tham gia vào các hoạt động kinh tế và xã hội. Cũng chính bởi vì thế không có lợi ích kinh tế nằm ngoài những quan hệ sản xuất, mà lợi ích kinh tế chính là sản phẩm của những quan hệ sản xuất, đây chính là hình thức vốn có bên trong, hình thức tồn tại và biểu hiện của các quan hệ sản xuất.
Hệ thống quan hệ sản xuất của mỗi một chế độ xã hội nhất định sẽ quy định hệ thống lợi ích kinh tế của xã hội đó.
Trong thực tế, lợi ích kinh tế thông sẽ thường được biểu hiện ở các hình thức thu nhập cụ thể như: tiền lương, tiền công, lợi nhuận, lợi tức, địa tô, thuế, phí, lệ phí và các hình thức cụ thể khác.
Xem thêm: Kinh tế luật là gì? Nội dung, đặc trưng và các đặc điểm cần lưu ý
2. Đặc điểm và phân loại lợi ích kinh tế:
Định nghĩa lợi ích trong kinh tế học bắt nguồn từ khái niệm về tính hữu dụng. Một mặt hàng kinh tế mang lại lợi ích để nhằm mục đích chính đó là để có thể đáp ứng nhu cầu của các chủ thể là những người tiêu dùng. Có nhiều trường phái khác nhau về cách mô hình hóa lợi ích kinh tế và đo lường mức độ hữu dụng của hàng hóa hoặc dịch vụ.
Khái niệm lợi ích trong kinh tế học đã lần đầu tiên được đặt ra bởi chủ thể là nhà toán học người Thụy Sĩ nổi tiếng thế kỉ 18 Daniel Bernoulli. Kể từ đó, lí thuyết kinh tế đã phát triển, dẫn đến nhiều loại hình lợi ích kinh tế. Chúng ta có thể phân loại lợi ích kinh tế cụ thể như sau:
– Thứ nhất đó chính là lợi ích thông thường:
Các chủ thể là những nhà kinh tế đầu tiên của Tây Ban Nha trong những năm 1300 và 1400 đã mô tả giá trị kinh tế của hàng hóa xuất phát trực tiếp từ tính hữu dụng của nó và dựa trên lí thuyết về giá cả và trao đổi tiền tệ. Quan niệm về lợi ích kinh tế này thực chất cũng không được định lượng, mà là một tài sản định tính của một mặt hàng kinh tế.
Các chủ thể là những nhà kinh tế sau này, đặc biệt là những người thuộc Trường phái Áo, đã phát triển ý tưởng này thành một lí thuyết lợi ích thông thường. Lí thuyết này dược đưa ra đã đề cập đến việc các cá nhân có thể xếp hạng tính hữu dụng của các mặt hàng kinh tế khác nhau, tức là có thể so sánh mặt hàng nào hữu dụng hơn mặt hàng nào.
Lí thuyết lợi ích thông thường cũng rất hữu ích trong việc giải thích qui luật lợi ích cận biên giảm dần và quy luật cung cầu.
– Thứ hai đó chính là lợi ích đo được:
Đối với chủ thể là nhà kinh tế Bernoulli và các nhà kinh tế khác, lợi ích được mô hình hóa như một tài sản định lượng hoặc chính yếu của mặt hàng kinh tế mà một chủ thể tiêu thụ. Để nhằm mục đích giúp đo lường mức độ hài lòng định lượng này, các chủ thể là những nhà kinh tế giả định một đơn vị đo lường sử dụng để thể hiện mức độ hài lòng về tâm lí mà một hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể tạo ra cho nhiều người trong các tình huống khác nhau. Việc các chủ thể dùng đơn vị đo lường này có thể giúp các chủ thể đó thể hiện các mối quan hệ thông qua các biểu tượng và tính toán trong toán học.
3. Vai trò của lợi ích kinh tế:
Trong hệ thống lợi ích của con người nói chung bao gồm lợi ích kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội, thì chúng ta nhận thấy rằng lợi ích kinh tế giữ vai trò quyết định nhất, chi phối các lợi ích khác. Có thể thấy lợi ích kinh tế là một trong những vấn đề sống còn của sản xuất và đời sống. Chính những lợi ích kinh tế đã gắn bó con người với cộng đồng của mình và tạo ra những kích thích, thôi thúc, khát vọng và sự say mê trong hoạt động sản xuất – kinh doanh cho các chủ thể là những người lao động.
Lợi ích kinh tế được nhận thức và thực hiện đúng thì các lợi ích kinh tế này sẽ là động lực kinh tế thúc đẩy con người hành động. Cũng chính bởi vì thế mà lợi ích kinh tế thể hiện như là một trong những động lực cơ bản của sự tiến bộ xã hội nói chung, phát triển sản xuất hay kinh doanh nói riêng.
Lợi ích kinh tế còn có vai trò quan trọng đối với việc củng cố, duy trì các mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể sản xuấ hay kinh doanh. Một khi con người (chủ thể) tham gia vào các hoạt động kinh tế đều nhằm mục đích có thể đạt tới những lợi ích kinh tế tương xứng với kết quả sản xuất, kinh doanh thì mới bảo đảm nâng cao tính ổn định và sự phát triển của các chủ thể lợi ích. Ngược lại, khi không mang lại lợi ích hoặc lợi ích không được đầy đủ thì sẽ làm cho các mối quan hệ đó (quan hệ giữa các chủ thể) xuống cấp. Nếu tình trạng không mang lại lợi ích hoặc lợi ích không được đầy đủ kéo dài thì sớm muộn sẽ dẫn đến tiêu cực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Trong giai đoạn lịch sử hiện nay của đất nước, bên cạnh lợi ích kinh tế thì các lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hóa – xã hội cũng giữ vai trò hết sức quan trọng. Trong điều kiện mở rộng hợp tác, giao lưu kinh tế với các nước khác, phải quan tâm chú trọng không chỉ đến lợi ích kinh tế, mà cả lợi ích chính trị, tư tưởng, văn hóa và xã hội. Trong những điều kiện đặc biệt (cụ thể như trong điều kiện chiến tranh, đất nước có giặc ngoại xâm…), thì thậm chí, lợi ích chính trị, tư tưởng, vấn đề an ninh, độc lập chủ quyền của quốc gia còn phải đặt lên trên hết và trước hết.