Khi nhắc đến kiểm thử chúng ta thường nhắc tới Automation Testing và Manual testing. Trong bài viết này Glints sẽ chia sẻ cho bạn tất tần tật về Automation Test là gì, cũng như công việc của một Automation Tester.
Automation Test là gì?
Automation test là việc thực hiện test bằng máy mà Tester sẽ thực hiện khởi động hệ thống nhập dữ liệu đầu vào, kiểm tra so sánh với dữ liệu đầu ra và ghi kết quả.
Việc kiểm tra này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giảm thiểu lỗi, nâng cao năng suất kiểm thử, và giảm sự nhàm chán khi kiểm thử bằng tay lặp đi lặp lại trong một thời gian dài.
Automation test là một quá trình xử lý tự động các bước thực hiện một test case được thực hiện bởi một phần mềm Automation Testing Tool. Mục đích của việc kiểm thử này là phát hiện bug với mục đích cuối cùng là tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nhất.
Ưu điểm, hạn chế của Automation Test
Ưu điểm của Automation Test
Cùng Glints tìm hiểu về những ưu điểm của Automation Test mang lại nhé.
- Tính tin cậy cao: Công cụ kiểm thử tự động thường có sự ổn định cao vì được hoạt động theo quy trình được lập trình sẵn. Đặc biệt, trong trường hợp test case có thể tránh được các sai sót khi kiểm thử thủ công. Chẳng hạn, như việc nhập liệu dữ liệu sai.
- Khả năng tái sử dụng: Automation Test có thể sử dụng test trên nhiều phiên bản, ngay cả khi có sự thay đổi giao diện. Phần mềm kiểm thử tự động có thể test ở nhiều môi trường khác nhau như: môi trường beta, môi trường production, môi trường test.
- Khả năng lặp: Có thể test cách phần mềm xử lý khi gặp tình trạng chạy lặp lại nhiều lần trên cùng script test. Điều này giúp các Tester xử lý tình trạng lặp đi lặp lại các thao tác như: Click, check kết quả, v.v. Đây còn được gọi là performance hoặc load testing.
- Tốc độ cao: Test với tốc độ nhanh hơn gấp 10 lần nếu test thủ công bằng tay. Nếu cần 5 phút để thực hiện một test case thì chỉ cần 30s để test tự động.
- Chi phí thấp: Nếu được áp dụng một cách đúng cách thì có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí về nhân lực và thời gian. Bởi việc kiểm thử tự động nhanh hơn rất nhiều với kiểm thử bằng tay, cùng với đó nhân sự cần để thực thi và bảo trì scripts sẽ ít đi.
Hạn chế của Automation Test
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội mà hình thức kiểm thử này mang lại cũng có một số hạn chế cần cân nhắc:
- Khó bảo trì, khó mở rộng: Việc mở rộng phạm vi test tự động khó hơn nhiều với test thủ công bởi việc cập nhập hoặc chỉnh sửa yêu cầu nhiều công việc như thay đổi dữ liệu đầu vào, debug, cập nhật code mới.
- Vấn đề công cụ và nhân lực: Trên thị trường hiện có nhiều công cụ kiểm thử tự động nhưng chúng còn khá hạn chế. Nguồn nhân sự sử dụng thành thạo các công cụ này không nhiều.
- Khả năng bao phủ thấp: Do khá khó để mở rộng phạm vi và đòi hỏi kỹ năng lập trình nên mức độ bao phủ của Automation Test không cao xét trên góc nhìn toàn project.
- Tốn nhiều thời gian để chuẩn bị, cài đặt, thiết kế trước khi chạy dự án.
- Đòi hỏi nguồn nhân lực có kinh nghiệm về lập trình.
Làm thế nào để trở thành một Automation Tester?
Automation Tester là gì? Để trở thành một Automation Tester bạn cần trang bị những kỹ năng gì? Về bản chất Automation Tester architect là xác định tính năng của Automation Testing framework, hỗ trợ phát triển framework để làm Automation Test.
Dưới đây là những kiến thức mà các bạn muốn làm việc tại vị trí này cần nắm vững:
- Types testing: Unit/Integration/Sanity/System, v.v là gì?
- Các kỹ thuật testing như Phân tích giá trị biên, Biểu đồ kết quả, Đoán lỗi, Phân vùng tương đương, v.v.
- Nguyên lý nhận dạng test objects: HTML và XPath để nhận dạng đúng khi cần thao tác.
- Thành thạo sử dụng thư viện của của Selenium WebDriver API.
- Sử dụng thành thạo ít nhất một ngôn ngữ lập trình như Java, C#, Python, v.v hỗ trợ cho việc scripting trên phần mềm kiểm thử.
- Thành thạo ít nhất một framework testing: Junit, TestNG, v.v.
- Có hiểu biết về software design pattern để build framework, common library.
- Build framework thành thạo từ Page Object Model Pattern.
- Có khả năng coding như Debug, source version control, v.v.
- Biết cách sử dụng IDE: visual studio, IntelliJ, v.v.
- Khả năng làm việc với database.
- Thường xuyên học hỏi, cập nhật thông tin trong mảng Automation Testing: build tools; CI/CD; Cloud; v.v.
Đọc thêm: Debug là gì? Một vài chiến lược debugging cho lập trình viên
Khó khăn của Automation Tester mới vào nghề là gì?
Là một Automation Tester mới vào nghề sẽ gặp những khó khăn gì, cùng tìm hiểu nhé.
Thông thường, thử thách đầu tiên với các Tester mới vào nghề là vấn đề giao tiếp với developer. Automation Tester không chỉ ra được lỗi chi tiết, thái độ làm việc không mang tính tích cực xây dựng sản phẩm.
Mối quan hệ giữa Developer và Tester là mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau với mục đích cuối cùng để tạo ra một sản phẩm tốt nhất. Do vậy khi làm việc với Developer các Tester thay vì chỉ trích, đánh giá họ mà hay đưa ra những ý kiến đóng góp để sản phẩm tốt hơn.
Triển vọng của nghề nghiệp Automation Tester
Chúng ta đang sống trong kỷ nguyên cách mạng 4.0, chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực công nghệ thông tin.
Trong những năm trở lại đây, Automation Tester là một vị trí tương đối hot trong các công ty từ những vị trí chuyên sâu về phát triển tool/library/framework tới những bạn có khả năng viết script dựa trên công cụ kiểm thử tự động. Có thể nói, đây là vị trí xu hướng của ngành Tester.
Để trở thành nhân sự trong ngành này đòi hỏi ứng viên phải có kỹ năng, kiến thức tốt về lập trình, kỹ năng về Automation Testing, v.v.
Đọc thêm: Các Khóa Học Lập Trình Cho Người Mới Bắt Đầu (Online)
Tạm kết
Trên đây là những chia sẻ về Automation Test là gì mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về công việc này và vị trí Automation Tester trong doanh nghiệp.
Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại để lại bình luận để được Glints giải đáp chi tiết nhé.
Tác Giả