Freight Forwarder là gì? Vai trò Forwarder trong ngành xuất nhập khẩu

Freight forwarder là gì

Hiện nay trên thị trường xuất hiện 2 thuật ngữ trong ngành xuất nhập khẩu là Freight Forwarder và Logistics. Với những người trong ngành, đó không còn gì quá xa lạ với họ, nhưng với người ngoài ngành thật khó để phân biệt được. Và hôm nay, cùng mình tìm hiểu trước về Freight Forwarder và vai trò Forwarder trong ngành xuất nhập khẩu nhé!

I. Freight Forwarder là gì?

1. Định nghĩa Freight Forwarder

Freight Forwarder là người ở một bên trung gian có trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ kho của người bán bên kho người mua hoặc một địa điểm được yêu cầu. Hoặc nếu hàng hóa với số lượng nhỏ, họ có thể gom từ nhiều nguồn và thuê một bên vận chuyển như là hãng tàu, hãng hàng không, xe container,… Freight Forwarder chịu trách nhiệm vận chuyển trong nước và cả quốc tế.

2. Lịch sử hình thành Freight Forwarder

Vào năm 1836, tại nước Anh có một công ty giao nhận vận tải đầu tiên được thành lập với tên Limited of London. Vào những năm 1970, thời điểm này việc giao thương quốc tế giữa châu u và Bắc Mỹ đã phát triển. Lúc này đường sắt có vai trò quan trọng trong ngành vận tải, cùng với đó sự ra đời của tàu hơi nước đã tạo một bước phát triển cho ngành vận tải. Và London là cầu nối cho khách hàng và đơn vị vận chuyển. Chức năng ban đầu của họ sắp xếp, vận chuyển hàng hóa thông qua nhiều hãng vận chuyển khác, bên cạnh đó là tư vấn về tài liệu và hải quan tại quốc gia đích đến. Đến nay, freight forwarder đã được phát triển lớn mạnh tại nhiều quốc gia và châu lục khác nhau.

3. Đặc điểm của Freight Forwarder

Hiện Freight Forwarder có 3 đặc điểm chính:

– Forwarder được xem là trung gian kết nối giữa các đơn vị vận tải với doanh nghiệp, cá nhân xuất nhập khẩu với mục đích đáp ứng nhu cầu vận chuyển nguyên vật liệu, hàng hóa.

– Forwarder giúp khách hàng tìm ra các phương thức, giải pháp để tiết kiệm chi phí cho đơn vị xuất nhập khẩu. Đồng thời, Forwarder sẽ sắp xếp các lô hàng để đóng ghép, giúp giảm thiểu chi phí vận chuyển.

– Forwarder có hệ thống hỗ trợ rộng rãi, điều này giúp khách hàng vận chuyển hàng hóa được nhanh chóng và thuận tiện hơn.

4. Sự khác nhau giữa Logistics và Freight Forwarding

Logistics chịu trách nhiệm vận tải hàng hóa đến các cảng quốc tế đa quốc gia dưới nhiều hình thức vận chuyển hàng không, đường thủy,… bao gồm giao đến tận kho người nhận. Bên cạnh đó, Logistics còn hỗ trợ các vấn đề về bảo hiểm hàng hóa, gửi hàng mẫu và hỗ trợ thực hiện các chứng từ quốc tế từ đơn hàng LCL (Less than Container Load) đến FCL (Full container load).

Freight Forwarding đóng vai trò là cầu nối giữa những khách hàng nhỏ lẻ với hãng tàu. Forwarder có thể thu nhiều hàng nhỏ và đóng thành một container hàng, do đó, họ dễ dàng lấy được giá tốt cho khách hàng giúp tiết kiệm chi phí và lựa chọn được hãng tàu thuận tiện. Về vấn đề thông quan, Forwarder có thể hoàn tất hồ sơ thông quan và nộp thuế xuất nhập khẩu thay chủ hàng, hỗ trợ các chứng từ liên quan như vận đơn (B/L), giấy phép xuất nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O).

Do sự tương đương về nhiệm vụ và trách nhiệm nên nhiều người bị nhầm lẫn giữa Logistics và Freight Forwarding. Logistics rộng lớn hơn Forwarder và chịu trách nhiệm nhiều quy trình hơn Forwarder. Logistics bao gồm một chuỗi các hoạt động đóng gói, lưu trữ hàng hóa, lưu thông kho bãi, vận chuyển hàng hóa,…

Tìm việc làm, tuyển dụng nhân viên mua hàng có thể bạn quan tâm:

– Nhân viên ngành hàng Gia Dụng

– Chuyên viên Mua Hàng Gia Dụng Điện Máy

– Trưởng nhóm Phát triển Online Ngành Hàng Gia Dụng

II. Tầm quan trọng của Freight Forwarder

Freight Forwarder có vai trò vô cùng quan trọng, dễ dàng nhận thấy là có vai trò trong việc vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp nhỏ, hàng hóa thường không đủ số lượng yêu cầu, họ sẽ rất khó để tiếp cận với hãng tàu, vì thế mà Freight Forwarder sẽ là cầu nối cho doanh nghiệp và các hãng vận tải lớn.

Bên cạnh đó, với mối quan hệ rộng rãi, Freight Forwarder giúp tìm kiếm và tư vấn những tuyến đường vận chuyển và hãng tàu vận chuyển tốt, giá phù hợp và dễ dàng ghép với những doanh nghiệp khác cùng điểm đến để đủ số lượng yêu cầu của hãng tàu. Các vấn đề về giấy tờ, thủ tục hải quan cũng được giải quyết nhanh chóng bởi Freight Forwarder.

Nói tóm lại, việc thuê Freight Forwarder sẽ đem lại cho các doanh nghiệp 2 lợi ích chi tiết như:

– Tiết kiệm chi phí: Bởi vì Forwarder có mối quan hệ rộng rãi với các đơn vị vận tải, cảng,… Do đó, họ có thể sắp xếp và giải quyết mọi vấn đề một cách dễ dàng, nhanh chóng.

– Tiết kiệm thời gian, công sức: Forwarder sẽ tìm kiếm được các tuyến đường vận chuyển nhanh nhất, tốt nhất. Họ sẽ tư vấn các hãng vận tải thích hợp nhất với từng doanh nghiệp khác nhau. Bên cạnh đó, họ còn sắp xếp các lô hàng để vận chuyển tới vị trí đích. Việc làm này sẽ giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức.

III. Ưu nhược điểm của Freight Forwarder

1. Ưu điểm

Vì làm việc với một khối lượng lớn hàng hóa và mật độ làm việc thường xuyên với các hãng tàu nên Freight Forwarder sẽ được nhận một mức giá ưu đãi hơn từ hãng tàu. Và điều này sẽ là một sự lựa chọn tốt, tiết kiệm chi phí cho những công ty nhỏ không có số lượng hàng hóa lớn nhưng vẫn có thể tiết kiệm được chi phí.

Với những công ty có kinh nghiệm lâu năm, hàng hóa có thể được cam đoan được giao đúng lúc. Có thể tại những công ty đó, chi phí doanh nghiệp phải trả cao hơn nhưng chất lượng, thời gian giao hàng sẽ được đảm bảo và thậm chí là dịch vụ của họ cũng được đánh giá cao. Nên trước khi chọn một freight forwarder, doanh nghiệp cần phải tham khảo nhiều bên để lựa chọn.

Khi giao hàng quốc tế sẽ nảy sinh rất nhiều vấn đề về giấy tờ pháp lý, gây ảnh hưởng đến hàng hóa phải lưu kho và phát sinh chi phí. Với những công ty dày dặn kinh nghiệm, họ sẽ hoàn thành và đảm bảo được những giấy tờ xuất khẩu để đảm bảo được quá trình vận chuyển hàng hóa được diễn ra suôn sẻ.

2. Nhược điểm

Trong xuất nhập khẩu có hình thức ủy thác, khi doanh nghiệp chưa đủ điều kiện hoặc chưa đầy đủ giấy tờ sẽ nhờ công ty Forwarder đứng ra đại diện để nhập hoặc xuất hàng. Và tất nhiên, việc giao toàn bộ số hàng với giá trị hàng trăm triệu hoặc hàng tỉ đồng cho một công ty khác, không có gì là hoàn toàn chắc chắn.

Là một công ty dịch vụ, nên việc họ thu thêm phí dịch vụ là vấn đề bình thường. Bạn sẽ không thể biết được khoản chi phí đã được cộng vào dịch vụ là bao nhiêu ở những công ty Freight Forwarder. Bạn có thể tìm hiểu chi phí cho những thủ tục và cước vận chuyển nếu được thực hiện trực tiếp để nắm được giá thị trường.

IV. Các hình thức dịch vụ của Freight Forwarder

Trong mọi lĩnh vực, các vấn đề của các doanh nghiệp nhỏ hoặc mới bắt đầu sẽ không còn là vấn đề vì sự xuất hiện của những công ty dịch vụ. Ngành xuất nhập khẩu cũng thể, Freight Forwarder không chỉ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa mà còn cung cấp nhiều dịch vụ hỗ trợ khác. Có thể thấy khi hàng hóa được vận chuyển đến các cảng biển hay cảng hàng không sẽ phải làm thủ tục hải quan cho hàng hóa. Freight Forwarder sẽ hỗ trợ doanh nghiệp hoàn tất những hồ sơ thông quan, nộp thuế xuất nhập khẩu và những chứng từ liên quan để hàng được lên tàu hoặc được lấy hàng ra.

Hiện Forwarder cung cấp các dịch vụ phổ biến như:

– Thông quan: đơn vị Forwarder sẽ giúp các doanh nghiệp thực hiện hết tất cả các hồ sơ, thủ tục. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ nộp các thuế xuất nhập khẩu thay các doanh nghiệp.

– Dịch vụ giải quyết các vấn đề về chứng từ: xử lý các chứng từ có liên quan như vận đơn, giấy phép xuất nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ, nguồn gốc,…

– Vận tải biên giới, vận tải nội địa

– Quản lý các hoạt động logistics, tồn kho và chuỗi cung ứng.

Ngoài việc cung cấp các dịch vụ đã kể trên, đơn vị Forwarder còn là nơi cung cấp các thông tin về thương mại quốc tế. Họ sẽ là người tư vấn, hỗ trợ cho khách hàng vào lĩnh vực ngoại thương.

V. Một số tiêu chí để lựa chọn Freight Forwarder

Khi đã liệt kê được những danh sách Forwarder, bạn cần chọn ra cho mình một forwarder phù hợp và có thể hỗ trợ triệt để những vấn đề giúp doanh nghiệp dựa vào những tiêu chí kinh nghiệm, dịch vụ, chi phí. Dựa vào loại hàng hóa và các tuyến vận chuyển, một số tuyến vận chuyển sẽ có những đòi hỏi và yêu cầu rất khó ví dụ những tuyến châu u và hàng đông lạnh. Bên cạnh đó, bạn phải xem xét về dịch vụ cung cấp của công ty, họ có cam kết thông báo thời gian theo dõi hàng hóa và khả năng giải quyết những vấn đề xảy ra trong quá trình vận chuyển không. Và điều quan trọng không kém đó là chi phí mà bên Freight Forwarder tính toán có hợp lý với thị trường hay không.

VI. Cơ hội việc làm ngành Freight Forwarder

Hiện nay, với nhu cầu giao thương quốc tế ngày càng cao, các công ty dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều, cơ hội cho những bạn sinh viên theo nghề forwarding là rất cao. Bên cạnh đó, vì là môi trường làm việc cho việc đi hàng quốc tế, trách nhiệm và những kỹ năng cần thiết là yếu tố quan trọng nên mức lương của họ cũng không kém phần hấp dẫn.

– Sale Forwarder: Những nhân viên bán dịch vụ và cước vận chuyển sẽ có trách nhiệm liên lạc với khách hàng mới thông qua điện thoại hoặc email hay các trang mạng xã hội để chào bán dịch vụ của công ty. Sale Forwarder được đào tạo những kiến thức về xuất nhập khẩu để tư vấn, báo giá và chốt sale với khách hàng.

– Customer Service: Công việc chủ yếu của nhân viên chăm sóc khách hàng là liên lạc với những khách hàng cũ để hỗ trợ giải đáp thắc mắc, chăm sóc khách hàng. Đôi khi customer service sẽ làm công việc tư vấn và chốt sale với những khách hàng chủ động tìm đến công ty.

– Documentation/ Document Staff: Nhân viên chứng từ có trách nhiệm soạn các bộ chứng từ để thực hiện thủ tục hành chính và thông quan các yêu cầu của khách hàng hoặc các bộ phận khác. Họ sẽ liên hệ với hãng tàu để đặt lịch và soạn thảo các hóa đơn, C/O,…

– Operation Staff: Còn được gọi tắt là Ops – là nhân viên chịu trách nhiệm giao nhận và hiện trường. Công việc này đòi hỏi sức khỏe tốt và không ngại vấn đề đi lại thường xuyên. Họ thường phải đi lại các cơ quan để thực hiện thủ tục, giấy tờ và khai báo hải quan cho khách hàng.

– Customs Clearance: Vị trí này đòi hỏi bạn phải có kiến thức vững chắc về thủ tục hải quan vì đối tượng làm việc thường xuyên là các giấy tờ xuất nhập khẩu. Customs Clearance sẽ chuẩn bị, kiểm tra và thực hiện các tài liệu, tờ khai hải quan để nộp cho bên phía hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa nhập hoặc xuất.

– Trucking Operation: Nhân viên quản lý vận tải đường bộ có trách nhiệm thực hiện các công tác về quản lý và điều hành việc vận chuyển đường bộ. Quy trình này hỗ trợ cho việc lấy hàng tại kho của khách và vận chuyển đến cảng.

VII. Top những công ty đứng đầu về Freight Forwarder

Dưới đây là 10 công ty đứng đầu về cung cấp các dịch vụ Forwarder trên toàn thế giới.

– DHL Supply Chain & Global Forwarding: đây là công ty đứng đầu trong top những công ty cung cấp dịch vụ Forwarder. Công ty này có tổng thu nhập là 28,453 triệu USD, vận tải đường biển là 2,862,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 1,667,000 Metric Tons.

– Kuehne + Nagel: công ty có tổng thu nhập là 25,787 triệu USD, vận tải đường biển là 4,529,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 1,094,000 Metric Tons.

– DB Schenker: công ty có tổng thu nhập là 25,787 triệu USD, vận tải đường biển là 4,529,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 1,094,000 Metric Tons.

– DSV Panalpina: công ty có tổng thu nhập là 18,269 triệu USD, vận tải đường biển là 2,204,902 TEUs và vận tải đường hàng không là 1,272,405 Metric Tons.

– Sinotrans: công ty có tổng thu nhập là 12,174 triệu USD, vận tải đường biển là 3,750,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 532,300 Metric Tons.

– Expeditors: công ty có tổng thu nhập là 10,116 triệu USD, vận tải đường biển là 1,091,380 TEUs và vận tải đường hàng không là 926,730 Metric Tons.

– Nippon Express: công ty có tổng thu nhập là 19,347 triệu USD, vận tải đường biển là 660,152 TEUs và vận tải đường hàng không là 720,115 Metric Tons.

– CEVA Logistics: công ty có tổng thu nhập là 7,416 triệu USD, vận tải đường biển là 1,081,100 TEUs và vận tải đường hàng không là 363,300 Metric Tons.

– C.H. Robinson: công ty có tổng thu nhập là 15,490 triệu USD, vận tải đường biển là 1,200,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 225,000 Metric Tons.

– UPS Supply Chain Solutions: công ty có tổng thu nhập là 11,048 triệu USD, vận tải đường biển là 620,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 988,880 Metric Tons.

– Kerry Logistics: công ty có tổng thu nhập là 6,867 triệu USD, vận tải đường biển là 1,019,924 TEUs và vận tải đường hàng không là 493,903 Metric Tons.

– GEODIS: công ty có tổng thu nhập là 9,135 triệu USD, vận tải đường biển là 866,631 TEUs và vận tải đường hàng không là 290,506 Metric Tons.

– Bolloré Logistics: công ty có tổng thu nhập là 5,265 triệu USD, vận tải đường biển là 761,000 TEUs và vận tải đường hàng không là 574,000 Metric Tons.

Xem thêm:

>> Nhân viên kho làm những gì? Mô tả công việc và mức lương hiện tại

>> Mã SKU là gì? Tầm quan trọng của mã SKU trong quản trị kho hàng

>> Cách viết kinh nghiệm làm việc trong CV chinh phục nhà tuyển dụng

Hy vọng bài viết mang lại đầy đủ những kiến thức bổ ích về Freight Forwarder và vai trò của Freight Forwarder trong ngành xuất nhập khẩu cho mọi người. Hãy để lại ý kiến góp ý và chia sẻ bài viết này đến với nhiều người hơn bạn nhé!

Nguồn tham khảo: https://en.wikipedia.org/wiki/Freight_forwarder