Với một số khối u ác tính trên cơ thể, các bác sĩ không thể thực hiện các biện pháp điều trị thông thường. Thay vào đó, họ sẽ sử dụng các loại sóng có tác động mạnh và đem lại hiệu quả điều trị cao. Hiện nay phương pháp đốt sóng cao tần dần được sử dụng rộng rãi trong y học, vậy RFA là gì?
17/10/2020 | RFA – Lựa chọn số 1 trong điều trị suy giãn tĩnh mạch không đau, ra viện ngay16/09/2020 | Chuyên gia chia sẻ kỹ thuật phát hiện sớm và chính xác tổn thương bệnh lý và khối u28/07/2020 | Tuyến giáp TIRADS 4 và kỹ thuật đốt sóng cao tần trong điều trị khối u
1. Phương pháp RFA
Chắc hẳn rất nhiều bạn chưa từng nghe thấy cụm từ RFA và không biết chúng được sử dụng với mục đích gì? Trên thực tế, RFA là tên viết tắt của phương pháp đốt sóng cao tần, cụ thể khi áp dụng chúng các khối u trên cơ thể bạn sẽ bị phá hủy. Nguyên nhân là do các ion trong mô chịu tác động của dòng điện xoay chiều tần số cao, chúng gây ra hiện tượng ma sát và tạo nhiệt để phá hủy khối u.
RFA là phương pháp điều trị khá mới và hiện đại
Thông thường, khi sử dụng phương pháp trên vào quá trình điều trị, ở trung tâm của khối u, người ta sẽ đặt một điện cực, đồng thời giữ nhiệt độ phá hủy trong khoảng 60 – 100 độ C. Dần dần, dưới tác động của dòng điện, các tế sẽ trở nên mất nước, khối u bị ảnh hưởng và giảm thể tích đáng kể.
Bên cạnh thắc mắc RFA là gì, mọi người cũng quan tâm không biết phương pháp điều trị này thường áp dụng trong những trường hợp nào? Trên thực tế, hình thức đốt sóng cao tần khá phù hợp, đem lại hiệu quả cao trong quá trình chữa trị bệnh u tuyến giáp, u gan hoặc là u sợi tuyến vú.
Nếu không may mắc phải những căn bệnh kể trên, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ, nghiên cứu thật kỹ và tiến hành điều trị bằng phương pháp đốt sóng cao tần.
Rất nhiều bạn thắc mắc không biết RFA là gì?
2. Ưu điểm nổi bật của phương pháp RFA
Tiếp cận với phương pháp điều trị khá mới, nhiều bệnh nhân tỏ ra lo lắng không biết chúng có thực sự đem lại hiệu quả và đảm bảo sự an toàn hay không? Để giải đáp thắc mắc này, chúng tôi sẽ nêu ra những ưu điểm nổi bật của phương pháp đốt sóng cao tần.
Nhìn chung, nếu điều trị bệnh bằng RFA, bệnh nhân không cần thiết phải gây mê toàn thân giống như khi phẫu thuật. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ, đồng thời hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ hoặc bị chảy máu. Trong suốt quá trình thực hiện, bệnh nhân vẫn có thể giao tiếp bình thường, rất tỉnh táo. Điều này đảm bảo sự an toàn đối với sức khỏe bệnh nhân.
Sau khi đốt sóng cao tần, bệnh nhân sẽ không có vết sẹo xấu xí trên da
Khi tìm hiểu RFA là gì, chắc hẳn nhiều bạn cũng biết trong quá trình đốt, bác sĩ chỉ sử dụng đầu kim với kích thước cực kỳ nhỏ. Nhờ vậy, bạn sẽ không thấy bất cứ vết sẹo nào xuất hiện. Không thể phủ nhận rằng hình thức trên có tính thẩm mỹ rất cao.
Một trong những ưu điểm nổi bật đó là tiết kiệm được nhiều thời gian. Nếu như phẫu thuật, bệnh nhân sẽ trải qua ca mổ kéo dài trong vài tiếng đồng hồ. Trong khi đó, khi điều trị bằng RFA, bạn chỉ mất khoảng 15 – 30 phút, sau đó bệnh nhân được về nhà và tự theo dõi. Thực sự điều này khá tiện, tiết kiệm được nhiều thời gian cũng như không phải nhờ tới người khác chăm sóc mình tại bệnh viện.
Đặc biệt, với bệnh nhân điều trị tuyến giáp, phần lành được bảo tồn tối đa, nhờ vậy bạn sẽ không phải sử dụng thuốc sau quá trình điều trị.
3. Một số tồn tại của phương pháp RFA
Chắc chắn mỗi phương pháp điều trị bệnh vẫn tồn tại một vài điểm khiến bệnh nhân chưa thực sự hài lòng. Hình thức đốt sóng cao tần cũng không phải ngoại lệ.
Sau khi giải đáp RFA là gì, bạn đã nắm được đây là hình thức điều trị khá mới hiện nay. Cho nên, các trang thiết bị, máy móc được sử dụng phục vụ quá trình điều trị khá phức tạp, đòi hỏi tính hiện đại và kỹ thuật cao. Chính vì thế, không phải cơ sở y tế nào cũng có thể sắm hệ thống trang thiết bị này.
Phương pháp này đòi hỏi máy móc hiện đại và các bác sĩ chuyên môn cao
Bên cạnh đó, để điều trị hiệu quả, bác sĩ thực hiện phải là những người có chuyên môn và tay nghề cao. Như vậy, chi phí đào tạo cho đội ngũ y bác sĩ không hề thấp và mất rất nhiều thời gian.
4. Tìm hiểu về quy trình đốt sóng cao tần nói chung
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chúng ta không thể bỏ qua việc tìm hiểu, nghiên cứu quy trình đốt sóng cao tần nói chung. Để chọc mũi kim đúng vào vị trí khối u cần được đốt, các bác sĩ phải dựa vào chỉ dẫn của siêu âm.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân sẽ được gây tê ở vùng điều trị, nhờ vậy họ hoàn toàn tỉnh táo. Đồng thời mũi kim khá nhỏ cho nên không cần thiết rạch da, gây tổn hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới bệnh nhân.
Nhìn chung, các bác sĩ sẽ trò chuyện với người bệnh trong cả quá trình đốt sóng cao tần, nếu như dây thần kinh gặp biến chứng, họ có thể phát hiện và xử lý kịp thời. Hầu như, mọi người đều không có cảm giác đau đớn khi điều trị bằng RFA, vì vậy bạn hãy yên tâm về độ an toàn nhé!
5. Bệnh nhân có cần theo dõi và tái khám hay không?
Bên cạnh thắc mắc RFA là gì, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi sau khi điều trị, bệnh nhân có cần theo dõi và tái khám định kỳ hay không? Câu trả lời là có, dù chữa bệnh bằng bất cứ phương pháp nào, chúng ta cũng không thể bỏ qua việc theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu có vấn đề gì xảy ra, các bác sĩ sẽ phát hiện và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm đe dọa tới sức khỏe.
Sau khi điều trị, bệnh nhân nên theo dõi và tái khám đều đặn
Bởi vì phương pháp RFA không cần rạch da hay gây mê sâu cho nên việc theo dõi, tái khám không quá phức tạp. Sau khi điều trị, bệnh nhân được yêu cầu ở lại bệnh viện theo dõi trong vòng 30 phút – 1 tiếng đồng hồ. Tại nhà, họ có thể sinh hoạt bình thường mà không phải kiêng khem bất cứ thứ gì.
Trong vòng 12 tháng sau khi đốt sóng cao tần, chúng ta cần đi khám định kỳ để theo dõi tốc độ giảm thể tích của khối u. Thông thường, bạn sẽ được tiến hành siêu âm kiểm tra, có doppler màu, làm một số xét nghiệm có liên quan.
Hy vọng rằng sau bài viết này, các bạn đã phần nào giải đáp thắc mắc RFA là gì và phương pháp này điều trị cho những bệnh như thế nào? Trước khi điều trị, chúng ta cần nghiên cứu thật kỹ để đảm bảo tính hiệu quả và độ an toàn. Đặc biệt, bệnh nhân không được chủ quan, bỏ qua việc theo dõi sức khỏe sau điều trị.