Chứng chỉ TCF, lịch thi và những điều cần biết

Tcf là gì

(VFE) Sở hữu một chứng chỉ tiếng Pháp là một yêu cầu bắt buộc đối với các bạn học sinh, sinh viên muốn theo đuổi ước mơ du học Pháp. Bên cạnh DELF/DALF, TCF cũng là một chứng chỉ được TẤT CẢ các trường đại học tại Pháp công nhận và áp dụng để đánh giá trình độ ngoại ngữ của sinh viên quốc tế tới Pháp du học. Trong bài viết dưới đây, VFE sẽ tổng hợp lại các thông tin cần chú ý về bài thi TCF và một số bí kíp làm bài thi để các bạn có thể nâng cao chất lượng bài thi của mình nhé!

1. TCF LÀ GÌ?

Chứng chỉ TCF (Test de Connaissance Français) là bài kiểm tra trình độ tiếng Pháp chung của Bộ Giáo dục Pháp, dùng để đánh giá trình độ ngôn ngữ của các học sinh, sinh viên có ý định du học tại nước này. Bằng TCF chứng nhận trình độ tiếng Pháp phổ thông của bạn vào một thời điểm nhất định. Khác với chứng chỉ DELF/DALF có thời hạn giá trị mãi mãi, chứng chỉ TCF chỉ có giá trị trong vòng 2 năm. Tuy nhiên, trong các bộ hồ sơ du học Pháp, chứng chỉ TCF là gần như bắt buộc nếu như bạn không thuộc diện được miễn TCF (ngay kể cả khi bạn có DELF A2, B1).

  • TCF TP (TP: Tout Public): Chứng chỉ dành cho các bạn sinh viên nước ngoài muốn đăng ký theo học chương trình Cử nhân, Thạc sĩ hay Tiến sĩ. Đồng thời, dành cho sinh viên các trường Thương mại, chuyên ngành Kĩ sư, BTS.
  • TCF IRN (Intégration – Résidence – Nationalité): Chứng chỉ dành cho bất kì người nước ngoài trên 16 tuổi nào muốn xác nhận trình độ tiếng Pháp để xin nhập quốc tịch Pháp; yêu cầu thẻ cư trú dài hạn hay xác nhận trình độ A1 theo quy trình OFII
  • TCF Canada: Chứng chỉ dành cho người từ 16 tuổi trở lên muốn bổ sung hồ sơ nhập tịch Canada
  • TCF Québec: Chứng chỉ dành cho người từ 16 tuổi trở lên muốn nộp hồ sơ nhập cư đến Bộ Xuất nhập cảnh, Pháp hóa và Hội nhập (MIFI) tại Québec

Lưu ý: Từ tháng 10/2020, chỉ duy nhất kì thi TCF TP được tổ chức bởi Campus France. Tuy bài thi TCF TP có phần thi Viết không bắt buộc, nhưng đối với một số chương trình học, bạn buộc phải thi TCF TP và bắt buộc làm bài thi viết, cần kiểm tra kĩ điều kiện của chương trình trước khi thi.

Xem thêm: Bài thi DELF/DALF và những thay đổi về cấu trúc

2. CẤU TRÚC BÀI THI TCF

PHẦN 1: NGHE HIỂU, CẤU TRÚC NGÔN NGỮ, ĐỌC HIỂU – 1,5 TIẾNG

  • Nghe hiểu: 29 câu hỏi trắc nghiệm (4 đáp án và chỉ chọn 1 câu trả lời duy nhất) – 25 phút.
  • Ngữ pháp: 18 câu hỏi trắc nghiệm (4 đáp án và chỉ chọn 1 câu trả lời duy nhất) – 15 phút
  • Đọc hiểu: 29 câu hỏi trắc nghiệm (4 đáp án và chỉ chọn 1 câu trả lời duy nhất) – 45 phút

PHẦN 2: VIẾT – 1 TIẾNG

  • 1 tiếng (đối với hình thức TCF TP) (bài thi viết là bắt buộc với thí sinh chuẩn bị Hồ sơ Du học Pháp)
  • 1,5 tiếng (đối với hình thức TCF DAP) (kì thi này không còn được tổ chức từ tháng 8/2020).

PHẦN 3: NÓI – 12 PHÚT

Phần thi này không bắt buộc.

Với bài thi TCF, bạn không thể thi trượt bởi đây là một bài thi để đánh giá trình độ: mọi thí sinh sẽ nhận được một giấy chứng nhận kết quả và được xếp loại theo sáu bậc (từ A1 đến C2) theo quy định về trình độ của Hội đồng Châu Âu (Quy định chung của Liên minh Châu Âu). Các mức điểm của TCF sẽ tương ứng với các bậc A1 đến C2 như sau:

A1 A2 B1 B2 C1 C2 100 – 199 200 – 299 300 – 399 400 – 499 500 – 599 600 – 699

Tùy vào yêu cầu của trường và ngành học mà bạn sẽ phải bắt buộc làm bài thì Viết hay là không. Đối với những bạn đi học bằng tiếng Anh ở Pháp, chứng chỉ tiếng Pháp TCF là không bắt buộc. Tuy nhiên có có trình độ tiếng Pháp A2 là một lợi thế về hồ sơ và để dễ dàng thích nghi với cuộc sống hàng ngày tại Pháp.

3. CÁC TRƯỜNG HỢP ĐƯỢC MIỄN THI CHỨNG CHỈ TCF

  • Sinh viên có bằng DELF B2, hoặc DALF C1 hoặc C2
  • Sinh viên có TEF với kết quả (còn giá trị trong 2 năm) cao hơn 14/20
  • Sinh viên đã tốt nghiệp CFIT
  • Sinh viên có bằng đại học Pháp học bằng tiếng Pháp
  • Sinh viên có bằng tú tài song ngữ
  • Sinh viên hưởng học bổng TRIG / ngân hàng thế giới – Đà Nẵng / Nantes
  • Sinh viên sang Pháp theo học chương trình đào tạo bằng tiếng Anh
  • Sinh viên thuộc chương trình đào tạo trường Paris 11 tại khoa quốc tế, ĐH Quốc gia Hà Nội

Bạn có thể tra cứu thêm các trường hợp được miễn thi TCF và được miễn phỏng vấn tại trang thông tin của Campus France Vietnam bằng cách click tại đây. Như vậy, để biết được bạn cần thi bằng TCF hay bạn có nằm trong diện được miễn thi TCF hay không, thì việc lựa chọn ngành học từ sớm và nghiên cứu các trường mình muốn theo học là việc rất quan trọng!

4. ĐĂNG KÍ THI TCF:

ĐĂNG KÍ TẠI CHỖ

Các bạn có thể đăng kí tại:

  • Viện Pháp Hà Nội: Số 24 Tràng Tiền
  • Viện Pháp TP. Hồ Chí Minh tại Idecaf: 31 Thái Văn Lung, Q.1
  • Viện Pháp tại Huế: Số 1 Lê Hồng Phòng
  • Viện Pháp Đà Nẵng: 33 Trần Phú/46 Bạch Đằng

ĐĂNG KÍ TỪ XA

  • Thanh toán trực tuyến

Xem thêm hướng dẫn đăng kí từ xa chi tiết

Sau khi đăng ký thi theo một trong các cách trên, bạn chờ email xác nhận đăng ký từ trung tâm tổ chức thi TCF (email chung cho toàn bộ thí sinh đăng ký kỳ thi đó) sau khi đóng đăng ký từ 1-3 ngày làm việc. Nếu không nhận được email trong thời hạn trên, bạn vui lòng liên hệ lại trung tâm tổ chức thi để được hỗ trợ.

Trước ngày thi khoảng từ 5-7 ngày, thí sinh sẽ nhận được email Convocation về các thông tin cần thiết cho kỳ thi.

5. TRA CỨU LỊCH THI TCF NĂM 2022

NGÀY THI THỜI GIAN ĐĂNG KÍ HÀ NỘI – L’ESPACE TP. HỒ CHÍ MINH – IDECAF HUẾ – IF HUE ĐÀ NẴNG – IF DANANG 12/01/2022 10/11/2021 – 10/12/2021 8h30-12h 9h-12h30 8h-11h30 8h30-12h 16/02/2022 11/12/2021 – 12/01/2022 8h30-12h 9h-12h30 23/03/2022 13/01/2022 – 16/02/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h30-12h 27/04/2022 17/02/2022 – 23/03/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h-11h30 03/06/2022 24/03/2022 – 27/04/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h-11h30 05/07/2022 28/04/2022 – 03/06/2022 8h30-12h 9h-12h30 09/08/2022 04/06/2022 – 05/07/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h30-12h 13/09/2022 06/07/2022 – 09/08/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h-11h30 8h30-12h 14/10/2022 10/08/2022 – 13/09/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h-11h30 15/11/2022 14/09/2022 – 14/10/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h30-12h 16/12/2022 15/10/2022 – 15/11/2022 8h30-12h 9h-12h30 8h-11h30

Xem thêm: Lịch thi DELF-DALF, lệ phí và cách thức đăng ký

6. CÁC LƯU Ý QUAN TRỌNG KHI THI TCF

Phần thi bắt buộc của bài thi TCF chỉ bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm (QCM) về kĩ năng Nghe và Đọc hiểu. Do vậy, để có thể thành công và đạt được điểm số mong muốn, bên cạnh khả năng của từng thí sinh, kĩ năng làm bài cũng là yếu tố vô cùng quan trọng. Dưới đây, VFE – Vietnam France Exchange sẽ đưa ra một số lời khuyên hữu ích để giúp các bạn chuẩn bị cho kì thi này nhé!

TRƯỚC VÀ TRONG KÌ THI

Các bạn cần nắm rõ được cấu trúc của bài thi, trình tự các kĩ năng, thời gian tối đa cho từng phần thi. Những thông tin này các bạn đều có thể tra cứu trên sổ tay hướng dẫn thí sinh trên trang web của CIEP tại địa chỉ: france-education-international.fr

Cần đọc thật kĩ đầu bài để tránh nhầm lẫn đáng tiếc. Các câu hỏi được sắp xếp theo trình độ từ Dễ đến Khó, các bạn nên trả lời TẤT CẢ các câu hỏi trong đề, và không nên mất thời gian ở các câu khó. Sắp xếp thời gian làm bài hợp lí là kĩ năng quan trọng nhất dẫn đến thành công

Tổng số câu là 76 cho 3 kĩ năng Nghe, Cấu trúc Ngôn ngữ và Đọc hiểu. Tổng thời gian là 1 tiếng 25 phút (thi Viết sẽ tính thời gian riêng).

BÀI THI NGHE: 29 câu – 25 phút

  • Tất cả các bài chỉ được nghe duy nhất MỘT lần. Câu hỏi sẽ không được in sẵn trên đề mà chỉ được đọc trong bài nghe. Do vậy các bạn cần phân biệt các dạng câu hỏi, chú ý nghe các từ để hỏi (qui, que, comment, quel, pourquoi, etc.)
  • Mỗi bài nghe sẽ được báo hiệu bằng tín hiệu âm thanh, thời gian ngắt nghỉ giữa các bài đã được thu sẵn.
  • Do tính chất liên tục của bài thi, các bạn cần rèn luyện sự tập trung cao độ. Ghi chép từ khoá nghe được là rất cần thiết
  • Trong thời gian nghỉ giữa các câu, đọc lướt và tìm từ khoá trong câu trả lời tiếp theo.

BÀI THI CẤU TRÚC NGÔN NGỮ: 18 câu – 15 phút

  • Đây là phần bù điểm cho các phần khác, cần chuẩn bị kiến thức thật tốt.
  • Chỉ có 1 câu trả lời đúng DUY NHẤT, nên khi không hiểu câu hỏi, cần áp dụng phương pháp loại trừ.

BÀI THI ĐỌC HIỂU: 29 câu – 45 phút

  • Khi đọc đề bài, cần ưu tiên đọc câu hỏi trc để có ý tưởng về nội dung bài, giúp việc tìm câu trả lời nhanh hơn.
  • Khi đọc bài, cần nhanh chóng xác định dạng bài, cấu trúc bài, nhặt từ khoá. Đặc biệt chú ý từ nối, để tìm ý trả lời.
  • Không nên mất thời gian vào một bài đọc khó, khi lưỡng lự, nên chuyển sang câu tiếp theo và quay lại trả lời sau.

BÀI THI VIẾT

Thông thường, 3 phần viết của bài thi TCF sẽ được sắp xếp theo thứ tự và yêu cầu chung như sau:

  • Bài viết 1: Thường là dạng bài viết email, thư từ, bưu thiếp, độ dài từ 60 tới 120 từ. Đây là những bài viết đơn giản. Thí sinh chỉ cần đọc kỹ yêu cầu đề bài, làm đúng yêu cầu đặt ra và số từ quy định là đã có điểm viết. Đối với bài viết đầu tiên này, thí sinh cần nắm được “modèle” của một bức thư, courriel, carte postale, etc. Và viết bài một cách đơn giản, đủ ý, tránh viết phức tạp, lan man, dài dòng.
  • Bài viết 2: Bài viết miêu tả, kể chuyện, thường là về một sự kiện, một kỷ niệm, một chuyến đi đáng nhớ đã qua, độ dài 120 tới 150 từ. Các bạn lưu ý đối với bài viết này, cần sắp xếp dàn ý một cách rõ ràng, gãy gọn, có trình tự thời gian, có mở bài kết bài. Ngoài ra, cần chú ý việc lồng ghép cảm xúc của bản thân trong khi kể và nói rõ được lý do em thích hay không thích kỷ niệm, sự kiện, hay lễ hội này.
  • Bài viết 3: Thường thì đối với bài viết số 3, đề thi sẽ đưa ra hai đoạn trích từ báo chí, hai ý kiến khác nhau về một vấn đề cụ thể. Thí sinh được yêu cầu tóm tắt lại hai ý kiến này (40-60 từ) và đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề đó (80-120 từ). Bài viết số 3 đòi hỏi thí sinh phải có kỹ năng tóm tắt, tổng hợp thông tin, có khả năng viết bài dạng nghị luận để bảo vệ ý kiến của bản thân.

MỘT SỐ LƯU Ý VỚI BÀI THI VIẾT TCF

  • Thí sinh cần làm bài viết lần lượt theo thứ tự 1, 2, 3. Tuyệt đối không nhảy cóc thứ tự khi làm bài. Ví dụ, những bài làm bỏ qua bài 1, chỉ làm bài số 2 hoặc 3 sẽ không được tính điểm.
  • Thí sinh không được sử dụng sách tham khảo, từ điển trong suốt quá trình diễn ra bài thi.
  • Dù bạn thi ở đâu thì việc đánh giá và cho điểm bài thi cũng do CIEP phụ trách, mỗi bài thi sẽ được chấm hai lần đề phòng sai sót xảy ra trong quá trình chấm thi.
  • Thời gian cho phần viết TCF: 60 phút.
  • Thí sinh lưu ý tới giới hạn số từ phải viết đối với mỗi bài.
  • Cách tính số từ: mỗi tập hợp ký tự cách nhau bởi khoảng trắng được coi là 1 từ. Ví dụ:C’est-à-dire = 1 từun bon voyage = 3 từje ne l’ai pas vu = 5 từ

7. TỰ ÔN THI TCF TẠI NHÀ

Tự ôn TCF không phải là một phương án tối ưu, nhưng sẽ là một phương án tiết kiệm đối với những bạn đang gặp khó khăn trong vấn đề tài chính. Thứ nhất, bạn có thể ôn luyện thi TCF qua trang web TV5MONDE bằng cách click vào đây.

Các bạn có thể luyện tập các dạng đề qua từng năm, cũng như làm bài kiểm tra thử. Điểm sẽ được chấm tự động và quy đổi ra trình độ. Các bạn cũng có thể xem lại các câu sai và đáp án để rút kinh nghiệm cho những lần kiểm tra sau.

Ngoài ra, bạn có thể tìm thêm các tài liệu trong kho sách và cẩm nang của VFE tại đây.

Xem thêm: Must-know French: Học 4000 từ vựng cần thiết trong tiếng Pháp chỉ với một cuốn sách

8. ĐĂNG KÝ THI THỬ TCF

Nhằm giúp các bạn học sinh, sinh viên xác định khả năng, trình độ tiếng Pháp hiện tại của mình, làm quen với dạng đề thi TCF các trình độ để thêm tự tin, vững vàng tâm lý trong mọi kì thi, VFE tổ chức một kì thi thử-như-thật với cách thức tổ chức chuyên nghiệp và quy mô. Buổi thi thử tại VFE được tổ chức nghiêm túc như các cuộc thi chính thức với ban giám khảo có chuyên môn.

CÁCH THỨC ĐĂNG KÝ THI THỬ TCF TẠI VFE

Ngoài ra, bạn có thể truy cập và theo dõi Facebook của VFE – Vietnam France Exchange, hàng ngày VFE sẽ đăng rất nhiều các kiến thức quan trọng, các clip thú vị bằng tiếng Pháp, giúp cho việc học tiếng Pháp của bạn trở nên nhẹ nhàng và vui vẻ hơn, rất nhiều nhận định cho thấy: việc học tiếng Pháp kết hợp với các ấn phẩm trên Fanpage của VFE đem lại hiệu quả học tiếng Pháp cao hơn rất nhiều so với việc học thông thường.

Chúc các bạn may mắn trong các kì thi TCF sắp tới và nhận được kết quả như ý nhé!

Xem thêm: Du học Pháp và những điều cần biết

Đăng ký và nhận tư vấn miễn phí từ VFE

CHÍNH SÁCH BẢO MẬT