Mô hình SMART đóng vai trò quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp đạt được năng suất và hiệu quả cao trong các chiến dịch marketing. Vậy SMART là gì? Cách xác định mục tiêu dựa theo nguyên tắc SMART như thế nào? Hãy đọc ngay bài viết dưới đây của FASTDO để được giải đáp nhé!
>>> ĐỌC THÊM CÁC BÀI VIẾT KHÁC:
- OKR là gì? Cách áp dụng công cụ OKRs trong doanh nghiệp
- KPI và OKRs: So sánh sự khác biệt giữa hai chỉ tiêu đo lường
- 5 cấp độ lãnh đạo của John Maxwell để trở thành Leader vĩ đại
- Quản lý tiến độ dự án là gì? 6 bước quản lý tiến độ hiệu quả
1. Mô hình SMART là gì?
SMART là một mô hình giúp doanh nghiệp hay các chuyên gia marketing thiết lập và đánh giá tính cụ thể về mức độ khả thi và tính hợp lý của các mục tiêu trong kế hoạch Marketing. Ngoài ra, mô hình này còn giúp các doanh nghiệp xác định được mục tiêu marketing phù hợp với chiến lược kinh doanh theo từng thời điểm khác nhau.
SMART sẽ đánh giá các mục tiêu marketing dựa trên 5 tiêu chí sau:
- S – Specific (Tính cụ thể)
- M – Measurable (Đo lường được)
- A – Actionable (Tính Khả thi)
- R – Relevant (Sự Liên quan)
- T – Time-Bound (Thời hạn đạt được mục tiêu)
>>> ĐỌC NGAY: Phân khúc thị trường là gì? 6 lưu ý để thực hiện hiệu quả
2. Vì sao nên áp dụng mô hình SMART trong Marketing?
Doanh nghiệp nên áp dụng SMART trong Marketing vì mô hình này đem đến nhiều lợi ích như:
2.1 Cụ thể hóa mục tiêu
Sau khi kết thúc một quý, các nhà quản lý và đội ngũ nhân viên sẽ bắt đầu xây dựng những mục tiêu mới cho quý tiếp theo. Nhiều doanh nghiệp sẽ hào hứng đặt ra những mục tiêu vĩ mô và tham vọng lớn. Tuy nhiên, hầu hết những mục tiêu đó vẫn còn mơ hồ, không có tính khả thi trong thực tế.
Mô hình SMART sẽ giúp các doanh nghiệp cụ thể hóa mục tiêu của mình bằng những chỉ số đo lường cụ thể. Qua đó, mục tiêu của doanh nghiệp sẽ hiện ra trên một bức tranh cụ thể và rõ ràng.
>>> ĐỌC THÊM: 10 cơ cấu tổ chức trong doanh nghiệp (So sánh chi tiết)
2.2 Tăng độ phù hợp, chính xác của mục tiêu
Bạn quan tâm đến các bộ biểu mẫu OKRs bao gồm: quy trình áp dụng vào Doanh nghiệp, form check-in OKRs, timeline áp dụng OKRs,… Nhận bộ biểu mẫu OKRs miễn phí ngay bên dưới.
Nhận Biểu Mẫu OKRs
Khi áp dụng thành công nguyên tắc SMART, nhà quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu không phù hợp với quá trình phát triển của doanh nghiệp. Qua đó, doanh nghiệp sẽ có một định hướng phát triển hiệu quả hơn với các mục tiêu đã được xác định.
>>> ĐỌC THÊM: Năng suất là gì? 2 Tiêu chí đánh giá năng suất hiệu quả
2.3 Cải thiện tính đo lường của mục tiêu
Ngoài những lợi ích trên, SMART còn giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu. Nhờ đó, ngay từ khi thiết lập mục tiêu, SMART sẽ giúp nhà quản trị xác định được kết quả và mức độ hoàn thành công việc mà đội ngũ nhân viên cần đạt được.
>>> ĐỌC NGAY: Tháp nhu cầu Maslow là gì? Cách vận dụng trong quản trị
2.4 Phù hợp với mục tiêu công ty
Yếu tố Relevant (liên quan) của SMART sẽ giúp liên kết những mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Sự liên kết này sẽ là cầu nối gắn kết giúp doanh nghiệp gia tăng sức mạnh tập thể khi đối diện với khó khăn.
>>> ĐỌC NGAY: Horenso là gì? Nguyên tắc áp dụng phương pháp Horenso
2.5 Gia tăng hiệu suất làm việc của nhân viên
SMART sẽ giúp nhân viên có định hướng rõ ràng trong quá trình làm việc để hướng tới một mục tiêu cụ thể hơn. Ngoài ra, các kết quả làm việc của nhân viên sẽ được đo lường và đánh giá chính xác khi nhà quản trị áp dụng SMART.
>>> XEM NGAY: Work From Home là gì? Những gợi ý để WFH hiệu quả
3. Hướng dẫn xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART
Quy trình xác định mục tiêu theo nguyên tắc SMART sẽ được thực hiện dựa trên 5 yếu tố sau đây:
3.1 Specific: Cụ thể, dễ hiểu
Các mục tiêu được đề ra càng chi tiết và cụ thể bao nhiêu thì doanh nghiệp sẽ càng dễ nắm bắt và đo lường mức độ khả thi của các hoạt động. Ngược lại, nếu bạn chỉ tóm gọn mục tiêu trong những lời lẽ chung chung thì sẽ rất khó để đo lường mức độ khả thi và thực tế những công việc đã làm có đúng định hướng với kế hoạch hay không.
>>> ĐỌC NGAY: Trí tuệ cảm xúc – Yếu tố nâng tầm sự thành công
3.2 Measurable: Đo lường được
Những mục tiêu trong công việc cần gắn liền với những con số cụ thể. Việc xây dựng mục tiêu theo tiêu chí Measurable của SMART sẽ thể hiện tham vọng của bạn. Khi đặt mục tiêu công việc, bạn cần xác định bản thân có thể hoàn thành hay không. Sau khi hoàn thành mục tiêu, bạn hãy đo lường mức độ hiệu quả để đánh giá kết quả dựa trên những con số thực tế.
>>> BỎ TÚI NGAY: 10 Cách để có giọng nói hay thuyết phục người nghe
3.3 Atainable: Tính khả thi
Tính khả thi là tiêu chí quan trọng khi đặt ra mục tiêu theo nguyên tắc SMART. Vì vậy, bạn cần cân nhắc đến khả năng hoàn thành mục tiêu đó có khả thi hay không. Việc xác định tính khả thi của mục tiêu cũng sẽ là động lực để bạn cố gắng và thách thức giới hạn bản thân.
>>> ĐỌC NGAY: Phương pháp Pomodoro giúp tập trung, làm việc hiệu quả cao
3.4 Realistic: Tính thực tế
Bạn nên xác định mục tiêu cá nhân liên quan đến định hướng phát triển trong công việc, lĩnh vực đang làm và phù hợp với sự phát triển chung của công ty. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xem tính các mục tiêu có đáp ứng được các vấn đề mà bản thân phải đối mặt hay không trước khi tiến hành thực hiện.
>>> ĐỌC THÊM: Cách vẽ sơ đồ tổ chức công ty như thế nào? Tổng hợp mẫu sơ đồ cơ cấu tổ chức đơn giản
3.5 Time bound: Thiết lập thời gian
Việc áp đặt thời gian hoàn thành mục tiêu sẽ gây áp lực đến mỗi cá nhân phải hoàn thành đúng deadline của công việc. Hơn thế nữa, việc thiết lập thời gian deadline công việc sẽ tạo tính kỷ luật và nâng cao năng suất công việc của nhân viên.
>>> ĐỌC NGAY: Định luật Parkinson: Mô hình nén thời gian, nâng cao hiệu suất
4. Ví dụ về việc thiết lập mục tiêu Marketing theo quy tắc SMART
Ví dụ về trường hợp doanh nghiệp thiết lập mục tiêu số lượng người dùng đăng ký email theo quy tắc SMART:
- Mục tiêu: Trong 3 tháng, số lượng người đăng ký nhận email tăng lên 50% bằng cách trả thêm chi phí quảng cáo trên Facebook cho những bài đăng được nhận được nhiều tương tác và đọc nhiều nhất.
- Tính cụ thể: Tăng số lượng người đăng ký nhận mail thông qua việc tăng ngân sách chạy quảng cáo Facebook cùng các bài đăng được nhiều người đọc và tương tác nhất.
- Tính đo lường được: Mục tiêu tăng 50% số lượng người đăng ký email.
- Tính khả thi: 2 tháng trước, doanh nghiệp đã áp dụng chiến lược tiếp thị qua email. Các công cụ đo lường phân tích dữ liệu đã cho thấy rằng tỷ lệ người dùng đăng ký nhận mail đã tăng 35% so với thời gian trước.
- Tính thích hợp: Bằng cách tăng số lượng người đăng ký nhận email, lưu lượng truy cập website đã tăng trưởng nhanh, độ nhận diện thương hiệu được nâng cao và thu hút về nhiều khách hàng tiềm năng. Giới hạn về thời gian: Trong vòng 3 tháng.
>>>> TÌM HIỂU VỀ: Học thuyết công bằng (Equity theory) của Stacy Adams
5. So sánh mô hình OKR và SMART
Giữa mô hình OKR và SMART có những điểm tương đồng khiến nhiều người nhầm lẫn. Dưới đây là một số điểm giống và khác nhau giữa hai mô hình này để bạn có thể phân biệt.
5.1 Giống nhau
Cả mô hình OKR và SMART đều mang đặc điểm của MBO là hướng tới đích đạt được thành công của tổ chức. Về tổng thể, mô hình OKR cũng hội tụ đủ những tiêu chí về việc đặt mục tiêu như SMART.
- Tính cụ thể: Mục tiêu phải xác định trong phạm vi rõ ràng và có tính định hướng. Các kết quả then chốt sẽ đi sâu vào ý nghĩa của việc đạt được mục tiêu
- Tính đo lường: Các kết quả then chốt bao gồm các chỉ số để đánh giá tiến độ đạt mục tiêu.
- Tính khả thi: OKR khả thi dựa trên thời gian và nguồn lực mà doanh nghiệp có. Tuy nhiên, khi đặt ra định mức cho kết quả then chốt, bạn cần thể hiện sự tham vọng. Việc hoàn thành 70% định mức đã có thể coi là thành công.
- Sự liên quan: Tất cả các mô hình OKR đều được sắp xếp theo mức độ cao dần nhằm đảm bảo tiến độ phát triển của cả doanh nghiệp.
- Thời hạn: Cũng giống như SMART, bạn cũng cần thiết lập thời hạn bắt đầu và kết thúc cho mỗi OKR. Thời hạn OKR của cả công ty thường dài đến 1 năm. Thời hạn OKR của các bộ phận, phòng ban là khoảng 1 quý.
>>> XEM NGAY: CMO là gì? Những yêu cầu quan trọng đối với một CMO
5.2 Khác nhau
Điểm khác biệt lớn của OKR so với SMART là các mục tiêu được tạo ra theo từng tầng và khung thời gian. Thời hạn của OKR gốc đứng đầu phân cấp các OKR khác có thể kéo dài 5, 10 năm hoặc thậm chí lâu hơn. Các mục tiêu OKR sẽ phát triển cùng tầm nhìn và sứ mệnh của công ty
Lợi thế của SMART là dễ nhớ, dễ sử dụng và phù hợp cho thiết lập mục tiêu cá nhân. Tuy nhiên, SMART chỉ đơn giản là quy trình đặt ra các mục tiêu riêng lẻ. Còn các mục tiêu OKR sẽ được nâng cấp lên cùng với bối cảnh và cấp độ của toàn công ty.
>>> ĐỌC NGAY: Hướng dẫn 5 cách lắng nghe tích cực và lợi ích trong công việc
5.3 Lựa chọn công cụ tích hợp sức mạnh của OKRs và SMART
Phần mềm OKRs kết hợp với tính SMART của Fastdo là công cụ giúp bạn tạo lập mục tiêu OKRs, kế hoạch triển khai. Bên cạnh đó, phần mềm này còn hỗ trợ bạn check-in, phản hồi ghi nhận và báo cáo kết quả của các mục tiêu OKRs. Đặc biệt, các doanh nghiệp đa lĩnh vực, nhiều công ty con cũng có thể dễ dàng công bố mục tiêu đến từng bộ phận thông qua fOKRs.
Bạn quan tâm đến Bộ quản trị OKRs (fOKRs) của Fastdo. Đăng ký ngay để trải nghiệm 7 ngày miễn phí bản demo với các tính năng riêng biệt từ phần mềm fOKRs.
Nhận ngay bản Demo phần mềm fOKRs
>>>> KHÁM PHÁ NGAY:
- MBO là gì? MBP là gì? So sánh 2 phương pháp MBO và MBP
- BSC là gì? Cách ứng dụng Balanced scorecard hiệu quả
- Talent Acquisition là gì? Cách áp dụng phương pháp vào doanh nghiệp
- Mô hình SWOT là gì? Ứng dụng SWOT hiệu quả trong công ty
- Business Model Canvas là gì? Cách sử dụng mô hình Canvas
Trên đây là những thông tin về mô hình SMART mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thể tạo lập mục tiêu và ứng dụng SMART trong marketing một cách hiệu quả. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu sử dụng phần mềm fOKRs thì hãy liên hệ ngay cho Fastdo qua website fastdo.vn nhé!
Đơn vị phát triển phần mềm FASTDO
- Địa chỉ:
- Văn phòng trụ sở Hà Nội: Tầng 6, số 11 Vương Thừa Vũ, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội.
- Văn phòng chi nhánh Đà Nẵng: Tầng 2, toà QB, 23 Trường Thi 1, Quận Hải Châu, Đà Nẵng.
- Điện thoại: 0905 852 933
- Email: support@fastdo.vn
- Website: https://fastdo.vn/