Đường là gì? Đường ăn là hợp chất gluxit ngọt giàu năng lượng nhóm cacbohydrat. Wikipedia. Thành phần tác dụng của đường ăn và cách dùng đường ăn chế biến chữa bệnh làm đẹp. Sử dụng đường tránh tác dụng phụ tác hại của đường ăn. Giá đường bao nhiêu tiền 1kg? Các loại đường mía sucrose, saccharose, glucose, saccharin, cyclamate…nào tốt nhất
Đường ăn là gì?
Đường ăn là một loại gia vị có vị ngọt đặc trưng, chuyển hóa thành năng lượng trong cơ thể người. Nó là hợp chất thuộc nhóm các phân tử carbohydrat hay còn gọi là gluxit. Nguyên liệu chính để sản xuất chủ yếu từ mía, củ cải đường, cây thốt nốt. Nó cũng là dưỡng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng giúp chuyển hóa, bổ sung cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Lịch sử hình thành
Đường ăn xuất phát từ Phương Đông
Người Ấn Độ phát hiện ra cách tạo tinh thể đường ăn từ mía vào khoảng năm 350. Năm 398, Ấn Độ và Trung Quốc đã biết chế biến mía thành tinh thể với công nghệ đơn giản. Phương pháp chế biến đầu tiên là dùng sức trâu, bò để ép mía sau đó lắng bằng vôi, dùng chảo để cô đặc, cuối cùng là để kết tinh tự nhiên. Từ phát hiện này, Ấn Độ và Trung Quốc đã sản xuất ra một lượng lớn, xuất khẩu nhiều nơi. Sau đó, kỹ thuật sản xuất phát triển sang các nước khác.
Đường Phương Tây
Thập niên 1390 chứng kiến sự phát triển vượt bậc về sản lượng nước mía thu được. Điều này cho phép phát triển nền kinh tế về loại gia vị này đến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.
Sau năm 1625, người Hà Lan mang mía từ Nam Phi đến các đảo ở vùng vịnh Caribe. Nơi này trở thành nguồn cung cấp đường lớn nhất thế giới. Giá thành của rẻ hơn rất nhiều so với nhập khẩu từ phương Đông. Những năm 1625 đến năm 1750 gia vị này trở nên đáng giá như vàng. Trong suốt thế kỷ XVIII, gia vị này trở nên cực kỳ phổ biến và thị trường đã trải qua nhiều cuộc bùng nổ kinh tế. Châu Âu đã thiết lập các xưởng sản xuất trên các đảo lớn hơn ở Caribe khiến giá giảm. Cuối thế kỷ XVIII, mọi thành phần trong xã hội đều mua được mặt hàng này.
Cũng bắt đầu từ cuối thế kỷ XVIII, việc sản xuất đã được cơ giới hóa. Châu Âu bắt đầu thử nghiệm sản xuất gia vị này từ các cây khác. Nhà hóa học Andreas Marggraf (Đức) đã tìm thấy sucrose trong rễ củ cải đường. Sau đó, học trò của ông là Franz Achard đã xây dựng nhà máy sản xuất sucrose từ củ cải đường ở Ba Lan. Cũng từ đây, sản xuất đường từ loại củ cải này cũng đã trở nên phổ biến ở châu Âu.
Đường ăn và cách phân loại
Dựa trên cơ sở vật lý và hóa học của nó, người ta có thể chia phân loại với các tên gọi khác nhau.
Phân loại đường theo màu sắc
Đường nâu
Đây là một sản phẩm sucrose (saccharose) làm từ mía, có chứa lượng mật mía nhất định.
Phân loại – Tự nhiên: Sẽ giữ lại một phần mật ở giai đoạn cuối của công đoạn luyện. – Thương mại: Được sản xuất bằng cách cho thêm mật mía vào đường cát trắng.
Đường vàng
Đường ăn vàng hay còn gọi là đường thô. Đây là loại không tinh chế hoàn toàn có màu vàng đặc trưng, vị ngọt đậm đà hơn các loại khác.
Đường trắng
Cũng được làm từ nước ép của mía. Nước mía đem cô lại bằng nhiệt, loại bỏ tạp chất, tẩy màu, rồi đem kết tinh. Loại này có màu đặc trưng là màu trắng. Đây cũng là loại được sử dụng phổ biến hiện nay. Ngoài ra, nó cũng được làm từ củ cải đường.
Theo thành phần
Đường nhân tạo
Chất thay thế để tạo vị ngọt thường là hóa chất tổng hợp. Hóa chất tổng hợp thay thế chất ngọt từ mía vì có độ ngọt gấp trăm lần. Các loại: – Saccharin Saccharin là một acid hòa tan trong nước kém. Loại này chủ yếu được sử dụng trong công nghiệp thực phẩm và thường sử dụng ở dạng muối của Natri Saccharine, dễ hòa tan trong nước. – Cyclamate Đây là một loại bột tinh thể trắng không mùi, hầu như không hòa tan trong rượu, ete nhưng hòa tan rất tốt trong nước. Độ ngọt của Cyclamate lớn hơn 30 – 40 lần độ ngọt của saccharose. Cyclamate được áp dụng trong quá trình chế biến thực phẩm. Ngoài ra còn có một số loại đường ăn nhân tạo khác như Aspartame, Acesulfame kali.
Đường tự nhiên
Chủ yếu được sản xuất từ những nguyên liệu trong tự nhiên như mía, của cải đường… – Đường sucrose (saccharose): Sucrose chủ yếu được làm từ mía. – Đường glucose: Glucose được sản xuất bằng quá trình thủy phân tinh bột bằng acid hoặc enzyme. Người ta có thể dùng tinh bột bắp, tinh bột khoai tây và tinh bột khoai tây để sản xuất glucose. – Đường cỏ ngọt stevia: Được chiết xuất từ loại thảo mộc có nguồn gốc từ Châu Mỹ Latinh, độ ngọt gấp 30 lần so vớ mía. – Đường cọ hoặc dừa Một trong những loại được để làm bánh. Nó được chiết xuất từ mật hoa của cây dừa. Loại này cung cấp khoáng chất và vitamin khá phong phú.
Đường ăn và những công dụng hữu ích
Đường trong đời sống hàng ngày
Loại chất ngọt này được biết tới với nhiều công dụng khác nhau. Đặc biệt được sử dụng phổ biến trong chế biến ẩm thực.
Đường ăn dùng làm gia vị
Hầu hết các món ăn đều sử dụng gia vị này thông qua khâu ướp thực phẩm. Với món chiên, rán, loại gia vị này khiến món ăn hoàn mỹ khi được nấu ở nhiệt độ 170 – 200 độ C. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên để lửa quá lớn sẽ khiến món ăn đổi sắc, thay vị.
Đường giúp bảo quản bánh mì
Sau khi ăn, bánh mì còn thừa thường được bỏ vào tủ lạnh. Tuy nhiên, cách làm này sẽ khiến bánh mì bị đổi vị. Dùng một chiếc túi nilon nhỏ hoặc giấy dầu hay túi hút chân không và cho cả chất ngọt này lẫn bánh mì vào. Khi ấy, bánh mì vẫn giữ nguyên vị mà không bị nấm mốc hay vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, bánh mì cần được đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Đường giúp giữ hoa tươi lâu
Một bình hoa nhỏ đặt trên bàn làm việc chắc chắn sẽ góp phần tăng thêm năng lượng tích cực cho cuộc sống. Tuy nhiên, làm thế nào để giữa hoa tươi lâu?
Cách đơn giản nhất là kết hợp với giấm cùng nước ấm để giữ độ tươi cho hoa. Sử dụng công thức: 2-3 thìa + 2 thìa canh giấm + ½ ly nước ấm rồi đổ vào lọ hoa. Nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho hoa còn giấm sẽ ngăn ngừa sự sinh sôi của vi khuẩn.
Ngoài ra, cũng có thể kết hợp với rượu vodka hay aspirin…. Những loại này cũng tương tự như giấm đều ngăn ngừa sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn.
Đường diệt côn trùng
Thực tế, nước đường cũng có thể sử dụng để bắt các loại côn trùng như ruồi, muỗi, kiến, gián… Chỉ cần cho 3-5 ml nước đường vào chai không. Đặt chai đó ở nơi côn trùng hay “tụ tập’”. Chúng sẽ nhanh chóng “sa bẫy” vì ngửi thấy vị ngọt. Với cách này, bạn có thể xua đuổi lũ côn trùng đáng ghét ra khỏi nhà mà chẳng phải chịu đựng mùi của thuốc xịt muỗi.
Đường ăn trong lĩnh vực làm đẹp
Nguyên liệu trong nhiều phương pháp làm đẹp mà không phải ai cũng biết.
Đường dưỡng môi
Trên thực tế có nhiều phương pháp dưỡng môi bằng gia vị ngọt này. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản, hiệu quả nhất là kết hợp với mật ong.
Với phương pháp này, người dùng chỉ cần cho đường, mật ong cùng dầu ôliu vào và trộn đều. Sau đó, thoa hỗn hợp này lên môi trong vòng 5 phút để dưỡng chất thẩm thấu. Cuối cùng, dùng tay xoa nhẹ lên môi để lấy đi tế bào chết và rửa sạch. Bạn nên thực hiện phương pháp này tuần/lần để giữ đôi môi luôn hồng hào và đẹp mắt.
Đường tẩy tế bào chết
Dùng đường tẩy tế bào chết là phương pháp phổ biến hiện nay nhờ ưu điểm đơn giản và tiết kiệm. Phương pháp được nhiều người sử dụng là kết hợp với cà chua.
– Chức năng: Trong cà chua có chứa vitamin A, E, C cùng chất chống oxi hóa. Vì thế, loại thực phẩm này thường được dùng để tẩy tế bào chết, cung cấp dưỡng chất cho da và trị mụn.
– Cách làm:
• Chuẩn bị: ¼ chén đường, 1 quả cà chua, 2 thìa sữa chua
• Thực hiện: Rửa sạch cà chua, mang xay nhuyễn, sau đó khuấy đều với đường và sữa chua. Sử dụng hỗn hợp này thoa lên da, để trong 10 phút. Để mang tới hiệu quả cao, phương pháp này cần được dùng liên tục 1-2 lần/tuần.
Ngoài ra, bạn có thể tẩy tế bào chết nhờ kết hợp với baking soda hay chanh, mật ong, chuối….
Đường trong chữa bệnh
Đường giúp làm dịu bỏng lưỡi
Với vị ngọt cùng chức năng làm mát, đường có khả năng xoa dịu sự bỏng rát ngay tức thì. Hãy dùng một ít đường rắc lên vết bỏng hoặc ngậm một viên đường trong miệng, cảm giác khó chịu sẽ tan biến.
Chất tạo ngọt khiến vết bỏng nhanh chóng xẹp xuống và lành lại. Ngoài ra, nó cũng có thể chữa lành vết thương hay giảm đau khi tiêm phòng cho bé nhờ vị ngọt của loại gia vị này.
Đường chữa ho
Trong dân gian, đường phèn là vị thuốc không thể thiếu để chữa ho nhất là khi kết hợp với quất.
+ Bài thuốc chữa ho với đường phèn và quất đơn giản dễ áp dụng
• Chuẩn bị: 3-4 muỗng cùng 5-7 quả quất.
• Cách làm: Rửa sạch quất, cắt đôi, bỏ hạt sau đó trộn đường và quất. Bạn có thể mang hỗn hợp này chưng cách thủy hoặc hấp cơm khoảng 30 phút. Sau đó, mang ra uống 3 lần/ngày để đạt hiệu quả cao nhất.
• Lưu ý: Nên chọn những quả quất tươi, chín vừa phải và mọng nước. Với đường phèn nên mua dạng bột hoặc nguyên cục đều được tại các siêu thị.
Tác hại của việc lạm dụng đường
Đường ăn và mối liên quan với bệnh tiểu đường
Theo nghiên cứu cho thấy khi ăn nhiều đồ ngọt, đường sẽ hấp thu vào máu rất nhanh. Quá trình dung nạp đường có trong chất tạo ngọt khiến tế bào tuyến tụy giảm tiết insulin. Nhờ đó, glucose trong máu được duy trì ở mức cho phép.
Nghiên cứu của trường Y tế công Harvard, Hoa Kỳ cho thấy những người dùng 330 – 660ml đồ uống có chất ngọt/ ngày dễ mắc bệnh tiểu đường. Tỷ lệ này gấp 26% so với những người chỉ uống 1 lon nước ngọt/ tháng.
Đường với nguy cơ ung thư, bệnh tim mạch
Loại gia vị này là tác nhân gây bệnh ung thư nếu không tiêu thụ hết lượng calo nạp vào cơ thể. Trong nghiên cứu của chuyên gia Viện Karolinska, Thụy Điển cho thấy có tới 90% số người bị ung thư là do dùng nhiều chất ngọt.
Những người thêm chất ngọt vào chế độ ăn có nguy cơ mắc bệnh hơn người thường. Nguyên nhân là do khi kết hợp với tinh bột, lượng đường huyết tăng. Từ đó, insulin được tiết ra nhiều hơn và chuyển hóa thành nhiên liệu “đốt cháy”.
Tuy nhiên, quá trình chuyển hóa này lại khiến chất ngọt này thành 2 loại là glucose và fructose. Điều đáng nói ở đây là fructose rất có hại với sức khỏe do sau chuyển hóa nó sẽ thành chất béo khiến tế bào ở gan kháng insulin. Việc này khiến quá trình trao đổi chất bị rối loạn và gây bệnh huyết áp cao, tăng mỡ máu.
Một nghiên cứu tại Viện tim mạch bệnh viện St Luke, Houston, Mỹ cho thấy fructose là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp và tim mạch cao hơn cả muối.
Đường ăn gây béo phì
Cơ thể hấp thụ chất ngọt sau đó gan chuyển hóa nó thành chất béo. Nếu không được tiêu thụ hết sẽ tích tụ ở phần bụng. Đây là một trong những nguyên nhân gây béo bụng.
Khi sử dụng nhiều, cơ thể sẽ cân đối để đảm bảo nồng độ trong máu. Lượng dư thừa sẽ nhanh chóng được chuyển thành năng lượng dự trữ là glycogen và triglyceride. Tuy nhiên, khả năng dự trữ của glycogen chỉ có hạn ở mức 200-250g, có nghĩa dư thừa còn lại sẽ “cất giữ” ở các tế bào mỡ , tích lũy dưới da và xung quanh nội tạng – nguyên nhân gây béo phì, thừa cân.
Theo kết quả trình bày của Tiến sĩ Y khoa Kristinal Rother thuộc Viện Sức khỏe Quốc gia, Bethesda, Maryland, Hoa Kỳ thì tỷ lệ sử dụng chất tạo ngọt tăng cao từ 3,3% – 32% tương ứng với số người bị bệnh béo phì.
Đối với các loại đường ăn kiêng có mức năng lượng bằng 0, nguy cơ gây béo phì không hề giảm bởi chúng thường có trong các loại bánh kẹo, thức ăn nhanh, nước ngọt khiến người dùng lơ là cảnh giác, sử dụng thoải mái dẫn đến mất kiểm soát năng lượng nạp vào.
Đường làm xấu da
Theo kết quả nghiên cứu trên tạp chí Age Journal (Mỹ), lượng đường huyết cao có ảnh hưởng lớn đến làn da. Cứ 1 millimole đường trong 1 lít máu tăng lên sẽ khiến da bạn bị lão hóa nhanh hơn.
Đường gây nổi mụn
Lượng chất ngọt cao khiến insulin phải hoạt động liên tục, từ đó kích thích nội tiết tạo dầu trên da. Da nhiều dầu khiến cho các lỗ chân lông bị bịt kín và gây mụn.
Đường có thể gây sâu răng
Các vi sinh vật sẽ hấp thụ và tiêu hóa chất ngọt từ thực phẩm mà chúng ta ăn mỗi ngày. Chúng biến thành axit hữu cơ, từ đó làm mất khoáng men răng. Đây là lời giải cho câu hỏi tại sao ăn nhiều đồ ngọt lại bị sâu răng
Đường ảnh hưởng đến não và gây nghiện
Lượng chất ngọt trong máu tăng gây kích thích các hormone khiến cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi. Từ nghiên cứu trên chuột bạch, các nhà khoa học chỉ ra rằng sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn đến não bộ như:
– Suy giảm trí nhớ
– Đau đầu, khó chịu, không tập trung
– Não bộ bị lão hóa nhanh
Theo ông Paul van der Velpen thuộc Cơ quan y tế Amsterdam, Hà Lan thì đường là chất gây nghiện. Vì thế, nhiều người dù có nguy cơ mắc bệnh nhưng vẫn không thể kiêng được.
Sử dụng đường hợp lý
Gia vị này cung cấp năng lượng cần thiết để cơ thể luôn khỏe mạnh suốt ngày dài. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chừng mực để không bị phản tác dụng.
Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA), lượng đường ăn tiêu chuẩn nên dùng mỗi ngày như sau:
– Nam giới: 37,5g tương đương với 9 muỗng/ ngày.
– Nữ giới: 25g tương đương 6 thìa mỗi ngày.
Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, người trưởng thành không nên dùng quá 6 thìa/ngày. Lượng chất ngọt này chỉ tính trong thực phẩm chứa chất tạo ngọt nhân tạo như soda, nước ngọt… Với đường tự nhiên chứa trong thực phẩm như rau, củ quả thì bạn có thể sử dụng bình thường.
Chia sẻ với Thanh Niên, bác sĩ Nguyễn Thị Hoa cho biết, để tránh bị bệnh mọi người cần tuân thủ theo tháp dinh dưỡng. Theo đó, mỗi người chỉ nên ăn khoảng 500g /tháng nhưng không ăn liên tiếp mỗi ngày.
Xem thêm: Tham khảo về gia vị thực phẩm này tại Wikipedia
Tuy nhiên, đây chỉ là khuyến cáo chung và là mức trung bình để phòng ngừa bệnh tật chứ không phải liều lượng bắt buộc. Nguyên nhân là do mỗi người có khả năng dung nạp vào cơ thể khác nhau.
Cũng theo vị bác sĩ này thì loại gia vị này chỉ cung cấp năng lượng rỗng. Vì thế, nếu bị dư thừa thì chúng sẽ trở thành tác nhân gây béo phì, bệnh tim mạch, huyết áp…